Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy văn 8 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC BÀI LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 1:  CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

..................................................

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết : 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp và VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp hàng ngày và trong sáng tác văn học.
  • Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố trong VB.
  • Biết trình bày giới thiệu ngắn về một cuốn sách
  • Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Rút ra được chủ đề của VB: hào khí, tinh thần yêu nước, chí khí anh hùng của người Việt ở thời Trần và bài học giữ nước cho thế hệ mai sau.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn:

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về những anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử Việt Nam.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về những vị anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử Việt Nam.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy kể tên một số vị anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử mà em đã biết?
  • GV mở đoạn video về Trần Quốc Toản cũng như hội nghị Bình Than.

https://www.youtube.com/watch?v=Wf7_V6Swr1c

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV, xung phong chia sẻ những vị anh hùng nhỏ tuổi của dân tộc

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS nêu tên về các nhân vật anh hùng nhỏ tuổi hay các câu chuyện lịch sử về họ mà em đã biết.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: Các nhân vật anh hùng nhỏ tuổi: Võ Thị Sáu, Kim Đồng,…
  • GV dẫn dắt vào bài: Lịch sử dân tộc của chúng ta là trang sử viết bằng máu xương và nước mắt của biết bao thế hệ. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần đó đã được đúc kết và tôi luyện qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Hễ giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh, từ người già cho đến trẻ con đều trở thành những chiến sĩ dũng cảm. Ngược dòng lịch sử về thế kỉ trước, chúng ta sẽ cùng sống lại trong sự hào hùng khí thế Đông A về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản qua văn bản 1- Tiết 1- Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Câu chuyện của lịch sử và thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Câu chuyện của lịch sử
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Câu chuyện của lịch sử
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Câu chuyện của lịch sử.

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 1.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Câu chuyện của lịch sử bao gồm các văn bản với các câu chuyện lịch sử được tái hiện. Mang đến cho người đọc sự cảm nhận khách quan về lịch sử cũng như nhân vật

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Truyện lịch sử

Quang Trung đại phá quân Thanh

Truyện lịch sử

Ta đi tới

Thơ

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố hình thức của truyện lịch sử
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc các thông tin về khái niệm, đề tài, chủ đề trong phần Tri thức ngữ văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, lấy ví dụ trong một văn bản cụ thể.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Ví dụ: VB Lá cờ thêu sáu chữ vàng:

+ Đề tài: Lịch sử.

+ Cốt truyện: Là câu chuyện mà nhà văn kể lại, trên cơ sở sự kiện, biến cố xảy ra trong một bối cảnh, thời đại cụ thể.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

- GV bổ sung kiến thức:

 

2. Tri thức ngữ văn

- Thể loại:

+ Truyện lịch sử mang đầy đủ đặc điểm của tác phẩm truyện: cốt truyện, người kể chuyện, lời kể và nhân vật.

Cốt truyện

+ Cốt truyện của truyện lịch sử: Là cốt lõi mà nhà văn kể lại dựa trên cơ sở sự kiện, biến cố xảy ra trong một bối cảnh cụ thể, mà trung tâm là hoạt động của con người.

+ Cốt truyện của truyện lịch sử: kết quả của sự tưởng tượng hư cấu và sắp xếp một cách nghệ thuật theo ý đồ của nhà văn.

Nhân vật

+ Nhân vật rất phong phú: Vua chúa, tướng sĩ, quan lại, người tu hành, nho sĩ thứ dân….

+ Nhân vật chính là người có vị thế cao trong xã hội, có vai trò cao trong cộng đồng.

+ Thái độ với nhân vật thể hiện quan niệm, cái nhìn riêng của nhà văn đối với con người, cuộc đời, xã hội.

- Màu sắc lịch sử

+ Thể hiện qua các yếu tố: ngôn ngữ nhân vật.

 

Hoạt động 3: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

               DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Cuộc đời – sự nghiệp

- Tên: Nguyễn Huy Tưởng

-  Năm sinh – mất: 1912 - 1960.

-  Quê: Hà Nội.

- Là người có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử.

- Có và đóng góp nổi bật ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch.

b. Sáng tác tiêu biểu

- Tác phẩm chính: Đêm hội Long Trì (1942), Vũ Như  Tô (1943), An Tư (1944),  Bắc Sơn (1946), Lá cờ thêu sáu chữ vàng(1960), Sống mãi với thủ đô (1961)…

2. Tác phẩm

- Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc phần 3 của tác phẩm cùng tên Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

 

 

 

Hoạt động 4: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thể loại và chủ đề tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng:

+ Em hiểu gì thể loại truyện lịch sử?

+ Xác định bối cảnh của truyện?

+ Tóm tắt tác phẩm và xác định chủ đề của tác phẩm?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhân vật Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Tâm trạng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

+ Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp Vua, Trần Quốc Toản có hành động gì? Vì sao Trần Quốc Toản lại có hành động như vậy?

