Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 6: Khái quát về pháp luật hình sự (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 6: Khái quát về pháp luật hình sự (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

BÀI 6: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam.
  • Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp.
  • Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật hình sự.
  • Tích cực, chủ động vận động người khác chấp hành các quy định của pháp luật hình sự.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
  • Năng lực điều chỉnh hành vi:
  • Nhận thức chuẩn mực hành vi: nêu được khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp.
  • Điều chỉnh hành vi: Tích cực, chủ động vận động người khác chấp hành các quy định của pháp luật hình sự.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật hình sự.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10; SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học); Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2007.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có), giấy A0.
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
  • Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm kiếm, khám phá kiến thức mới. Tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức đối với HS, trả lời câu hỏi được đề cập trong phần mở đầu.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật hình sự.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mà GV đặt ra và kết nối được với nội dung của bài học.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, cho HS quan sát các hình ảnh (SGK tr.40 – 41) và trả lời câu hỏi: Cho biết hành vi nào là vi phạm pháp luật hình sự.

       

- GV giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm là 3 – 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi liên quan.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các ngành luật của Việt Nam, Luật Hình sự có vị trí rất quan trọng. Đây là công cụ giúp Nhà nước giữ gìn ổn định trật tự xã hội. Với vị trí quan trọng như vậy, việc tìm hiểu những kiến thức về luật hình sự như nguyên tắc, tội phạm, hình phạt,... là rất cần thiết. Qua đó, giúp chúng ta có tính thần đấu tranh với tội phạm, không thực hiện những hành vi nguy hiểm gây thiệt hại cho người khác. Đây cũng là trách nhiệm của một công dân trong đời sống xã hội hiện đại. Để tìm hiểu rõ hơn về Luật hình sự, chúng ta hãy bắt đầu bài học hôm nay -  Bài 6: Khái quát về pháp luật hình sự.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
  2. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm pháp luật hình sự

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm pháp luật hình sự.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin trong mục a trong CĐHT tr.41
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp mục a trong CĐHT để trả lời câu hỏi:

+ Em có đồng tình với câu trả lời của A? Vì sao?

+ Theo em, pháp luật hình sự quy định về vấn đề gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc trường hợp trong mục a, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi quá trình HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, dẫn dắt HS chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Khái niệm pháp luật hình sự và các thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự

a. Khái niệm pháp luật hình sự

* Trả lời câu hỏi:

- Em đồng tình với câu trả lời của A vì pháp luật hình sự là hệ thống quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm và quy định trách nhiệm đối với chủ thể thực hiện tội phạm.

- Pháp luật hình sự quy định về những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định các hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội.

Hoạt động 2. Tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS nêu được dấu hiệu của tội phạm và phân loại được tội phạm;

- Nhận biết được năng lực trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự;

- Nhận biết được hình phạt;

  1. Nội dung: HS đọc nội dung mục b (SGK tr.41 – 43) và thực hiện các yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

●        Nhiệm vụ 1: Tội phạm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 5 HS, yêu cầu các nhóm đọc đoạn thông tin và nghiên cứu tình huống mục b phần tội phạm trong CĐHT tr.41 – 42, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Theo em, người bị coi là tội phạm hình sự cần có những dấu hiệu vi phạm pháp luật như thế nào?

+ Tội phạm được chia thành mấy loại?

- GV giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm là 3 – 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và nghiên cứu tình huống SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhân xét các ý kiến và kết luận.

●        Nhiệm vụ 2: Năng lực trách nhiệm hình sự

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc đoạn thông tin và nghiên cứu tình huống mục b phần năng lực trách nhiệm hình sự trong CĐHT tr.42 – 43, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ M và K có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?

+ Theo em, dựa vào tiêu chí/đặc điểm nào để xác định năng lực trách nhiệm hình sự?

- GV giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm là 3 – 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài nhóm trình bày nội dung thảo luận.

- GV yêu cầu các các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhân xét chung, kết luận và dẫn dắt HS chuyến sang hoạt động tiếp theo.

●        Nhiệm vụ 3: Trách nhiệm hình sự

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc đoạn thông tin và nghiên cứu tình huống mục b phần trách nhiệm hình sự trong CĐHT tr.43, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Cho biết vì sao Q bị truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân.

+ Em hãy nêu một số ví dụ về trách nhiệm hình sự của cá nhân.

- GV giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm là 3 – 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài nhóm trình bày nội dung thảo luận.

- GV yêu cầu các các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhân xét chung, kết luận và dẫn dắt HS chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

●        Nhiệm vụ 4: Hình phạt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp của anh Q, sau đó thảo luận và trả lời các câu hỏi trong mục b phần hình phạt CĐHT tr.43:

+ Tòa án nhân dân Huyện N xác định tội danh của anh Q nhằm mục đích gì?

+ Theo em, hình phạt 2 năm tù đối với anh Q có phải là sự trừng phạt của pháp luật không? Vì sao?

- GV giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm là 3 – 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày ý kiến.

- GV yêu cầu các các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhân xét, đánh giá, kết luận và dẫn dắt HS chuyển sang hoạt động tiếp theo.

b. Các thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự

* Trả lời câu  hỏi:

●        Tội phạm

- Người bị coi là tội phạm hình sự cần có những dấu hiệu vi phạm pháp luật sau:

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội

+ Xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ

+ Phải bị xử lí hình sự

+ Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

- Tội phạm được chia thành 4 loại:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng;

+ Tội phạm nghiêm trọng;

+ Tôi phạm rất nghiêm trọng;

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

●        Năng lực trách nhiệm hình sự

- M không phải chịu trách nhiệm hình sự vì M mắc bệnh tâm thần, không có năng lực trách nhiệm hình sự.

- K phải chịu trách nhiệm hình sự vì K đã 20 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, hành vi của K là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác khiến họ bị 31% thương tật.

- Để xác định năng lực trách nhiệm hình sự cần dựa vào độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người thực hiện hành vi.

●        Trách nhiệm hình sự

- Q bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì:

+ Q đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật: tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Q đã đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

Một số ví dụ về trách nhiệm hình sự của cá nhân:

+ N.V.T 30 tuổi là hàng xóm với anh L.V.A. Thấy buổi trưa A đỗ xe máy trong cổng và vắng bóng người, B đã tiến hành trộm chiếc xe máy này mang đi bán được số tiền 30 triệu đồng và mua điện thoại, tivi mới. Vì vậy T phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý hình sự và có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo quyết định của Tòa án.

+ Anh N.N.H (20 tuổi) do có hiềm khích với L.Đ.T từ trước nên vào 20 giờ tối ngày 15/3/2021 khi bắt gặp T một mình uống rượu say về nhà, H lợi dụng tình hình trời tối vắng bóng người qua lại và T lúc này đang không tỉnh táo, dùng gậy bóng chày hành hung và đập rất nhiều phát lên người T, khiến T bị gãy xương đùi phải, bầm tím tụ máu rất nhiều nơi trên cơ thể, theo báo cáo tại bệnh viện nơi T điều trị thì tổn thương cơ thể là 50%. Hành vi của H là cố ý và H đã 20 tuổi, hoàn toàn đủ năng lực trách nhiệm hình sự để chịu trách nhiệm pháp lý. H có thể phải chịu hình phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.

●        Hình phạt

- Tòa án nhân dân Huyện N xác định tội danh của anh Q nhằm mục đích: Trừng trị người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Đồng thời, còn răn đe con người không được phạm tội, góp phần giáo dục công dân tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

- Hình phạt 2 năm tù đối với anh Q là sự trừng phạt của pháp luật vì trong hai năm này anh Q buộc phải tách biệt với cộng đồng và phải cải tạo dưới sự quản lý của người cai quản. Anh Q bị mất tự do và phải hoạt động trong khuôn khổ.

  1. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Hoạt động 3. Tìm hiểu về bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục 2 (CĐHT tr.43 – 46) và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay