Giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối CĐ 2 Bài 5: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách kết nối tri thức CĐ 2 Bài 5: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

BÀI 5. BỆNH DỊCH VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể tên được một số bệnh dịch phổ biến ở người
  • Nêu được một số tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn,...)
  1. Năng lực chung
  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, nêu được các bệnh dịch phổ biến và tác nhân gây bệnh dịch ở người.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, thảo luận nhóm về c bệnh dịch và tác nhân gây bệnh dịch ở người.
  • Năng lực tìm kiếm thông tin: Thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin về một số bệnh dịch và tác nhân gây bệnh qua tài liệu khoa học, sách báo, internet.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến bệnh dịch và tác nhân gây bệnh dịch ở người.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm,
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh hoặc tập tin (file) về bệnh dịch và tác nhân gây bệnh dịch ở người.
  • Phiếu bài tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV thông tin: Gần bốn năm đã trôi qua kể từ khi COVID-19 (bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra) xuất hiện và trở thành đại dịch lớn nhất trên toàn thế giới. Người dân ở khắp nơi trên thế giới vẫn không thể quên những cột mốc đáng nhớ của Đại dịch COVID-19 - căn bệnh đã để lại nhiều đau thương, mất mát và những sự kiện chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

GV đặt vấn đề: Cúm, Covid-19, tả, sốt rét,... là những bệnh dịch phổ biến ở người. Vậy bệnh dịch là gì? Tác nhân nào gây nên bệnh dịch?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: Bệnh dịch là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cộng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn.

Các tác nhân:

  • Các yếu tố độc lực
  • Sự bám dính của vi khuẩn
  • Đề kháng kháng sinh
  • Khiếm khuyết trong cơ chế bảo vệ của vật chủ
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để tìm hiểu về một số loại bệnh dịch và các nguyên nhân phòng chống bệnh dịch thì chúng ta tìm hiểu bài 5: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về bệnh dịch

  1. Mục tiêu: Nêu được khái quát về bệnh dịch.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 25.
  3. Sản phẩm: khái quát về bệnh dịch, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 25
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc độc lập với SGK, đọc các thông tin trong mục I, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm

Bệnh truyền nhiễm là gì? Khi nào bệnh truyền nhiễm trở thành đại dịch?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 25.

- Thảo luận nhóm đôi trả lời CH mở rộng.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái quát về bệnh dịch:

Trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm

Bệnh truyền nhiễm là bệnh gây ra bởi vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm, kí sinh trùng hay virus và có khả năng lây truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người.

Bệnh truyền nhiễm trở thành dịch bệnh khi bệnh lây lan nhanh chóng trong cộng đồng ở cấp độ địa phương và có chiều hướng “mất kiểm soát”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHC) tuyên bố đại địch khi một bệnh mới xuất hiện và lây lan nhanh chóng từ châu lục này sang các châu lục khác hoặc lây lan ra toàn thế giới

Kết luận

Bệnh dịch là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng và tạo thành dịch.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh dịch và tác nhân gây bệnh phổ biến ở người

  1. Mục tiêu: Trình bày và phân tích được một số bệnh dịch và tác nhân gây bệnh phổ biến ở người.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 28.
  3. Sản phẩm: một số bệnh dịch và tác nhân gây bệnh phổ biến ở người, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 28.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 5 nhóm, đọc các thông tin trong mục II, III, tìm hiểu thông tin qua tài liệu khoa học, sách báo, internet,...Hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm (chuẩn bị trước tại nhà)

Nêu tác nhân gây bệnh, triệu chứng và hậu quả của một số bệnh dịch ở người.

Nhóm 1: Tìm hiểu về bệnh Cúm, bệnh chân - tay - miệng

Nhóm 2: Tìm hiểu về bệnh covid-19 và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

Nhóm 3: Tìm hiểu về bệnh sởi, bệnh lao phổi

Nhóm 4: Tìm hiểu về bệnh tả, lị Nhóm 5: Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, thông tin trên sách báo, internet,..., thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Một số bệnh dịch phổ biến ở người:

Bệnh cúm

Bệnh tay – chân– miệng

Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh Covid-19

Bệnh sởi

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

Bệnh lao phổi

Bệnh tả

Bệnh lị

Bệnh sốt rét,...

III. Tác nhân gây bệnh:

1. Virus

2. Vi khuẩn

3. Nấm

4. Kí sinh trùng

Dừng lại và suy ngẫm

(Tham khảo bên dưới HĐ)

Kết luận

Mỗi bệnh dịch có biểu hiện khác nhau nhưng chúng đều gây ra những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế

Tác nhân gây bệnh dịch có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm.

 

Sản phẩm dự kiến Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 28

Bệnh dịch

Tác nhân gây bệnh

Triệu chứng

Hậu quả

 

Bệnh cúm

 

 

 

 

Virus Influenza orthomyxo thuộc họ Orthomyxoviridae (virus cúm A, virus cúm B,…).

Sốt cao, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, nhức đầu, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi, có thể bị tiêu chảy,…

Bệnh cúm có thể tự khỏi nhưng cũng có trường hợp trở nặng gây tử vong. Lịch sử thế giới ghi nhận nhiều đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người.

Bệnh tay – chân– miệng

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là 2 loại virus đường ruột Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

Sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy, phát ban dạng phỏng nước ở da lòng bàn tay, lòng bàn chân, bên trong miệng của trẻ em, đầu gối và mông,…

Đa số trẻ em mắc bệnh có diễn biến nhẹ tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, suy tim, viêm phổi, phù phổi cấp, suy hô hấp, viêm não, viêm màng não, rối loạn tri giác, mê sảng,… thậm chí tử vong.

Bệnh sởi

 

 

 

 

 

 

Virus Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae.

 

Sốt, đau họng, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt, đôi khi tiêu chảy, phát ban (ban dạng sần gồ lên bề mặt da) xuất hiện sau 3 – 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng, ban bắt đầu từ vùng sau tai, lan ra mặt, lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân, sau khi hết ban để lại vết thâm da.

Bệnh có thể dẫn đến biến chứng như viêm phế quản - phổi, viêm ruột, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm não,… thậm chí tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết

 

 

 

 

 

 

Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae

Sốt cao cấp tính, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn, da xung huyết, mặt và mắt đỏ. Bệnh nặng hơn biểu hiện xuất huyết với nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, phân đen do xuất huyết nội tạng.

Sốt xuất huyết nặng có thể gây sốc do giảm lượng máu lưu hành, giảm huyết áp, truỵ tim, thậm chí tử vong.

Bệnh

 

Covid-19

 

 

 

 

 

Virus SAR-CoV-2

 

Sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ, đau khớp, chảy nước mũi, mệt mỏi, mất khứu giác, vị giác,… Bệnh nặng có thể gây khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới gây ra đại dịch làm chết hàng triệu người.

 

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

 

 

 

 

Virus HIV

 

Triệu chứng ở giai đoạn đầu: Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức người, đau đầu, đau khớp và cơ bắp, đau họng gây khó nuốt, ho khan, sưng hạch, cổ, nách và bẹn, phát ban đỏ ở da kèm theo ngứa, buồn nôn, tiêu chảy. Ngoài ra, một số ít triệu chứng có thể xảy ra như sụt cân không rõ nguyên nhân, nhiễm nấm, tưa miệng, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.

HIV xâm nhập làm suy yếu hệ miễn dịch. Kết quả dẫn đến người bệnh mắc nhiều loại bệnh cơ hội như lao, thương hàn, tiêu chảy, viêm não, viêm phổi, ung thư,… khiến sức khỏe suy kiệt và tử vong.

Sốt rét

Có 5 loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét thuộc họ Plasmodium) ở người gồm: P.vivax, P.falciparum, P.malariae, P.ovale

P. knowlesi

Những ký sinh trùng này truyền bệnh thông qua vật chủ trung gian là muỗi Anophen (Anopheles).

sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, thở nhanh, nhịp tim nhanh, ho, mệt mỏi, đau cơ khớp, tiêu chảy, nặng có thể bị rối loạn ý thức (mơ sảng, nói lẩm bẩm, ngủ li bì), rối loạn tiêu hóa (ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng), đau đầu dữ dội, nhìn lờ đờ, da tái xanh, ...

Sốt rét thể não

Phù phổi

Suy nội tạng

Thiếu máu

Hạ đường huyết,...

 

Bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển rất nhanh chóng và sớm tử vong trong vài giờ đến vài ngày.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về một số bệnh dịch ở người
  3. Nội dung: Nhóm đôi học sinh thảo luận trao đổi hoàn thành phiếu bài tập.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi trong phiếu bài tập có nội dung liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG - TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chat hỗ trợ
Chat ngay