Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 4: Khái quát chung về mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 4: Khái quát chung về mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

BÀI 4: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

(7 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được thế nào là doanh nghiệp nhỏ; những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ; các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
  • Nhận biết được mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp nhỏ cụ thể.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
  • Năng lực đặc thù: Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội:
  • Nêu được thế nào là doanh nghiệp nhỏ; những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ; các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
  • Nhận biết được mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh daonh trong một doanh nghiệp nhỏ cụ thể.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Nghiên cứu các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ, chuẩn bị cho tương lai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,…liên quan mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 1010.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Khái quát chung về mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS; quan sát những hình ảnh và huy động vốn hiểu biết của bản thân để liệt kê các hoạt động sản xuất kinh doanh được mô tả trong các tranh cũng như một số lĩnh vực kinh doanh mà em biết.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát tranh và liệt kê các hoạt động sản xuất kinh doanh được mô tả trong các tranh cũng như một số lĩnh vực kinh doanh mà em biết.
  4. Sản phẩm: HS liệt kê các hoạt động sản xuất kinh doanh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, cho HS quan sát các tranh SGK tr.25 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát các tranh sau và thực hiện yêu cầu:

+ Liệt kê các hoạt động sản xuất kinh doanh được mô tả trong tranh.

+ Kể thêm một số lĩnh vực kinh doanh mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi liên quan.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Doanh nghiệp nhỏ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong các loại hình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ có sức lan tỏa trực tiếp và nhanh chóng đến mọi lĩnh vưc của đời sống kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp nhỏ sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều loại hàng hóa khác nhau, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường. Để có thể làm chủ một doanh nghiệp nhỏ ở tương lai, em cần biết đặt mục tiêu cụ thể, tìm hiểu những kiến thức cần thiết và một quyết tâm vững vàng. Nội dung cụ thể như thế nào thì chúng ta cùng vào Bài 4 – Khái quát chung mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
  2. DOANH NGHIỆP NHỎ

Hoạt động 1. Tìm hiểu về doanh nghiệp nhỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các căn cứ để xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ, khái niệm về doanh nghiệp nhỏ.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin trong mục 1 SGK tr.26 để trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm: HS nêu đượcc các căn cứ để xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ, khái niệm về doanh nghiệp nhỏ.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện:

+ Đọc các thông tin, trường hợp ở mục 1. Doanh nghiệp nhỏ SGK tr.26.

+ Trả lời các câu hỏi SGK tr.26 và ghi kết quả vào bảng nhóm (hoặc giất A3).

●        Công ti A có phải là doanh nghiệp nhỏ không? Căn cứ nào để xác định Công ti A là doanh nghiệp nhỏ?

●        Theo em doanh nghiệp nhỏ là gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về Doanh nghiệp nhỏ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để trả lời câu hỏi thảo luận SGK tr.26 và rút ra kết về doanh nghiệp nhỏ.

- GV theo dõi quá trình HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trên bảng phụ hoặc giấy A3.

- GV mời đại diện 1 -2 HS trình bày khái niệm doanh nghiệp nhỏ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhân xét, kết luận về doanh nghiệp nhỏ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

1. Tìm hiểu về doanh nghiệp nhỏ

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Công ti A là doanh nghiệp nhỏ vì:

+ Công ti hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

+ Lao động chính thức là 40 người thỏa mãn yếu tố trên 10 người và dưới 100 người.

- Căn cứ xác định doanh nghiệp nhỏ:

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng.

●        Lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân lớn hơn 10 người và không quá 100 người

●        Tổng doanh thu lớn hơn 3 tỉ và không quá 50 tỉ

●        Hoặc tổng vốn 3 tỉ nhưng không quá 20 tỉ

+ Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

●        Lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân lớn hơn 10 người và không quá 50 người.

●        Tổng doanh thu lớn hơn 10 tỉ và không quá 100 tỉ

●        Hoặc tổng vốn lớn hơn 3 tỉ nhưng không quá 50 tỉ

- Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu, được xác định theo quy định của pháp luật, nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

* Doanh nghiệp nhỏ

- Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng:

+ Số lượng lao động/năm: 10 – 100 người

+ Tổng doanh thu/năm: 3 – 50 tỉ

+ Tổng vốn: 3 – 20 tỉ

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

+ Số lượng lao động/năm: 10 – 50 người

+ Tổng doanh thu/năm: 10 – 100 tỉ

+ Tổng vốn: 3 – 50 tỉ

- Được Nhà nước hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập, miễn giảm phí, thuế môn bài khi thành lập, cung cấp thông tin thị trường, đào tạo nhân lực.

  1. CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH THÍCH HỢP CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

Hoạt động 2. Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh thích hợp của doanh nghiệp nhỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân loại được các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.
  2. Nội dung: HS xem tranh và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: HS phân loại được các lĩnh vực kinh doanh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát tranh mục 3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ và trả lời câu hỏi: Các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thuộc lĩnh vực kinh doanh nào? (Gợi ý: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…)

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về: Em hãy phân loại các lĩnh vực kinh doanh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, HS quan sát tranh mục 3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ và trả lời câu hỏi.

- HS phân loại các lĩnh vực kinh doanh.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

- GV mời đại diện HS phân loại các lĩnh vực kinh doanh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhân xét, kết luận về các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh thích hợp của doanh nghiệp nhỏ

* Trả lời câu hỏi

+ Ảnh 1 là lĩnh vực nông nghiệp

+ Ảnh 2 là lĩnh vực thủy sản

+ Ảnh 3 là lĩnh vực thủ công mĩ nghệ

+ Ảnh 4 là lĩnh vực công nghiệp

+ Ảnh 5 là lĩnh vực lương thực, thực phẩm

+ Ảnh 6 là lĩnh vực thương mại điện tử

* Lĩnh vực kinh doanh thích hợp

- Tiêu chí cơ bản:

+ Về năng lực nội tại (yếu tố bên trong):

●        Vốn đầu tư nhỏ

●        Khả năng huy động vốn

●        Thời gian thu hồi vốn nhanh

●        Lợi nhuận cao, rủi ro thấp

●        Đội ngũ lao động có chuyên môn, am hiểu thị trường và năng lực quản lí.

+ Về môi trường kinh doanh (yếu tố bên ngoài):

●        Phù hợp nhu cầu của thị trường

●        Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi

●        Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển từ Trung ương, địa phương

- Một số lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ:

+ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: hoat động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

+ Lĩnh vực thương mại: hoạt động mua, bán hàng hóa.

+ Lĩnh vực dịch vụ: hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục,… của con người.

  1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

Hoạt động 3. Tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu lĩnh vực, các đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào bảng trường hợp 1, 2, 3, 4 ở SGK và cho biết lĩnh vực, đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
  3. Sản phẩm: HS nêu lĩnh vực, các đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay