Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 6: Bếp lửa (Bằng Việt)
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 : Bếp lửa

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức

BẾP LỬA

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: 

Em hãy chia sẻ suy nghĩ về một tác phẩm nói về tình cảm gia đình mà em đã đọc, đã học.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu tác giả

GV hỏi một số học sinh trả lời:

  • Tìm hiểu vài nét về cuộc đời - sự nghiệp của tác giả Bằng Việt.

  • Thơ Bằng Việt có đặc trưng gì? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Bằng Việt.

Sản phẩm dự kiến:

- Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Nội, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ

Thơ ông trong trẻo, mượt mà, cảm xúc tinh tế, giàu suy tư

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (1968, in chung); Những gương mặt, những khoảng trời (1973), …

Hoạt động 2. Tác phẩm

HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa.

Sản phẩm dự kiến:

- Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

GV yêu cầu học sinh thảo luận trả lời câu hỏi:

Câu 1:

  • Bài thơ là lời của ai? Cảm xúc được gợi lên từ hình ảnh nào?

  • Em hãy xác định bố cục bài thơ.

Sản phẩm dự kiến:

- Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

- Bài thơ được chia thành 4 phần:

+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu.

+ Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

+ Phần 3 (Khổ 6): Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

+ Phần 4 (Khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà.

Câu 2

  • Hình ảnh người bà gợi cho em những cảm nhận như thế nào? 

  • Chỉ ra một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà.

Sản phẩm dự kiến:

Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

Câu 3

Nêu cảm nhận của em về tình cảm người cháu dành cho bà. Những dòng thơ nào giúp em cảm nhận như vậy?

Sản phẩm dự kiến:

Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…

Câu 4

Hình ảnh bếp lửa được lặp lại mấy lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Sản phẩm dự kiến:

Hình ảnh bếp lửa được lặp lại trực tiếp 7 lần trong bài thơ. Ngoài ra, hình ảnh bếp lửa còn xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói, hành động nhóm lửa và hình ảnh ngọn lửa (mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu, cháu cùng bà nhóm lửa, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,…). Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ gắn liền với hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa là tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu. Hằng ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên tình yêu, niềm vui, niềm hi vọng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Bà chính là người thắp lửa, chắt chiu gìn giữ ngọn lửa ấm áp của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau. Như vậy, hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Vì thế, với người cháu, bếp lửa quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng của tuổi thơ nhưng lại mang ý nghĩa về sự kì diệu, thiêng liêng: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

III. TỔNG KẾT

1. Ngôn ngữ

GV đặt câu hỏi tổng kết về ngôn ngữ, giọng điệu: Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ “Bếp lửa”.

Sản phẩm dự kiến:

- Giản dị, gần gũi

- Giọng điệu tự sự

2Bố cục

GV đặt câu hỏi tổng kết: Nhận xét về bố cục của bài thơ “Bếp lửa”.

Sản phẩm dự kiến:

Bố cục văn bản gồm 3 phần, nội dung của các phần đều nhấn mạnh đến chủ đề của văn bản là những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, qua đó thể hiện nét đắc trong nghệ thuật trào phúng trong văn học Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào? 

A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp

B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945

C. Nạn đói năm 1945

D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Câu 2: Ý nghĩa của ba câu thơ sau

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm

A. Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà

B. Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà

C. Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm của người bà

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3: Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

A. Kiên nhẫn, khéo léo

B. Cần cù, chăm chỉ

C. Vụng về, thô nhám

D. Mảnh mai, yếu đuối

Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để diễn tả kỉ niệm “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”?

A. Nhân hoá

B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Hoán dụ

D. So sánh

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1: C

Câu 2: B 

Câu 3: A
Câu 4: B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bài thơ đã “vẽ” lên bức “chân dung cuộc sống” nào? Điều gì trong bức chân dung ấy gây ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn từ 8 – 12 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức

Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời

Ngữ văn 8 kết nối tri thức

Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

 
 

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay