Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 2:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Những tư liệu lịch sử nào sau đây là bằng chứng quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Đại Nam thực lục, Phủ biên tạp lục, bản đồ cổ của Việt Nam và nước ngoài
B. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Truyện Kiều
C. Các sắc lệnh của Pháp trong thời kỳ thuộc địa
D. Chỉ các bản đồ do phương Tây vẽ

Câu 2. Trong chính sách đối ngoại, Minh Mạng đã làm gì để bảo vệ chủ quyền đất nước?
A. Củng cố biên giới, tăng cường lực lượng quân sự
B. Giao thương rộng rãi với phương Tây
C. Liên minh với nhà Thanh
D. Nhượng bộ trước áp lực của Pháp

Câu 3. Việt Nam đã làm gì để khẳng định chủ quyền biển đảo?
A. Xây dựng lực lượng bảo vệ biển đảo, thực thi luật pháp quốc tế
B. Nhượng bộ các nước khác
C. Rút lui khỏi các khu vực tranh chấp
D. Không có biện pháp bảo vệ

Câu 4. Biển Đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?
A. 6 quốc gia
B. 7 quốc gia
C. 9 quốc gia
D. 10 quốc gia

Câu 5. Minh Mạng có chính sách nào trong giáo dục?
A. Xóa bỏ thi cử
B. Mở rộng hệ thống khoa cử, khuyến khích học tập
C. Chỉ trọng dụng con cháu hoàng tộc
D. Hạn chế giáo dục phổ thông

Câu 6: Năm 1829, vua Minh Mạng cho lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng với chức năng như một cơ quan hành chính trung ương, có nhiệm vụ:

A. Chuyển và tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương và ngược lại

B. Khởi thảo các chế cáo, lưu giữ công văn.

C. Nắm quyền chỉ đạo các quan văn, thay thế vua xử lí một số công việc.

D. Cả A và B.

Câu 7: Vua Minh Mạng trị vì đất nước trong thời gian nào?

A. 1802 – 1820

B. 1820 – 1841

C. 1810 – 1845

D. 1825 – 1856

Câu 8: Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Minh Mạng đã:

A. Thi hành các biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước

B. Áp dụng mô hình chính quyền của phương Tây với chế độ quân chủ lập hiến.

C. Nâng cao tối đa sức mạnh quân đội, và dùng quân đội để thi hành chính sách cưỡng bức, ép buộc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Vua Minh Mạng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của:

A. Đô sát viện và lục Tự

B. Đô sát viện và lục Khoa

C. Quốc tử giám, Hàn lâm viện

D. Hàn lâm viện và lục Tự

Câu 10: Đâu không phải cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?

A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng

B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương

C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp

D. Bắt tất cả người dân các vùng này học và nói tiếng Việt, xóa bỏ tập tục truyền thống, theo tập quán của người Việt.

Câu 11: Khí hậu Biển Đông mang tính chất:

A. Ôn đới cận cực, với nhiệt độ và lượng mưa thấp.

B. Ôn đới với nhiệt độ, lượng mưa duy trì theo mùa.

C. Nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo vĩ độ và mùa

D. Nhiệt đới xích đạo với nhiệt độ cao và bão gió xảy ra thường xuyên.

Câu 12: Biển Đông có vị trí quan trọng trong:

A. Nghiên cứu, thử nghiệm vũ khí

B. Giao thông hàng hải quốc tế

C. Sự tác động đến biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Câu nào sau đây đúng về Biển Đông?

A. Khu vực Biển Đông tập trung các tuyến đường biển chiến lược kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – Đông Á.

B. 5 trong số 10 tuyến đường vận tải biển trọng yếu của thế giới liên quan đến Biển Đông. 

C. Giao thông đường biển trong khu vực Biển Đông nhộn nhịp vào hàng thứ hai thế giới, với nhiều tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, trong số đó phần lớn là tàu chở dầu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên:

A. Phong phú với trữ lượng lớn như: sinh vật biển, khoáng sản (ti-tan, thiếc, chì, kẽm,...)

B. Phong phú với trữ lượng lớn như: khí tự nhiên và kim loại quý (vàng, bạc, kim cương,…)

C. Phong phú nhưng không đa dạng, chủ yếu là các loài tôm cá phổ biến.

D. Nghèo nàn, khan hiếm do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về sinh vật ở Biển Đông?

A. Có khoảng 2040 loài cá

B. Có khoảng 3500 loài san hô

C. Có khoảng 662 loài rong biển

D. Có khoảng 12 loài có vú

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tháng 9 năm 1832, Minh Mạng lập ra Đô sát viện. Nhiệm vụ của Đô sát viện là giám sát hoạt động của các quan chức trong hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương. Đây là một cơ quan hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm soát của bất kì một cơ quan nào ở triều đình ngoài nhà vua. Các quan chức của Đô sát viện có nhiệm vụ phối hợp với các Giám sát ngự sử 16 đạo để hoạt động kiểm soát và kiểm tra công việc của bộ máy quan lại ở địa phương”

(Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên, Một số chuyên đề lịch sử cổ trung đại Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2009, tr.104)

a) Đô sát viện là một cơ quan chủ chốt của triều đình phong kiến trung ương được vua Minh Mạng thành lập thế kỉ XVIII.

b) Đô sát viện là cơ quan chỉ chịu sự kiểm soát và giám sát duy nhất của nhà vua.

c) Đô sát viện có nhiệm vụ giám sát các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương.

d) Trong việc kiểm tra, giám sát công việc của bộ máy quan lại ở địa phương, Đô sát viện hoạt động độc lập với các Giám sát ngự sử 16 đạo.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam”

(Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 22- 10- 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)

a) Nghị quyết đã đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

b) Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay có sự gắn bó mật thiết với Biển Đông.

c) Khu vực Biển Đông có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua.

d) Nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh quốc phòng luôn có sự gắn bó mật thiết, không thể tách rời nhau.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay