Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 6: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt
Giáo án bài 6: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt sách Đạo đức 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Đạo đức 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án đạo đức 5 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 6: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT
BÀI 6: EM BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.
Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí được các tình huống trong việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng:
Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được cái đúng, cái cần bảo vệ; Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt; Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt; Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tự giác, chủ động trong việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Trung thực: Bảo vệ cái đúng, cái tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, VBT (nếu có).
Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
Các tình huống mô tả biểu hiện của cái đúng, cái tốt.
Bộ thẻ cảm xúc.
Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu.
Hình bông hoa, hình ảnh về những cái đúng cái tốt và cái xấu.
2. Đối với học sinh
SHS Đạo đức 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Nói lời hay, làm việc tốt (sáng tác: Mai Trâm). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Trong bài hát có những việc tốt nào mà HS cần thực hiện? + Em đã thực hiện được những việc tốt nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Những việc tốt nào mà HS cần thực hiện:
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bảo vệ cái đúng cái tốt là trách nhiệm của mỗi cá nhân chúng ta. Bởi lẽ những cái xấu luôn ở xung quanh, nếu không có sự nỗ lực bảo vệ cái đúng, cái tốt thì cái xấu sẽ ảnh hưởng đến bản thân và sự phát triển của xã hội. Bài học “Em bảo vệ cái đúng, cái tốt” sẽ giúp các em tìm hiểu về cái đúng, cái tốt và việc bảo vệ cái đúng, cái tốt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu những cái đúng, cái tốt cần bảo vệ. a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những anh hùng, chiến sĩ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 – 4 (SGK tr.30) trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Nêu những cái đúng, cái tốt cần bảo vệ trong tranh. - GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Tranh 1: Giúp đỡ người già hoặc những người gặp khó khăn. Biểu hiện: Bạn nam mặc áo vàng đỡ và hỏi thăm bà cụ bị ngã (phẩm chất nhân ái). + Tranh 2: Bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Biểu hiện: Hai bạn HS đang trò chuyện và khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam (phẩm chất yêu nước) + Tranh 3: Giúp đỡ cha mẹ. Biểu hiện: Sau khi học xong, bạn nam bên trái thể hiện mong muốn giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà (phẩm chất trách nhiệm). + Tranh 4: Nhật được của rơi, trả lại người đánh mất. Biểu hiện: Bạn HS nữ bên trái chọn cách đem ví đến văn phòng để nhờ trả lại người đánh rơi (phẩm chất trung thực). - GV khuyến khích HS làm việc nhóm, chọn 1 trong 4 trường hợp trong tranh phân vai diễn xuất. - GV mời 1 số nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: Cần nhận biết được cái đúng, cái tốt trong học tập, sinh hoạt để bảo vệ và thực hiện những việc làm đúng, việc làm tốt trong phạm vi có thể để giúp đỡ người khác cũng như rèn luyện bản thân. Đồng thời, tránh những việc làm xấu, những việc làm chưa tốt. - GV yêu cầu HS: Nêu thêm những cái đúng, cái tốt khác cần được bảo vệ. - GV mời HS giơ tay phát biểu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và chốt đáp án: + Trung thực trong học tập. + Chấp hành luật giao thông. + Vứt rác đúng nơi quy định. + Tôn trọng sự khác biệt của người khác. + Bảo vệ người yếu thế. + Hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn... + Chung tay xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp... - GV mở rộng cho HS xem video bài hát “Gặp cậu bé nhặt được hơn 70 triệu đồng trả lại người đánh rơi”. - GV đặt câu hỏi cho HS: + Bạn nhỏ đã có hành động tốt nào? + Việc làm của bạn nhỏ có ý nghĩa như thế nào? + Bạn nhỏ đã nhận được sự công nhận như thế nào? - GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Bạn nhỏ đã trả lại tài sản (chiếc ví) cho người đánh rơi. Số tiền trong chiếc ví không hề nhỏ. + Việc làm của bạn nhỏ không chỉ là hành động đáng tuyên dương về tấm gương việc tốt mà còn giúp người làm rơi đồ tìm lại tài sản. Điều đó không chỉ thể hiện đạo đức, nhận thức tốt của bản thân mà còn thể hiện sự tốt bụng. + Bạn nhỏ đã nhận được danh hiệu Người tốt, việc tốt tiêu biểu, vinh danh công dân thủ đô ưu tú cho hành động nhặt được của rơi trả người đánh mất. Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trình bày được lí do vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc to trước lớp câu chuyện “Một nhà thơ chân chính” SGK tr.31. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi đọc trả lời câu hỏi: + Theo em, nhà thơ cuối cùng trong câu chuyện đã bảo vệ cái đúng, cái tốt như thế nào? + Hành động đó đã mang lại điều gì? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV nêu kết luận: + Nhà thơ đến cuối cùng vẫn chọn cách không hát những lời ca ngợi về vị vua bạo ngược, ông chọn cách bảo vệ sự thật khi bị đưa lên giàn thiêu bằng cách hát bài hát phê phán nhà vua. + Hành động đó không chỉ cưu ông thoát khỏi cái chết mà còn được nhà vua trân trọng. - GV cho HS xem video mở rộng câu chuyện “Làm việc tốt đâu cần phải nhiều tiền” - GV đặt câu hỏi cho HS: + Người thanh niên trong video đã có những hành động đẹp nào? + Vì sao người thanh niên lại quyết định làm việc tốt đó? + Ý nghĩa của hành động đó đem lại cho cộng đồng là gì? - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ ý nghĩa của thông điệp. - GV chốt kiến thức: + Người thanh niên đã trở xe miễn phí cho những người khó khăn, lấy số tiền được khách cho thêm trong công việc chạy xe và số tiền kiếm được để phát cơm từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn. + Anh thanh niên thực hiện hành động đó xuất phát từ sự yêu thương, đồng cảm trong thâm tâm đối với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Anh muốn dùng sức mình để giúp đỡ, làm cho cuộc sống của mọi người trở nên tốt đẹp hơn. + Hành động đáng trân trọng của anh không phải vì lợi ích của cá nhân mà là vì lợi ích của cả cộng đồng, góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc, lan tỏa tấm gương về người tốt việc tốt trong xã hội. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng , cải tốt? - GV mời lần lượt các nhóm trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: Chúng ta cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt là vì: + Bảo vệ cái đúng, cái tốt giúp bản thân từng bước trở thành người có ích cho xã hội, phát triển nhân cách bản thân. + Bảo vệ cái đúng, cái tốt là cơ sở để bản thân học tập và phát triển. + Bảo vệ cái đúng , cái tốt giúp cho môi trường sống trở nên lành mạnh, tốt đẹp và an toàn. + Bảo vệ cái đúng , cái tốt để không bị ảnh hưởng từ cái xấu. + Phát huy, bảo vệ cái đúng, cái tốt sẽ giúp xã hội trở nên văn minh và phát triển. Hoạt động 3: Quan sát tranh và nêu cách các bạn trong tranh đã bảo vệ cái đúng, cái tốt a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học về bảo vệ cái đúng, cái tốt. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 – 4 (SGK tr.31-32) trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Nêu cách các bạn trong tranh đã bảo vệ cái đúng, cái tốt. - GV chia lớp thành 2 nhóm. Lần lượt HS 2 nhóm lên bảng và ghi cầu trả lời của nhóm mình trong thời gian quy định. - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Tranh 1: Trong lúc học nhóm, các bạn HS đã chọn cách tự làm bài tập của mình, tránh việc sao chép kết quả của nhóm khác. Điều này thể hiện phẩm chất trung thực trong học tập và cuộc sống. + Tranh 2: Khi chuẩn bị đi nhà sách, thấy chị gái không đội mũ bảo hiểm, em trai nhắc nhở chị cần nghiêm chỉnh chấp hành Luật An toàn giao thông để đảm bảo an toàn. Đây là hành động thể hiện phẩm chất trách nhiệm trong cuộc sống. + Tranh 3: Khi thấy cây mới trồng cạnh vỉa hè bị đổ nghiêng, Na giúp trồng lại cây. Đây là việc làm thể hiện phẩm chất trách nhiệm và nhân ái. + Tranh 4: Khi Na lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Cốm, Na xin lỗi bạn. Đây là hành động thể hiện phẩm chất trung thực. - GV đặt câu hỏi mở rộng cho HS: Em hãy kể thêm các cách khác để bảo vệ cái đúng , cải tốt. - GV mời học sinh xung phong phát biểu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: + Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo quê hương (phẩm chất yêu nước). + Đứng ra bảo vệ người yếu thế (phẩm chất nhân ái). + Hoàn thành bài tập và phụ giúp bố mẹ công việc nhà trong khả năng (phẩm chất trách nhiệm). + Báo cáo đầy đủ, chính xác kết quả làm và học bài với thầy cô (phẩm chất trung thực). + Nỗ lực cùng các bạn trong lớp học tập và rèn luyện trong thi đua (phẩm chất chăm chỉ).
………………… |
- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS phân vai diễn xuất.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu. - HS phát biểu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nghe video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS xem video mở rộng.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.
…………………………. |
--------------------------------
------------- Còn tiếp -------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm
Phí Đặt
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo