Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 9: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối

Giáo án bài 9: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...   

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

  • Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối.

  • Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây chuối.

2. Năng lực 

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực công nghệ: 

  • Trình bày được các đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh, các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối.

  • Vận dụng kiến thức để thực hiện được việc trồng và chăm sóc cây chuối ở địa phương.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với GV: 

  • SGK Công nghệ trồng cây ăn quả 9, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Công nghệ trồng cây ăn quả 9.

  • Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi mở đầu.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của cây chuối.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV đưa ra câu đố vui :

“Quả gì vỏ sắc vàng tươi, 

Ruột ăn thơm ngọt mọi người đều ưa

Chỉ riêng mấy chú trò hư

Mùa thi rất sợ rất lo dẫm vào”

Là quả gì?

- GV nêu vấn đề: Em nãy quan sát các sản phẩm trong hình 9.1 làm từ bộ phận nào của cây chuối: hoa chuối, quả chuối xanh, lá chuối, thân cây chuối?

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình ảnh, thảo luận và suy nghĩ câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện một số HS trả lời:

Đáp án

Câu 1 đố vui: quả chuối.

Câu 2: 

a) thân chuối.

b) quả chuối.

c) lá chuối.

d) hoa chuối.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Cây chuối là một thực vật thân thương trong đời sống người Việt. Ngoài trái chuối để ăn thì người Việt đã sử dụng mọi thành phần cây chuối: lá, thân, hoa, củ,.... Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như quy trình trồng và chăm sóc cây chuối, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 9. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối.
 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học của cây chuối

a) Mục tiêu: HS phân tích được đặc điểm thực vật học của cây chuối. 

b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối theo nội dung SGK tr.47 - 48 và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây chuô.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học của cây chuối. 

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối. 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá:

1. Em hãy cho biết rễ và thân của cây chuối có đặc điểm gì khác so với cây xoài, cây nhãn?

2. Hãy nêu đặc điểm của hoa chuối và quả chuối. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.47 - 48, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời các nhóm trả lời câu hỏi mở rộng.

1. (Đính kèm bảng bên dưới phần Nhiệm vụ 1)

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập 

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

I. Đặc điểm thực vật học

- Rễ: 

+ Rễ chuối có dạng hình ống, kích thước đầu và cuối rễ gần bằng nhau;

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

+ Rễ mọc ra từ vách của thân ngầm, phân bố nông trong tầng đất 0,3 – 0,7 m nên cây dễ bị đổ khi ra quả vào mùa mưa bão.

- Thân và cành: 

+ Thân cây chuối cao trung bình 3 hai phần. 

+ Phần nằm dưới đất là thân thật chuối hoặc thân ngầm); thân thật có khả năng hình thành chồi mới và rễ mới.

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

+ Phần nằm trên mặt đất được gọi là thân giả, do các bẹ lá xếp lớp lên nhau theo hình xoắn ốc.

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

- Lá: 

+ Lá chuối màu xanh đậm, hình dạng thuôn dài, lá trưởng thành có chiều dài tới 3 m, chiều rộng tới 0,6 m (Hình 9.3c), có lớp phấn sáp dày ở mặt dưới. 

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

+ Lá mọc ra từ đỉnh sinh trưởng của chồi và nằm trong thân khoảng 2 tháng rồi vươn ra ngoài. Tuổi thọ của lá trên cây khoảng 50 – 150 ngày.

- Hoa:

+ Cây chuối có thể ra hoa khi cây đạt 25 – 50 lá. Cụm hoa phát triển từ thân ngầm, khi đậu quả hình thành buồng chuối. 

+ Cụm hoa có hoa cái sẽ tạo thành quả, hoa lưỡng tính và hoa đực sẽ không hình thành quả. 

+ Cụm hoa gồm những lá bắc màu đỏ tía xếp úp lên nhau thành hình nón dài, ở kẽ mỗi lá bắc có 8 – 15 hoa xếp thành hai hàng tạo thành nải chuối.

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

- Quả: 

+ Quả chuối có vỏ màu xanh và chuyển sang vàng khi chín.

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

+ Tuỳ thuộc vào các giống, mỗi buồng chuối có 4 15 nải, mỗi nải có 12 – 30 quả, khối lượng mỗi quả khoảng 50 – 300 g, quả có chiều dài 10 – 25 cm, đường kính quả khoảng 2,5 – 4,0 cm.

II. Yêu cầu ngoại cảnh

1. Nhiệt độ

+ Cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25 – 36 °C. Nhiệt độ thuận lợi cho thân và lá chuối phát triển là 30 °C và thích hợp cho quả chín là 20 °C. 

+ Khi nhiệt độ xuống đến 6 °C sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối.

2. Ánh sáng

+ Cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt ở cường độ ánh sáng mạnh. 

+ Nếu bị che nắng và cường độ ánh sáng mặt trời thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, cây đẻ ít chồi hơn.

3. Độ ẩm

+ Cây chuối cần lượng nước lớn vì có lá lớn, bộ rễ phân bố hẹp và nông. 

+ Khu vực có lượng mưa trung bình khoảng 1 000 – 1 600 mm/năm phù hợp cho trồng chuối.

4. Đất

+ Để đạt năng suất cao, đất trồng cây chuối cần tơi xốp, thoáng khí, thoát và giữ nước tốt, có tầng canh tác đạt 100 – 120 cm. 

+ Cây chuối bị ngập úng trong 1 tuần sẽ bị chết. 

+ Cây chuối có thể trồng được ở vùng đồi núi.

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

 

So sánh rễ và thân của cây chuối với cây xoài và cây nhãn

Bộ phận

Cây chuối

Cây xoài và cây nhãn

Rễ

- Thường là rễ nhánh, phát triển mạnh mẽ và sâu vào trong đất.

- Có thể hình thành một hệ thống rễ sâu và mạnh mẽ để hấp thụ nước và dinh dưỡng từ đất.

- Ít nhánh hơn.

- Hệ thống rễ thường phân bố nông hơn và không cần sâu vào đất.

Thân

- Thường mềm, không có lõi gỗ.

- Thấp hơn và khả năng chịu đựng kém hơn.

- Thường có lõi gỗ, cứng cáp hơn.

- Cao lớn hơn và có khả năng chịu đựng tốt hơn trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối

a) Mục tiêu: HS nêu được quy trình trồng và kĩ thuật chăm sóc cây chuối.

b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc cây chuối theo nội dung SGK tr.49 - 52 và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc của cây chuối.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về kĩ thuật trồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/ nhóm), đọc thông tin SGK tr.50 và hoàn thành phiếu học tập số 1.

(Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ 1)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS đại diện 2 - 3 nhóm trả lời phiếu học tập số 1 học tập.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập 

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

III. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối

A. Kĩ thuật trồng

1. Lựa chọn thời vụ trồng cây

- Ở miền Nam nước ta, nơi không chủ động được nước tưới nên trồng chuối vào tháng 5 – 8 (vào mùa mưa).

- Ở miền Bắc nên trồng chuối vào tháng 2 – 4 (vụ xuân) và tháng 8 – 10 (vụ thu) để tận dụng nguồn nước mưa giúp cây nhanh hồi xanh và bén rễ.

2.  Xác định mật độ trồng cây

Hiện nay, nhiều trang trại lớn trồng chuối một vụ mỗi năm với mật độ khoảng 2 000 – 2 500 cây/ha, tương ứng với khoảng cách giữa các cây là 2,5 m × 2,0 m hoặc 2,0 m × 2,0 m.

3. Chuẩn bị hố trồng cây

- Ở nơi bằng phẳng, đất để trồng chuối được xới tơi và lên luống cao 0,3 m; rộng 2,0 – 2,5 m để trồng 1 hàng trên mỗi luống.

- Vùng đồi núi thường làm đường đồng mức rộng 2 – 5 m, trồng 1 – 2 hàng chuối trên mỗi đường. Đào hố trồng với kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều sâu là 40 cm × 40 cm × 40 cm.

- Mỗi hố bón lót 10 kg phân chuồng hoặc 3 kg hữu cơ thương mại cùng khoảng 0,5 – 0,8 kg super lân và 0,3 – 0,5 kg vôi bột.

4. Trồng cây

Sau khi loại bỏ túi bầu nylon ở cây giống, đặt cây thẳng đứng vào giữa hố, lấp đất kín bầu và nén chặt đất xung quanh cây.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 - TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÁNH DIỀU

I. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 - TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay