Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 3:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Biển Đông có diện tích khoảng bao nhiêu km²?
A. 3,5 triệu km²
B. 2,5 triệu km²
C. 4,5 triệu km²
D. 5 triệu km²
Câu 2. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 quy định như thế nào về vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển?
A. Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở
B. Rộng 50 hải lý
C. Rộng 100 hải lý
D. Không giới hạn
Câu 3. Vì sao Minh Mạng thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”?
A. Để phát triển kinh tế nội địa
B. Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây và Thiên Chúa giáo
C. Để củng cố quan hệ với Trung Quốc
D. Vì không có nhu cầu giao thương
Câu 4. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc địa phận tỉnh/thành phố nào của Việt Nam?
A. Thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Nam
B. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Phú Yên
C. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa
D. Tỉnh Quảng Bình và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Câu 5. Ngày nào được chọn là "Ngày Biển và Hải đảo Việt Nam"?
A. Ngày 3/9
B. Ngày 1/5
C. Ngày 2/7
D. Ngày 8/6
Câu 6: Câu nào sau đây đúng về Bắc Thành và Gia Định Thành ở thời kì đầu nhà Nguyễn?
A. Bắc Thành và Gia Định Thành là đơn vị hành chính cao hơn trấn.
B. Bắc Thành tồn tại từ năm 1802 đến năm 1831, cai quản 11 trấn phía Bắc.
C. Gia Định Thành tồn tại từ năm 1808 đến năm 1832, cai quản 5 trấn phía Nam.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Ở trung ương, bước đầu tiên trong công cuộc tập trung quyền lực của vua Minh Mạng là:
A. Tổ chức lại hệ thống quan lại, đặc biệt là các quan đứng đầu mỗi bộ phận.
B. Cải tổ quân đội, mua và nghiên cứu các loại vũ khí hiện đại của phương Tây
C. Tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng đã mang lại kết quả gì?
A. Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ
B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước
C. Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách còn giá trị đến ngày nay là gì?
A. Chế độ hồi tỵ mở rộng
B. Cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh
C. Chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ
D. Phân chia quyền lực cấp dưới thành lục Bộ.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về bộ máy hành chính nhà nước trước khi vua Minh Mạng lên ngôi?
A. Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh.
B. Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện.
C. Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
D. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thống nhất mạnh mẽ với nhau nhưng lại không có sự phân quyền hợp lí.
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về Biển Đông?
A. Biển Đông trải rộng từ khoảng 30°N đến 56°B và khoảng 120oĐ đến 141oĐ
B. Biển Đông trải dài khoảng 3 000 km theo trục đông bắc – tây nam, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
C. Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới, có diện tích gấp khoảng 1,5 lần Địa Trung Hải và 8 lần Biển Đen; độ sâu trung bình khoảng 1 140 m, nơi sâu nhất khoảng hơn 5.000 m.
D. Biển Đông có nhiều cấu trúc địa lí như đảo san hô, bãi cạn, bãi ngầm,...
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về Biển Đông?
A. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương về quốc phòng – an ninh, giao thông vận tải và các hoạt động kinh tế khác.
B. Vùng biển này là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Anh, Pháp... đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
D. Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hoá quan trọng như các cảng: Singapore (Singapore), Kuantan (Malaysia), Manila (Philippines), Đà Nẵng (Việt Nam), Hồng Công (Trung Quốc)....
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về Biển Đông?
A. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
B. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
C. Các nước giáp Biển Đông có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines.
D. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông là vùng biển có sản lượng đánh bắt hải sản hàng đầu thế giới với khoảng 60 triệu tấn, chiếm 30% tổng khối lượng toàn thế giới, riêng sản lượng cá xếp thứ 2/19 thế giới.
Câu 14: Vì sao hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển?
A. Vì các quốc gia lớn trên thế giới đều thuê địa bàn để tập trận tại đây.
B. Vì nơi đây thường xuyên xảy ra tranh chấp, xung đột và cả chiến tranh.
C. Vì hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Đâu không phải một hình ảnh ở Biển Đông?
A.
B.
C.
D.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“ Trong thì Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu, ngoài thì võ có Ngũ quân Đô thống phủ, văn có đường quan Lục bộ: tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau. Phàm những việc Lục bộ làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lệ thì Cơ mật viện hạch ra, khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”.
(Lời dụ của Minh Mạng, trích trong: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.435)
a) Lời dụ của vua Minh Mạng phản ánh tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến ở cấp trung ương và địa phương.
b) Nội các, Cơ mật viện, Lục bộ là những cơ quan chủ chốt trực tiếp giúp việc cho vua và chịu trách nhiệm trước nhà vua.
c) Vua Minh Mạng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan chủ chốt trong triều.
d) Ngũ quân Đô thống phủ là cơ quan chuyên môn giúp đỡ Lục bộ về tổ chức quân đội, võ bị ở các địa phương.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Biển Đông là nơi cư trú của 12 nghìn loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú… Trong khu vực này, tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn.
Khu vực thềm lục địa của biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru-nây, Nam Côn sơn, Hoàng Sa,…”
(Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71- 72)
a) Đoạn trích cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở Biển Đông.
b) Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú đa dạng, nhưng chỉ có động vật mà không có thực vật.
c) Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt quan trọng ở Biển Đông.
d) Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................