+ Thông qua đoạn đối thoại với các nhân vật khác trong truyện nét tính cách nào của Trần Quốc Toản đã được bộc lộ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhân vật Vua Thiệu Bảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  Dựa vào phần chuẩn bị tại nhà em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, Vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị Vua này?

-  HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS:

+ Trình bày những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xác định cốt truyện, bối cảnh, ngôn ngữ, nhân vật của văn bản

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Thể loại và chủ đề tác phẩm

- Thể loại: Truyện lịch sử

+ Truyện lịch sử mang đầy đủ các đặc điểm của tác phẩm truyện: cốt truyện, người kể chuyện, lời kể, nhân vật…

+ Đề tài: đề tài lịch sử.

+ Là cốt lõi mà nhà văn kể lại dựa trên cơ sở sự kiện, biến cố xảy ra trong một bối cảnh cụ thể, mà trung tâm là hoạt động của con người.

+ Cốt truyện là kết quả của sự tưởng tượng hư cấu và sắp xếp một cách nghệ thuật theo ý đồ của nhà văn.

+ Nhân vật trong truyện lịch sử phong phú: vua chúa, tướng sĩ, quan lại, những người tu hành nho sĩ,….

·      Nhân vật chính lại là người có vị thế cao trong xã hội.

 Bối cảnh sự kiện lịch sử

Câu chuyện dựa trên bối cảnh của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai.

 Tóm tắt tác phẩm

Tại bến Bình Than, Vua Trần cùng các quan bàn kế sách chống giặc. Vì chưa đủ tuổi, Trần Quốc Toản cảm thấy nhục nhã chỉ muốn gặp Vua để bày tỏ chủ kiến của mình là không chấp nhận hòa hoãn. Trần Quốc Toản nóng lòng mà định vượt qua hàng rào quân cấm vệ, bị ngăn cản đã xảy ra xung đột. Khi được gặp Vua, Trần Quốc Toản nói to câu xin đánh. Vua Trần biết nỗi lòng của chàng trai không trách phạt còn ban thưởng một quả cam. Trần Quốc Toản quyết định trở về quê chiêu mộ binh mã, thao luyện võ nghệ đề xuất quân đánh giặc. Khi chàng xòe tay ra, quả cam đã bị bóp nát.

Chủ đề tác phẩm

+ Thể hiện tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản => Thể hiện tinh thần, hào khí chống giặc của quân dân nhà Trần.

II.    Nhân vật Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

-   Tâm trạng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản khi đứng trên bờ

+ Trần Quốc Toản năn nỉ quân Thánh Dực để xuống bến

+ Cảm thấy nhục nhã khi phải đứng rìa

+ Ước ao được xuống thuyền rồng dự bàn việc nước và thể hiện ý nguyện với vua

 + Muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến

=>Khẳng định thêm ý nguyện đánh giặc, sục sôi đến mức định liều lĩnh

+ Tâm trạng của Trần Quốc Toản: ao ước được bàn việc nước; “ganh tị” với những người anh em được dự họp; bức xúc vì phải đứng ngoài; tính chuyện liều lĩnh để được gặp Vua…

ð Thể hiện tấm lòng yêu nước, căm thù giặc, muốn góp sức mình để đánh đuổi quân xâm lược

Khi bị quân Thánh Dực ngăn xuống gặp Vua

+ Hành động khác thường: “xô mấy người lính Thánh Dực, xăm xăm xuống bến”; “tuốt gươm, mắt trừng lên” dọa chém người ngăn cản; đỏ mặt quát lớn; múa tít gươm....

+ BIết rõ hành động của mình có thể bị chém đầu nhưng không sợ vì quá nóng lòng muốn gặp Vua.

-       Nét tính cách của Trần Quốc Toản thông qua hội thoại với các nhân vật:

+ Trần Quốc Toản với quân Thánh Dực: Hai bên cãi cọ, xung đột nhau =>Trần Quốc Toản bộc lộ sự bức xúc, nóng nảy, thiếu kiềm chế

+ Trần Quốc Toản với chú ruột Chiêu Thành Vương: Hai bên đối đáp, lí do Trần Quốc Toản đến bến Bình Than gây náo loạn.

ð Thể hiện sự suy nghĩ chín chắn của Trần Quốc Toản trước tình thế đất nước.

+ Trần Quốc Toản với vua Thiệu Bảo: nói với Vua điều nung nấu trong lòng

=>Cho thấy một Trần Quốc Toản mạnh mẽ, ngay thẳng, dám làm dám chịu đặt vận mệnh đất nước cao hơn tính mạng bản thân.

III.  Nhân vật Vua Thiệu Bảo

+ Lúc cuộc họp tạm nghỉ, vua thấy Trần Quốc Toản giằng co với quân lính.

+ Sau khi nghe Trần Quốc Toản nói, Vua cũng nghe lời kết tội về hành động liều lĩnh của Trần Quốc Toản

Thái độ và cách ứng xử của nhà Vua

+ Mỉm cười gật đầu khi nghe ý nguyện đánh giặc của Trần Quốc Toản hợp ý mình.

+ Cảm thông và thấu hiểu với mong muốn của Trần Quốc Toản.

+ Vua khuyên giải động viên Hoài Văn Hầu một cách nhẹ nhàng ôn tồn và ban thưởng cam quý

ð Vua vừa nghiêm minh vừa khoan dung, độ lượng. Tư cách của người anh đối với đứa em họ chưa đến tuổi trưởng thành.

ð Nhà Vua nhận ra phẩm chất đáng quý của một chàng trai trẻ

IV.Tổng kết

1.  Nội dung

- Khắc họa vẻ đẹp, cuộc đời của người anh hùng tuổi trẻ tài cao, chí lớn với những hành động quả cảm

- Tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc, nhất là các bạn nhỏ tuổi.

2. Nghệ thuật

- Xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc, ấn tượng.

- Khắc họa một cách chân thực các sự kiện lịch sử, con người, dân tộc.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

=> Xem nhiều hơn:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của tác giả nào?

A.    Nguyễn Du

B.     Nguyễn Huy Tưởng

C.     Nguyễn Khuyến

D.    Nguyễn Huệ

Câu 2: Nhân vật chính của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là ai?

A. Chiêu Thành Vương

B. Hoài Văn Vương

C. Trần Quốc Tuấn

D. Trần Nhật Duật

Câu 3: Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng có ý nghĩa gì ?

A. Phá cường địch báo hoàng ân.

B. Phá thế giặc, đền quốc gia

C. Phá ngoại xâm, đền nợ nước

D. Phá giặc mạnh, trả thù nhà

Câu 4: Trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng chi tiết Hoài Văn Hầu thích chữ gì lên tay?

A.Quyết chiến

B. Phá cường địch

C. Sát Thát

D.Trả thù

Câu 5: Sau khi từ bến Bình Than trở về, Trần Quốc Toản làm việc gì?

A. Huy động binh lính

B. Luyện võ

C. Tiếp tục học tập trau dồi chờ đến tuổi đánh giặc

D. Không làm gì

Câu 6: Nhân vật Chiêu Thành Vương trong tác phẩm là ai?

A.Vua Trần

B. Trần Quốc Tuấn

C. Chú của Hoài Văn

D.Trần Thủ Độ

Câu 7: Trần Quốc Toản và Trần Quốc Tuấn có mối quan hệ thế nào?

A.Là cùng 1 người

B. Cha – con

C. Là hai anh em

D.Là hai danh tướng nhà Trần

Câu 8: Hội nghị Diên Hồng được tổ chức vào:

A.Tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long

B. Các phụ lão trong cả nước được triệu về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên mông sang xâm lược nước ta lần thứ 2

C. Năm 1284 khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần 2

D.Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 3

Câu 9: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây

A. Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, sau này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Quốc Toản là anh vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

C. Trần Quốc Toản là con trai vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

D. Trần Quốc Toản là em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

Câu 10: Câu chuyện dựa trên bối cảnh lịch sử nào?

A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ.

C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai.

D. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1.B

2.B

3.A

4.C

5.A

6.C

7.D

8.C

9.D

10. C

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau

Câu 1: Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 7-9 câu phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Câu 1:

Trần Quốc Tuấn là người trẻ, có tình yêu đất nước mãnh liệt và là người có khí phách oai phong. Khi đọc cuốn Lá cờ thêu sáu chữ vàng, bạn sẽ thấy một Trần Quốc Tuấn quyết liệt, khẳng khái và oai phong như thế nào. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với bút pháp tài hoa đã in đậm hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam trên những trang văn lịch sử hào hoa, hào hùng của dân tộc. Cậu bé Hoài Văn vì không được bàn việc nước nên vừa tức vừa hờn vừa tủi, mặc dù được ban cam quý nhưng nỗi uất ức vẫn không nguôi ngoai. Nhìn thấy sự cười nhạo của đám quân Thánh Dực, Hoài Văn càng trở nên tức tối và dẫn đến việc bóp nát quả cam quý vua ban trong tay. Lòng yêu nước cùng sự căm phẫn giặc, đã nhen nhóm trong Hoài Văn những hy vọng đầu tiên về việc chiêu binh bãi mã đánh giặc. Điều đó cho ta thấy Hoài Văn không chỉ là một cậu bé dũng cảm, gan dạ mà còn có ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi đất nước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
  4. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

...

Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in ngữ văn 8 kết nối tri thức, tải giáo án văn 8 kết nối tri thức bản chuẩn, soạn ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối tri thức bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay