Kênh giáo viên » Âm nhạc 9 » Giáo án âm nhạc 9 cánh diều

Giáo án âm nhạc 9 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word môn âm nhạc lớp 9 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án âm nhạc 9 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Giáo án âm nhạc 9 cánh diều đủ cả năm

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 1 Tiết 1: Hát bài Tuổi mười lăm, Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 1 Tiết 2: Ôn tập bài hát Tuổi mười lăm, Một số thể loại nhạc đàn, Trải nghiệm và khám phá Chia sẻ thông tin và cảm nhận về một tác phẩm nhạc đàn

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 2 Tiết 1: Luyện đọc quãng theo mẫu, Bài đọc nhạc số 1, Bài hoà tấu số 1

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 2 Tiết 2: Thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Tuổi mười lăm, Ôn tập Bài hoà tấu số 1, Trải nghiệm và khám phá Điền thêm cao độ cho nét nhạc

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 3 Tiết 1: Hát bài Quê hương thanh bình, Trải nghiệm và khám phá Sưu tầm một ca khúc mới sáng tác mang âm hưởng dân ca Việt Nam

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 3 Tiết 2: Nghe bài dân ca Ví đò đưa sông Lam, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ôn tập bài hát Quê hương thanh bình

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 4 Tiết 1: Bài đọc nhạc số 2, Bài hoà tấu số 2

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 4 Tiết 2: Thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Quê hương thanh bình, Ôn tập Bài hoà tấu số 2, Trải nghiệm và khám phá Thể hiện mẫu tiết tấu bằng một cây bút

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 5 Tiết 1: Hát bài Dáng thầy, Sơ lược về dịch giọng, Trải nghiệm và khám phá Dịch giọng một nét nhạc

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 5 Tiết 2: Kèn cor và kèn trombone, Ôn tập bài hát Dáng thầy

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 6 Tiết 1: Luyện đọc gam La thứ theo mẫu, Bài đọc nhạc số 3, Thế bấm hợp âm Rê thứ trên kèn phím, Bài hoà tấu số 3

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 6 Tiết 2: Thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Dáng thầy, Ôn tập Bài hoà tấu số 3, Trải nghiệm và khám phá Thể hiện mẫu tiết tấu bằng các động tác vỗ, gõ,... lên mặt bàn

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 7 Tiết 1: Hát bài Dòng sông quê hương, Trải nghiệm và khám phá Sáng tạo một nét giai điệu ở giọng La thứ

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 7 Tiết 2: Nghe tác phẩm Tháng Sáu Khúc hát người chèo thuyền, Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Ôn tập bài hát Dòng sông quê hương

Giáo án Âm nhạc 9 cánh diều Bài 8 Tiết 1: Luyện đọc gam La thứ theo mẫu, Bài đọc nhạc số 4, Bài hoà tấu số 4

....

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: TUỔI MƯỜI LĂM

BÀI 1:

- HÁT: BÀI HÁT TUỔI MƯỜI LĂM

-  THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN

-  LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG;

CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
  • Thường thức âm nhạc: nhận biết và nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn.
  • Lý thuyết âm nhạc: nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện âm nhạc: hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm.
  • Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: nhận biết và nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn; nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng.
  • Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc bài hát Tuổi mười lăm.
  1. Phẩm chất
  • Bồi đắp ước mơ, hoài bão đẹp của lứa tuổi 15.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Cánh diều
  • Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, bảng tương tác (nếu có), nhạc cụ gõ, file âm thanh bài hát Tuổi mười lăm, hình ảnh nhạc sĩ Trương Quang Lục, nhạc cụ thể hiện tiết tấu; file âm thanh/video một số thể loại nhạc đàn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Cánh diều.
  • Nhạc cụ tiết tấu.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. d. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi:

- Kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò.

- Nhạc không lời là gì?

  1. Sản phẩm:

- Một số bài hát có chủ đề về tuổi học trò.

- Một số hiểu biết, thông tin về nhạc không lời.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm chẵn: Kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò.

+ Nhóm lẻ: Nhạc không lời là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện hai nhóm chẵn, lẻ lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Một số bài hát có chủ đề về tuổi học trò: Mong ước kỉ niệm xưa, Tuổi học trò, Tạm biệt nhé, Tuổi mười lăm, Cho bạn cho tôi, Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi,…

(Với mỗi bài hát, GV mời cho HS hát 1 – 2 câu hát).

+ Nhạc không lời là thể loại âm nhạc được tạo nên bởi các nhạc cụ mà không có giọng hát của ca sĩ. Nhạc không lời là khái niệm đối lập của thanh nhạc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có rất nhiều bài hát viết về tuổi học trò với những ca từ, hình ảnh, giai điệu thật đẹp, trong sáng và vui tươi. Bài hát Tuổi mười lăm (nhạc và lời Trương Quang Lục) là một trong số đó. Vậy bài hát có giai điệu như thế nào, bài hát có nội dung và ý nghĩa ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và học hát trong nội dung bài học ngày hôm nay: Bài 1: Hát – Tuổi mười lăm; Thường thức âm nhạc – Một số thể loại nhạc đàn; Lý thuyết âm nhạc – Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: HátTuổi mười lăm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và học bài hát Tuổi mười lăm theo các nội dung:

- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm.

- Tìm hiểu cấu trúc của bài hát.

- Tập hát từng câu, ghép nối các câu hát.

- Hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.

- Trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

  1. Sản phẩm: HS thể hiện bài hát Tuổi mười lăm đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca; gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm hiểu về tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm.

- GV trình chiếu hình ảnh, video về nhạc sĩ Trương Quang Lục kết hợp giới thiệu tên tác giả, tên bài hát và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục

https://www.youtube.com/watch?v=2TMF2Np0FIg

- GV hướng dẫn HS đọc lướt lời ca và nắm được cấu trúc bài hát.

* Nghe hát mẫu

- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Tuổi mười lăm (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo).

https://www.youtube.com/watch?v=q12lOaQWesY

- GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Tuổi mười lăm.

* Khởi động giọng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình).

* Giới thiệu cấu trúc bài hát

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát bản nhạc Tuổi mười lăm.

- GV giới thiệu cho HS cấu trúc của bài hát.

* Tập hát từng câu

- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, ghép nối các câu hát.

https://www.youtube.com/watch?v=ubJfn_1Ofvw

- GV lưu ý HS về các kí hiệu âm nhạc, xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát, hát đúng các từ có hát luyến, các câu có tiết tấu giống nhau,…

* Hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn đã học cùng với nhạc đệm

- GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn.

https://www.youtube.com/watch?v=ubJfn_1Ofvw

- GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm.

- GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.

* Hát đầy đủ cả bài

- GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài cùng nhạc đệm.

- GV khuyến khích HS kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng.

- GV lưu ý HS: hát bài hát nhẹ nhàng, êm ả, đầy cảm xúc nhưng vẫn vui tươi và giữ được sự hồn nhiên trong sáng.

* Luyện tập, biểu diễn

GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát.

- HS khởi động giọng.

- HS hát từng câu, ghép nối các câu hát; hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn cùng nhạc đệm; hát hoàn thiện cả bài cùng nhạc đệm.

- HS luyện tập, biểu diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình học bài hát (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm theo hướng dẫn của GV.

- HS biểu diễn theo tổ, nhóm, cá nhân trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có).

- GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát.

- GV kết luận: Bài hát Tuổi mười lăm thể hiện sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi 15 – lứa tuổi trăng tròn với biết bao hoài bão, ước mơ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. HátTuổi mười lăm

* Tác giả

- Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày 25/2/1933.

- Quê quán: tại Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.

- Quá trình công tác:

+ Trong kháng chiến chống Pháp: ông là cán bộ văn hoá, văn nghệ của cơ quan Đường sắt Liên khu V.

+ Sau năm 1954: ông về làm kĩ sư hoá chất và tiếp tục viết nhạc.

+ Sau năm 1975: ông vào Nam, công tác tại báo Sài Gòn Giải Phóng.

+ Ngoài sáng tác ca khúc, ông tham gia viết nhạc phim, nhạc sân khấu, nhạc múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng..., tác giả các công trình nghiên cứu, lý luận.

- Giải thưởng:

+ Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (đợt II năm 2007), Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc, Huy chương Vì thế hệ trẻ.

+ Trong tập 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX, Trương Quang Lục có hai bài được chọn là Màu mực tím, Trái đất này của chúng mình.

- Tác phẩm tiêu biểu: sáng tác hơn 450 ca khúc, trong đó có hơn 300 ca khúc thiếu nhi, như: Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh xinh, Trái đất này là của chúng mình (thơ Định Hải), Kéo cưa lừa xẻ, Một nhà bên nhau (đồng dao), Gánh gánh gồng gồng (đồng dao), Tuổi mười lăm, Màu mực tím, Chỉ có một trên đời,…..

* Bài hát Tuổi mười lăm

- Nội dung bài hát: với giai điệu vui tươi, trong sáng, lời ca trong trẻo, dạt dạo cảm xúc, bài hát thể hiện sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi 15 – lứa tuổi trăng tròn với biết bao ước mơ, hoài bão.

- Cấu trúc bài hát:

Bài hát có hình thức 2 đoạn:

+ Đoạn 1: 10 nhịp (từ đầu đến “mẹ hát ầu ơ”.

+ Nét nhạc nối tiếp: 2 nhạc.

+ Đoạn 2: 11 nhịp (từ “Ôi đẹp lắm” đến hết bài).

* Học bài hát Tuổi mười lăm

- Nhịp của bài hát: 4/4.

- Giọng: Fa trưởng.

- Bản nhạc có các ký hiệu: dấu nối, dấu luyến, dấu lặng, dấu hoá cố định.

 - Các câu có tiết tấu giống nhau: câu 1 và câu 2.

- Những ca từ được hát luyến: bước, mới, ước, có bao.

  
  

* Luyện tập biểu diễn bài hát Tuổi mười lăm

Hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

Hoạt động 2: Thường thức âm nhạc – Một số thể loại nhạc đàn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết và nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác thông tin mục 1 - 4 Thường thức âm nhạc SGK tr.6 – 8 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm một số thể loại nhạc đàn. Kể tên một số tác phẩm nhạc đàn mà em biết.

- Nhóm 1: Tìm hiểu về Bài ca không lời.

- Nhóm 2: Tìm hiểu về Van-xơ.

- Nhóm 3: Tìm hiểu về Dạ khúc.

- Nhóm 4: Tìm hiểu về Khúc luyện tập.

  1. c. Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm về đặc điểm một số thể loại nhạc đàn và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh kết hợp dẫn dắt: Nhạc đàn (khí nhạc) là những tác phẩm âm nhạc được thể hiện bằng nhạc cụ. Cũng như nhạc hát, nhạc đàn gồm nhiều thể loại khác nhau.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác thông tin mục 1 - 4 Thường thức âm nhạc SGK tr.6 – 8 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm một số thể loại nhạc đàn. Kể tên một số tác phẩm nhạc đàn mà em biết.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Bài ca không lời.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Van-xơ.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Dạ khúc.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về Khúc luyện tập.

- GV cho HS xem video về một số thể loại nhạc đàn:

+ Bài ca không lời: Quê hương (Lưu Cầu)

https://www.youtube.com/watch?v=2M84V6O2R1w

+ Vanxơ: Waltz Favorite (Mozart)

https://www.youtube.com/watch?v=t0wQl2-Y5bM

+ Dạ khúc: Nocturne in Eb Major (F.Chopin)

https://www.youtube.com/watch?v=tV5U8kVYS88

+ Khúc luyện tập: Étude số 3 – Tiếng chuông (F.Líszt)

https://www.youtube.com/watch?v=dBwEXRz3A40

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp lắng nghe file âm thanh do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận, nêu đặc điểm một số thể loại nhạc đàn và kể tên một số tác phẩm nhạc đàn mà em biết.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho câu trả lời của nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm của một số thể loại nhạc đàn.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thường thức âm nhạc – Một số thể loại nhạc đàn

* Bài ca không lời

- Là những tác phẩm khí nhạc nhỏ, giai điệu có tính chất du dương như hát, thường viết cho đàn violin, piano, violoncello.

- Phù hợp với đông đảo thính giả, biểu diễn trong phòng hòa nhạc nhỏ có tính gia đình.

- Nhạc sĩ người Đức F.Meldenssonhn là người sáng tạo ra thể loại này.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Bài ca mùa xuân (F. Meldenssonhn), Tháng Sáu: Khúc hát người chèo thuyền (P. I. Tchaikovsky), Quê hương (Lưu Cầu),…

* Vanxơ:

- Là thể loại âm nhạc gắn liền với loại nhịp gồm 3 phách, có nguồn gốc từ sinh hoạt múa hát dân gian.

- Vanxơ có các dạng khác nhau như: vanxơ Đức, vanxơ Pháp, vanxơ của thành Viên.

- Những bản nhạc vanxơ thể hiện trạng thái tình cảm đa dạng, phong phú của con người.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Waltz Favorite (Mozart), The Blue Danube (J. Strauss II).

* Dạ khúc

- Là tên gọi của loại tác phẩm một chương, có đặc điểm ca xướng trữ tình, thể hiện ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm.

- Dạ khúc thường viết ở nhịp độ vừa phải hoặc chậm rãi.

- Một số tác phầm tiêu biểu: Nocturne in Eb Major (F.Chopin), Nocturne in D Major (Mozart).

* Khúc luyện tập

- Là những tác phẩm độc lập, mỗi khúc luyện tập (Étude) nhằm giải quyết một yêu câu nào đó về kĩ thuật cho người học nhạc cụ.

- Khúc luyện tập mang tính chất sư phạm, cũng có thể là tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao dùng để biểu diễn trong buổi hòa nhạc.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Étude số 3 – Tiếng chuông (F.Líszt), Étude số 3 – Nỗi buồn (F. Chopin).

 

 

 

 

Hoạt động 3: Lý thuyết âm nhạc – Sơ lược về quãng; cách xác định và gọi tên quãng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 1, 2 – Lý thuyết âm nhạc SGK tr.8, 9 và trả lời câu hỏi:

- Quãng là gì?

- Nêu cách xác định và gọi tên quãng.

  1. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm quãng; cách xác định, gọi tên quãng và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác hình minh họa về quãng, thông tin trong mục 1 SGK tr.8 và trả lời câu hỏi:

+ Quãng là gì?

+ Nêu cách đọc quãng.

- GV lấy ví dụ cho HS về quãng hòa thanh, quãng giai điệu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các quãng được đọc trong ví dụ là gì?

Gợi ý: Các quãng được đọc là quãng Son – Đô, quãng Pha – La đi lên, quãng Rê – Mi đi xuống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi lần lượt trình bày kết quả thảo luận về khái niệm và cách đọc quãng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quãng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Lý thuyết âm nhạc – Sơ lược về quãng; cách xác định và gọi tên quãng

* Khái niệm

- Quãng là sự kết hợp cao độ của 2 âm thanh.

+ Quãng hòa thanh: tạo thành khi 2 âm thanh vang lên cùng một lúc.

+ Quãng giai điệu: tạo thành khi âm thanh vang lên lần lượt.

+ Âm gốc: âm dưới của quãng.

+ Âm ngọn: âm trên của quãng.

- Cách đọc quãng:

+ Quãng hòa thanh: đọc âm gốc trước, âm ngọn sau.

+ Quãng giai điệu: âm nào vang lên trước sẽ đọc trước, âm nào vang lên sau sẽ đọc sau kèm với hướng chuyển động của quãng.

Nhiệm vụ 2: Cách xác định và gọi tên quãng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2 SGK tr.8, 9 để tìm hiểu về cách xác định và gọi tên quãng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cách xác định và gọi tên quãng.

- GV lấy ví dụ cho HS về cách xác định và gọi tên quãng:

+ Xác định quãng:

·        Quãng Đô – Mi có độ lớn số lượng là 3 vì gồm 3 bậc là Đô – Rê – Mi.

·        Quãng Đô – Mi có độ lớn chất lượng là 2 cung.

+ Gọi tên quãng:

- GV cho HS vận dụng, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Xác định độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng của các quãng dưới đây:

Gợi ý:

Số lượng và chất lượng của các quãng lần lượt là: quãng 3 (2 cung), quãng 6 (4,5 cung), quãng 2 (1 cung), quãng 3 (1,5 cung).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, quan sát hình ảnh minh họa và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt nêu cách xác định và gọi tên quãng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận về cách xác định và gọi tên quãng.

* Cách xác định và gọi tên quãng

- Cách xác định: quãng được xác định bởi 2 độ lớn:

+ Độ lớn số lượng: thể hiện bằng số lượng bậc âm có trong quãng.

+ Độ lớn chất lượng: thể hiện bằng số cung và nửa cung chứa trong quãng.

- Cách gọi tên quãng:

+ Gọi tên theo độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng.

+ Tùy theo số lượng cung, nửa cung trong quãng mà xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng thứ, đúng, tăng, giảm.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học trong bài về bài hát Tuổi mười lăm, một số thể loại nhạc đàn, khái niệm quãng, cách xác định và gọi tên quãng.
  3. Nội dung: GV cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết nội dung đã học trong Bài 1.
  4. Sản phẩm: Đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết nội dung đã học trong Bài 1 (bài hát Tuổi mười lăm, một số thể loại nhạc đàn, khái niệm quãng, cách xác định và gọi tên quãng).

- GV lần lượt đọc câu hỏi:

Câu 1: Bài hát Tuổi mười lăm do ai sáng tác?

  1. Lê Kim Hưng, Đỗ Thanh Hiền.
  2. Trương Quang Lục.
  3. Đỗ Văn Bảo.
  4. Trịnh Công Sơn.

Câu 2: Tuổi mười lăm là bài hát có giai điệu, lời ca:

  1. Giai điệu vui tươi, trong sáng. Lời ca trong trẻo, dạt dào cảm xúc.
  2. Giai điệu trầm lắng. Lời ca tha thiết.
  3. Giai điệu nhộn nhịp, rộn ràng. Lời ca trong sáng.
  4. Giai điệu chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời ca sâu lắng.

Câu 3: Nhạc đàn (khí nhạc) là những tác phẩm âm nhạc được thể hiện bằng:

A. Ca sĩ.

B. Nhạc cụ tự sáng tạo.

C. Đàn piano.

D. Nhạc cụ.

Câu 4: Vanxơ là thể loại âm nhạc:

  1. Gắn liền với loại nhịp gồm 3 phách, có nguồn gốc từ sinh hoạt múa dân gian.
  2. Có khí nhạc nhỏ, giai điệu có tính chất du dương như hát.
  3. Một chương, có đặc điểm ca xướng trữ tình thể hiện ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hiện tượng về đêm.
  4. Với hình thức là những tác phẩm độc lập.

Câu 5: Quãng hòa thanh là:

  1. Sự kết hợp cao độ của 2 âm thanh.
  2. Tạo thành khi 2 âm thanh cùng vang lên một lúc.
  3. Tạo thành khi 2 âm thanh vang lên lần lượt.
  4. Số lượng bậc âm có trong quãng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

D

A

B

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng, liên hệ kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ những thông tin và cảm nhận của bản thân về một tác phẩm nhạc đàn đã được nghe.
  4. Sản phẩm: Thông tin và cảm nhận của bản thân về một tác phẩm nhạc đàn đã được nghe.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ những thông tin và cảm nhận của bản thân về một tác phẩm nhạc đàn đã được nghe.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ, vận dụng kết hợp sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong, chia sẻ trước lớp những thông tin và cảm nhận của bản thân về một tác phẩm nhạc đàn đã được nghe.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:

Dạ khúc: Nocturne in Eb Major (F.Chopin)

https://www.youtube.com/watch?v=tV5U8kVYS88

Nocturne in Eb Major (F.Chopin) là những âm thanh chậm rãi nhưng réo rắt và khắc khoải. Những âm thanh được người biểu diễn thể hiện một cách tinh tế, với những nốt nhạc rất dịu và có điểm rơi tự nhiên.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Một số thể loại nhạc đàn.

+ Khái niệm quãng; cách xác định và gọi tên quãng.

- Luyện tập, thực hành: hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2.

Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án âm nhạc 9 cánh diều theo mẫu công văn mới nhất , giáo án word âm nhạc 9 sách cánh diều, tải giáo án âm nhạc 9 cánh diều, GA âm nhạc 9 cánh diều 2024

Tài liệu giảng dạy môn Âm nhạc THCS

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay