Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 6 Văn bản 3: Bếp lửa

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 6 Văn bản 3: Bếp lửa. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 8 sách kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 6 Văn bản 3: Bếp lửa

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm

Ngày soạn:…../…../…..

Ngày dạy:…../……/…..

ÔN TẬP VĂN BẢN 3: BẾP LỬA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Bếp lửa.
  • Luyện tập theo văn bản Bếp lửa.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Học sinh nhận biết được một số nét đặc sắc của thơ tự do
  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng, tin yêu vẻ đẹo của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, chia sẻ về những vấn đề được gợi mở.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS về kỉ niệm của mình và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ:

Qua bài Bếp lửa, gợi nhắc cho em nhớ đến hình ảnh người bà của mình, hãy chia sẻ với cả lớp về kỉ niệm mà em nhớ nhất khi ở cạnh bà.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở:

Những kỉ niệm về quê thăm bà, kỉ niệm ngày tết bên bà, ở cùng bà những ngày hè,….

- GV dẫn dắt vào bài học:

Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Thơ bằng Việt trong trẻo mượt mà , khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ . Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi ấy tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc thấm thía, vừa quen thuộc với người đọc.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

·      Em hãy nêu một số hiểu biết về tác giả Bằng Việt?

·      Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?

·      Nêu xuất xứ của văn bản?

·      Nêu mạch cảm xúc của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm thực hiện:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu những hồi tưởng về bà và tình bà cháu?

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cảm nghĩ của cháu về cuộc đời?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm.

1. Tác giả

Bằng Việt sinh năm 1941

- Quê ở Thạch Thất, Hà Tây, Hà Nội.

- Làm thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

- Hiện là chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: “ Bếp lửa”sáng tác năm 1963 – Tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô

- Xuất xứ: Bài thơ được đưa vào tập "Hương cây- bếp lửa"(1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.

- Bài thơ là lời người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức

a) Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

- Hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong kí ức “bếp lửa”.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

à Điệp ngữ “một bếp lửa” diễn đạt 1 kỉ niệm rất riêng tư không mờ phai trong kí ức về hơi ấm gia đình.

- “Chờn vờn” à từ láy tượng hình miêu tả hình ảnh ngọn lửa trong sương sớm à Gợi cảm giác ấm áp, quen thuộc trong mỗi gia đình ở một miền quê yên tĩnh.

- “ấp iu” à vừa gợi tả chính xác công việc nhóm bếp vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.

- Cùng xuất hiện với hình ảnh “bếp lửa” là tình cảm “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

=> Hình ảnh bếp lửa trong kí ức đã đưa cháu trở về với nỗi nhớ thương bà, gợi về kỉ niệm những năm tháng tuổi thơ bên bà.

b) Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu

- Tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn:

   + Tuổi thơ có bóng đen của chiến tranh và nạn đói năm 1945.

   + Có mối lo của giặc tàn phá xóm làng

   + Có hình ảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: mẹ và cha đi công tác xa.

   + Cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, bà thay trách nhiệm cha mẹ chăm sóc cháu, cháu sớm phải có ý thức tự lập.

- Lời bà bình dị thể hiện đức hi sinh cao cả vì con vì cháu vì cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

- Kỷ niệm tuổi thơ là gắn với bà và bếp lửa.

- Âm thanh tu hú khắc khoải gọi hè:

→ Gợi tình cảnh vắng vẻ và khắc khoải nhớ mong của hai bà cháu

→ âm thanh thân thuộc của quê hương.

- Bếp lửa là h/ả thực.

- Ngọn lửa là hình ảnh khái quát tượng trưng cho tình cảm của bà (ngọn lửa tình bà, ngọn lửa niềm tin mà bà truyền cho cháu)

⇒ Kỉ nệm tuổi thơ bên bà là những kỉ niệm đẹp, đầy ắp tình bà cháu, bà nuôi cháu lớn khôn chắp cánh ước mơ cho cháu trện mọi chặng đường đời.

c) Cảm nghĩ của cháu về cuộc đời bà

“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.

…..Ôi kì lạ ….bếp lửa”

- “Lận đận” → vất vả k suôn sẻ.

- “biết mấy nắng mưa” → lam lũ vất vả.

⇒ Cuộc đời bà là cuộc đời vất vả gian truân k suôn sẻ.

- Một người bà chịu thương, chịu khó, giàu lòng nhân ái, đức hi sinh thầm lặng, nhận gian khổ về mình

⇒ hình ảnh của người bà, người mẹ VN.

"nhóm nồi xôi, nhóm yêu thương, nhóm tâm tình"

- Ngọn lửa không chỉ được bà nhóm lên bằng nguyên liệu bên ngoài mà còn được nhóm bằng ngọn lửa của lòng yêu thương , niềm tin, sức sống trong lòng bà đối với con cháu và đất nước. (ngọn lửa mang ý nghĩa biểu tượng)

- Bà nhóm lên ngọn lửa của t/y thương và niềm tin trong lòng cháu ⇒ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa → ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng

- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận trong thơ trữ tình

- Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

- Các phép tu từ: điệp ngữ, h/ả bếp lửa, ngọn lửa lặp đi lặp lại-> nhấn mạnh h/ả chủ đạo xuyên suốt bài thơ.

2. Nội dung

Triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài, rộng của cuộc đời. Tình yêu thương bà và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

BÀI 3: LỜI SÔNG NÚI

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay