Giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối CĐ 2 Bài 6: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách kết nối tri thức CĐ 2 Bài 6: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6. NGUYÊN NHÂN LÂY NHIỄM BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực Sinh học

Sau bài học này, HS sẽ trình bày được một số nguyên nhân lây nhiễm, gây dịch bệnh ở người.

  1. Năng lực chung
  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, trình bày được một số nguyên nhân lây nhiễm, gây dịch bệnh ở người.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về nguyên nhân lây nhiễm gây dịch bệnh ở người.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến một số nguyên nhân lây nhiễm gây dịch bệnh ở người.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh hoặc tập tin (file) về nguyên nhân lây nhiễm gây dịch bệnh ở người.
  • Phiếu bài tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Sơ đồ khái quát nguyên nhân lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt vấn đề: "Theo em, bằng cách nào một dịch bệnh có thể lây nhiễm và gây nên dịch bệnh trên diện rộng?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: Một dịch bệnh có thể lây nhiễm và gây nên dịch bệnh trên diện rộng là do mầm bệnh gây ra dịch bệnh đó có con đường lây nhiễm thích hợp. Có 4 con đường lây nhiễm của bệnh dịch bao gồm:

- Lây nhiễm qua đường tiêu hoá: do ăn, uống những thực phẩm nhiễm mầm bệnh.

- Lây qua đường hô hấp: qua các giọt bắn li ti được tạo ra khi người bệnh thở, ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ,…

- Lây nhiễm qua đường máu: qua truyền máu, dùng chung kim tiêm; khi người lành có vết thương hở tiếp xúc với máu của người bệnh; từ mẹ sang con qua nhau thai.

- Lây nhiễm qua đường da: qua tiếp xúc các vết thương hở, vết xước hay vết cắt trên da với mầm bệnh.

 

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Bài học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người - Bài 6: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu lây nhiễm qua đường tiêu hoá

  1. Mục tiêu: HS trình bày được một số nguyên nhân lây nhiễm qua đường tiêu hoá
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 30.
  3. Sản phẩm: Các nguyên nhân lây nhiễm dịch bệnh qua đường tiêu hoá, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 30
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc độc lập với SGK, đọc các thông tin trong mục I, trả lời các câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm

Những việc làm nào trong quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm có thể là nguyên nhân lây nhiễm các bệnh theo đường tiêu hóa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Lây nhiễm qua đường tiêu hóa:

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm:

Nguyên nhân lây nhiễm theo đường tiêu hoá có thể là:

- Sử dụng nước ô nhiễm chứa mầm bệnh để tưới, rửa rau, củ, quả....

- Sử dụng dụng cụ chứa đựng, dụng cụ chế biến thực phẩm không được vệ sinh đúng cách.

- Thức ăn nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc với ruồi, gián, chuột,...

- Bàn tay tiếp xúc với mầm bệnh nhưng không được vệ sinh sạch sẽ khi chế biến thực phẩm.

- Thực phẩm nhiễm khuẩn không được nấu chín, ăn gỏi, tái.

- Nguồn nước chế biến thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.

- Người chế biến thực phẩm mang mầm bệnh truyền vào thực phẩm khi ho, hắt hơi.

Kết luận

Lây nhiễm qua đường tiêu hoá: do ăn, uống những thực phẩm nhiễm mầm bệnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lây nhiễm qua đường hô hấp

  1. Mục tiêu: HS trình bày được một số nguyên nhân lây nhiễm qua đường hô hấp
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 30.
  3. Sản phẩm: Các nguyên nhân lây nhiễm dịch bệnh qua đường hô hấp, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 30
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc độc lập với SGK, đọc các thông tin trong mục II, trả lời các câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm (HS chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm)

Vẽ sơ đồ khái quát nguyên nhân lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày sơ đồ.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Lây nhiễm qua đường hô hấp

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm:

(Sơ đồ tham khảo - dưới HĐ)

Kết luận

Lây nhiễm qua đường hô hấp: qua các giọt bắn li ti được tạo ra khi người bệnh thở, ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ,...

 

 

Sơ đồ khái quát nguyên nhân lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu lây nhiễm qua đường máu và da

  1. Mục tiêu: HS trình bày được một số nguyên nhân lây nhiễm qua đường máu và da
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 31.
  3. Sản phẩm: Các nguyên nhân lây nhiễm dịch bệnh qua đường máu và da, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 31
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc độc lập với SGK, đọc các thông tin trong mục III, trả lời các câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm

Kể tên một số bệnh dịch lây nhiễm qua đường máu. Những hoạt động nào làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh dịch này trong đời sống.

- HS làm việc độc lập với SGK, đọc các thông tin trong mục IV, tìm hiểu một số nguyên nhân lây nhiễm qua da

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Lây nhiễm qua đường máu

Trả lời Dừng lại và suy ngẫm:

- Một số bệnh khác lây nhiễm qua đường máu: viêm gan B (HVB), viêm gan C (HVC), bệnh giang mai, Bệnh sốt rét sốt xuất huyết, HIV/AIDS,…

- Những hoạt động làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh dịch này trong đời sống: truyền máu, ghép cơ quan, thụ tinh nhân tạo, dùng chung kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm da,...

Kết luận

Lây nhiễm qua đường máu: qua truyền máu, dùng chung kim tiêm; khi người lành có vết thương hở tiếp xúc với máu của người bệnh; từ mẹ sang con qua nhau thai.

IV. Lây nhiễm qua đường da - niêm mạc:

Lây nhiễm qua đường da: qua tiếp xúc vết thương hở, vết xước hay vết cắt trên da với mầm bệnh,...

 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu điều kiện thuận lợi để bệnh dịch bùng phát thành dịch bệnh

  1. Mục tiêu: HS trình bày được điều kiện thuận lợi để bệnh dịch bùng phát thành dịch bệnh
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 32.
  3. Sản phẩm: điều kiện thuận lợi để bệnh dịch bùng phát thành dịch bệnh, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 32
  4. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG - TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chat hỗ trợ
Chat ngay