Kênh giáo viên » Ngữ văn 8 » Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn ngữ văn lớp 8 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 1 văn bản 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 1 thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 1 văn bản 2: Quang Trung đại phá quân Thanh

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 1 thực hành tiếng Việt: Từ ngữ địa phương

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 1 văn bản 3: Ta đi tới (trích)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 1 viết: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 1 nói và nghe: Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 2 văn bản 1: Thu điếu

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 2 thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình và tự tượng thanh

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 2 văn bản 2: Thiên Trường vãn vọng

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 2 thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ đảo ngữ

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 2 văn bản 3: Ca Huế trên sông Hương

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 2 viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 2 nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hoá truyền thống trong cuộc sống hiện tại)

Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 3 văn bản 1: Hịch tướng sĩ

....

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

…………………………..

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2

  • Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản
  • Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh
  • Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét dặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm
  • Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội
  • Biết yêu quý, trân trọng những giá trị văn hóa, văn học truyền thống

 

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT    : VĂN BẢN 1: THU ĐIẾU

( MÙA THU CÂU CÁ)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • HS nhận biết được đặc điểm của niêm, luật; xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thu điếu. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
  • HS cảm nhận được niềm yêu thương, sự gắn bó của tác giả với con người và cảnh sắc quê hương, với cuộc đời.
  • Biết trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực riêng

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thu điếu
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm Thu điếu.
  • Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thương, sự gắn bó với cảnh sắc quê hương với cuộc đời
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thu điếu
  3. Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video clip giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu tác gia Nguyễn Khuyến
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Trong một năm em yêu thích mùa nào nhất? Hãy dùng một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả về vẻ đẹp của mùa đó?
  • GV cho HS xem một video ngắn về tác giả Nguyễn Khuyến

https://www.youtube.com/watch?v=0fSixobf7Q4&t=151s ( từ giây 50 đến 2’30s)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem video và phát biểu cảm nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét đánh giá
  • GV dẫn dắt vào bài: Nhắc đến Nguyễn Khuyến là nhắc đến một nhà nho lỗi lạc của dân tộc. Không chỉ được đánh giá cao về học thức mà còn cả những trăn trở của ông trước thế sự và cuộc đời. Ông thường có những vần thơ vừa để miêu tả tình cảm cảm xúc với quê hương nhưng qua đó lại thể hiện những nỗi niềm khắc khoải của mình về cuộc đời. Hãy cùng tìm hiểu những nỗi niềm khắc khoải đó qua văn bản Thu điếu – Tiết 1 bài 1.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm thơ đường luật thất ngôn bát cú và đọc văn bản Thu điếu.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ đường luật thất ngôn bát cú và văn bản Thu điếu.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Thu điếu.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về thơ Đường luật và thể thơ thất ngôn bát cú?

+ Trình bày bằng sơ đồ vể cách gieo vần thể thơ Thất ngôn bát cú?

-   Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-                    GV đặt câu hỏi yêu cầu HS chia nhóm để trả lời câu hỏi:

 

+ Nhóm 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến?

+ Nhóm 2: Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Thu điếu?

+ Nhóm 3: Ý nghĩa nhan đề cùng với bố cục bài thơ?

-        HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-        HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

I.    Tìm hiểu chung

1.   Thơ đường luật và thể thơ thất ngôn bát cú

a.    Khái niệm

-         Thơ đường luật

Thơ đường luật hay còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật. Là một loại thơ làm theo luật thơ được đặt ra từ thời nhà Đường bao gồm có 3 loại: thơ bát cú (mỗi bài 8 câu), thơ tứ tuyệt ( mỗi bài 4 câu), thơ bài luật ( dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó điển hình nhất là thơ thất ngôn bát cú.

+ Ngôn ngữ thơ đường luật rất cô đọng, hàm súc. Bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình. Ý thơ gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn….

-         Thơ thất ngôn bát cú

+ Về bố cục: Bài thơ gồm có bốn cặp câu thơ tương ứng 4 vế: đề- thực- luận – kết.

·        Hai câu đề: triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề

·        Hai câu thực: Giải thích rõ các khía cạnh chính của đối tượng được miêu tả bàn luận

·        Hai câu luận: luận giải phát triển, mở rộng suy nghĩ về đối tượng.

·        Hai câu kết: Thâu tóm tinh thần của toàn bài và có thể mở ra những ý tưởng, liên tưởng mới.

+ Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ sắp xếp thanh bằng trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ để tạo sự phong phú cho điệu thơ.

·       Về niêm: hai cặp câu liền nhau được dính theo nguyên tắc chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4, câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh.

+ Về vần nhịp: Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần và gieo vần bằng.

+ Về đối: bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu đối ở hai câu thực và hai câu luận, cũng có bài chỉ đối ở một liên hoặc ở ba, bốn liên.

b.   Sơ đồ cách gieo vần, niêm luật của thể thất ngôn bát cú

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Đối

1

B-B-T-T-T-B-B

Câu 1 và 8

B

 

2

T-T-B-B-T-T-B

Câu 2 và 3

B

 

3

T-T-B-B-B-T-T-T

 

4

B-B-T-T-T-B-B

Câu 4 và 5

B

Đối

5

B-B-T-T-B-B-T

 

6

T-T-B-B-T-T-B

Câu 6 và 7

B

Đối

7

T-T-B-B-B-T-T

 

8

B-B-T-T-T-B-B

Câu 8 và 1

B

 

 

2.Đọc văn bản

a. Tác giả

-  Tên: Nguyễn Khuyến

- Năm sinh – năm mất: 1835 -1909

- Quê quán: Xã Yên Đổ, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.

-  Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, từ năm 1864 đến 1871 ông đỗ đầu hết cả ba kì thi nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

- Ông là người tài năng cốt cách thanh cao và tấm lòng yêu nước thương dân.

- Hiện tại ông để lại 800 bài thơ cả chữ Hán và chữ Nôm, thơ văn, câu đối.

- Nội dung sáng tác:

+ Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, gia đình bạn bè.

+ Phản ánh cuộc sống của những con người cực khổ, thuần hậu, chất phác

+ Châm biến đả kích thực dân xâm lược và tầng lớp thống trị.

+ Bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân với nước.

b. Tác phẩm

- Xuất xứ: Tác phẩm Thu điếu nằm trong chùm thơ mùa thu gồm có 3 bài của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Chủ đề: Bài thơ bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.

c. Ý nghĩa nhan đề và bố cục tác phẩm

- Bố cục: 2 phần

+ Sáu câu đầu: Cảnh sắc thiên nhiên trời thu Bắc Bộ

+ Hai câu kết ( câu 7+8): Suy tư của chủ thể trữ tình trước cảnh vật trời thu và nỗi niềm thế sự.

-         Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề “Mùa thu câu cá” có mối liên hệ trục tiếp với nội dung của hai câu đề: không gian ao thu với mặt nước êm đềm và chiếc thuyền câu bé nhỏ.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Thu điếu.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Thu điếu.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Thu điếu.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Bức tranh thiên nhiên mùa thu của Bắc Bộ

Bứoc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ được tái hiện ở những không gian nào? Nhận xét về trình  tự miêu tả những không gian đó?

Để nói về vẻ đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ tác giả đã dùng những từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh ra sao? Hãy chỉ ra nét đặc sắc về cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến?

+ em có nhận xét gì về đặc điểm thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú được thể hiện trong bài thơ Thu điếu?

-       GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-       Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-       GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-        GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

·        GV bổ sung

Căn cứ vào sơ đồ gợi ý về cách gieo vần của thể thơ thất ngôn bát cú đã cung cấp ở trên HS có thể nhận xét cách gieo vần cũng như niêm luật bài thơ Thu điếu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nỗi niềm của chủ thể trữ tình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-        GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Chủ thể trữ tình hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào?

+ Em cảm nhận ra sao về nỗi niềm tâm sự của tác giả?

+ Chủ đề của bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn của tác giả?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-       HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Bước 3: báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-       GV mời 2-3 HS trả lời, yêu cầu cả lớp nhận xét góp ý bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức è Ghi lên bảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Thu điếu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng.

 

II.    Tìm hiểu chi tiết

1.      Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ

Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ được tái hiện lần lượt thông qua các không gian, trình tự được thể hiện qua 6 câu thơ đầu như sau:

a.      Hai câu đề

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

·          Khung cảnh: ao thu, chiếc thuyền câu là những hình ảnh vô cùng bình dị, gần gũi và thân thuộc với quê hương.

·          Không gian mùa thu  mở ra một cách bát ngát mà mùa thu lại hẹp lại trên một ao thu rồi đến “một” chiếc thuyền câu đã bé lại càng trở nên bé hơn như muốn thu mình vào cảnh “bé tẻo teo”. Số từ “một” kết hợp với tính từ “bé tẻo teo” càng tô đậm sự mênh mông của không gian và sự cô quạnh của trời đất vào thu.

Điểm nhìn đi từ cái bao quát đến cận cảnh: Từ ao thu đến chiếc thuyền câu.

Đường nét sắc thái tinh tế của cảnh thu được bộc lộ qua hệ thống các từ láy “ lạnh lẽo”, “tẻo teo”; cùng với “trong veo” => Cảnh thu vắng lạnh, lại có chút gì đó đìu hiu.

ð    Cảnh thu hiện lên vô cùng quen thuộc đối với làng quê Bắc Bộ nhưng lại đìu hiu, vắng, lạnh và cái lạnh dường như thấm vào cả không gian. Phải chăng cái lạnh của không gian cũng chính là cái lạnh của lòng người?

b.      Hai câu thực

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trong gió khẽ đưa vèo”

Sắc trời mùa thu Bắc Bộ được gợi tả qua các nét:

+ Sắc màu: màu xanh biếc của sóng nước và sắc vàng của lá hòa thành một màu sắc kì diệu của trời thu.

+ Đường nét: gió thu thoáng nhẹ, sóng gợn nhẹ nhàng, lá vàng trong gió bay khẽ khàng… Càng tô đậm thêm sự tĩnh lặng của mùa thu.

ð    Nghệ thuật lấy động tả tĩnh lấy cái gợn của gió, cái bay của lá để nhấn mạnh sự tĩnh lặng của thiên nhiên mùa thu.

ð    Phác họa mùa thu với những màu sắc hài hòa không gian tĩnh lặng với bao nhiêu những cử động nhưng vẫn im lìm, mỏng manh và nhỏ nhẹ. Để có thể cảm nhận những rung động mơ hồ, khe khẽ của vạn vật đất trời chắc chắn tác giả phải là người hòa điều với thiên nhiên, và say đắm với nó mới có thể diễn tả một cách chân thực như vậy.

c.      Hai câu luận

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Bước sang 2 câu luận dường như điểm nhìn của nhà thơ đã có sự mở rộng về chiều cao, chiều sâu và chiều rộng. Từ điểm nhìn là chiếc thuyền câu bé tí teo với một chiếc ao thu tác giả đưa tầm mắt lên “tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”, “ngõ trúc quanh co”.

+ Việc miêu tả trời thu xanh ngắt càng khiến mùa thu trở nên lắng đọng và tĩnh lặng hơn. Sắc xanh của nước ao thu với sắc trời như hòa quyện với nhau lại càng tô điểm thêm sự lạnh lẽo của không gian.

+ Không gian mùa thu càng được tô điểm với  hình ảnh cảnh vật đìu hiu ngõ trúc “quanh co”, “khách vắng teo”=> Không gian tĩnh lặng, vắng bóng người, vắng tiếng, gần như là tuyệt đối.

ð    Cảnh thu với sắc xanh của bầu trời thu, nhưng không khí thu dường như ngưng đọng lại trong khoảnh khắc không người, không tiếng động… Phải chăng cảnh thu đã được vẽ bởi bao vấn vương mang những cảm nhận tâm trạng của thi nhân?

d.     Nghệ thuật diễn tả

-          Sử dụng hệ thống từ ngữ vô cùng linh động, có tính gợi tả mạnh “lạnh lẽo”, “trong veo”, “bé tẻo teo”, “gợn tí”, “đưa vèo”, “xanh ngắt”, “vắng teo”…. Có thể thấy cách gieo vần chân vô cùng đắt “eo” ở cuối câu như tô đậm sự nhỏ bé, eo hẹp của không gian. Càng có cái gì đó như gợi buồn mang mác.

-          Không gian mùa thu Bắc Bộ hiện lên có chiều sâu, chiều cao, chiều rộng… đó là hình ảnh bầu trời mùa thu, của ao thu, của chiếc thuyền câu, của ngõ trúc vắng lặng…. Của âm thanh rất nhẹ, rất khẽ  sóng lăn tăn “hơi gợn tí”, lá “khẽ đưa vèo”, cá “đớp động dưới chân bèo”….

ð    Trời thu Bắc Bộ hiện lên một cách vô cùng đặc trưng, thân thuộc và gần gũi. Thể hiện tâm hồn đồng điệu và rung cảm mãnh liệt trước thiên nhiên của nhà thơ.

III.Nỗi niềm của chủ thề trữ tình

Cái “tôi” trữ tình của nhà thơ được thể hiện thông qua hai câu cuối bài:

“ Tựa gối buông cần lâu chẳng đươc

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Hình ảnh con người xuất hiện với trạng thái “tựa gối”, “buông cần”…. Giữa không gian bao la mênh mông của trời thu, giữa sự đìu hiu quạnh quẽ đó hình ảnh một con người nhỏ bé ngồi chờ đợi mỏi mòn chiếc thuyền câu bé tẻo teo càng trở nên buồn mang mác. Phải chăng tác giả đang thầm kín úp mở nói về một buồn của thế sự?

Nguyễn Du xưa từng viết “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh với người như hòa làm một, cảnh đìu hiu, quạnh quẽ con người thì nhỏ bé hữu hạn trong cái vô hạn của không gian.

+ Tiếng cá “đớp động” dưới chân bèo có lẽ là tiếng động duy nhất xuất hiện ở đây, thi pháp lấy động tả tĩnh, dường như sự tĩnh lặng trong tâm hồn của thi nhân càng được gợi lên một cách sâu sắc và tuyệt đối bởi không có gì tĩnh lặng đến mức nhà thơ có thể nghe được cả tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo.

+ Từ “đâu” ở đây có hai cách hiểu: Có thể là phủ định, phiếm định hoặc nghi vấn…. Gợi lên sự mơ hồ của cảnh, tạo nên không khí vô cùng ảo diệu của mùa thu và cho người đọc thấy được thái độ tĩnh tại trong tâm hồn của thi sĩ.

ð    Bức tranh thu yên ả, vắng lặng và tĩnh lặng đến mức tuyệt đối. Phải chăng thi nhân có một tâm hồn quá nhạy cảm mới có thể cảm nhận một cách tinh tế trong mối giao hòa với thiên nhiên?

ð    Qua đó cũng thể hiện tình yêu sự gắn bó hòa quyện với thiên nhiên với quê hương và thái độ không màng đến danh lợi nhưng vẫn ưu tư với thời cuộc của tác giả.

-                    Chủ đề của bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất Bắc đồng thời là tình yêu mến và trân trọng cuộc sống bình yên nơi làng quê, tâm sự thầm kín của một con người dẫu tìm về cuộc sống ẩn dật vẫn không nguôi nỗi buồn thời thế. Chùm 3 bài Thu điếu, Thu vịnh và Thu ẩm của Nguyễn Khuyến thể hiện trạng thái tù túng ngột ngạt vây hãm, là sự nổi trôi, hư ảo, vô định của thế giới hiện tượng và sự nhỏ nhoi đơn độc, bất lực của con người trước cảnh tàn, đời tàn, thời tàn. Chỉ riêng với ba bài thơ thu này, Nguyễn Khuyến đã vừa chứng tỏ một tài năng thi ca bậc thầy vừa thể hiện thấm thía nỗi lòng nhức nhối của một trí thức tự thấy mình bất lực, vô nghĩa trước thời cuộc!

III: Tổng kết

1.     Nội dung

-                     Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những hình ảnh nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống ở làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên thật sống động trong khung cảnh cao rộng, trong veo của bầu trời. Thiên nhiên đầy sức sống với cuộc sống thanh bình, yên ả - Đó cũng là khát khao muôn đời của những người trí giả yêu nước dương thời.

-                     Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến: Ông bỏ lại phía sau lưng lối sống mưu cầu danh lợi để trở về quê "buông cần bó gối" ngồi câu cá giữa thiên nhiên đất trời. Lối sống thanh nhàn, ẩn dật ấy cũng là lối sống mà nhiều bậc trí giả đương thời lựa chọn để giữ mình thanh cao giữa dòng đời xô bồ, đen tối.

2.                 Nghệ thuật

-                      Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần "eo" đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc

-                     Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế, mùa thu của thiên nhiên đất trời vùng Bắc Bộ đã hiện lên thật đẹp. Đó cũng là cách để Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Thu điếu đã học
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS chọn
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Tên gọi khác của Nguyễn Khuyến là gì?

  1. Tam Nguyên Yên Đổ.
  2. Chế Lan Viên.
  3. Nguyễn Thứ Lễ.
  4. Nguyễn Trương Thiên Lí.

Câu 2: Hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là?

  1. Hải Thượng Lãn Ông.
  2. Ức Trai.
  3. Quế Sơn.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến là?

  1. Tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo.
  2. Phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
  3. Thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại.
  4. Thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương và ẩn chứa tâm sự yêu nước cùng nỗi u uẩn trước thời thế.

Câu 4: Những sáng tác của Nguyễn Khuyến chủ yếu viết bằng loại chữ nào?

  1. Chữ Quốc ngữ.
  2. Chữ Hán.
  3. Chữ Nôm.
  4. Cả chữ Hán và chữ Nôm.

Câu 5: Chùm ba bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến là?

  1. Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
  2. Thu điếu, Thu xuân, Thu qua.
  3. Thu vịnh, Thu điếu, Thu tàn.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 6: Bài thơ “Thu điếu” được chia làm mấy phần?

  1. 6
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 7: “Câu cá mùa thu” nằm trong chùm 3 bài thơ của Nguyễn Khuyến đúng hay sai?

  1. Đúng.

Câu 8: Ý nghĩa nhan đề “Thu điếu”?

  1. Nhan đề bài “Thu điếu” vừa có ý nghĩa “mùa thu câu …” (ý chỉ người ẩn sĩ chờ thời vì ở đây không có từ “ngư” là cá) theo tự dạng, lại vừa có nghĩa “mùa thu xót thương” theo nghĩa đồng âm, cũng không sai với nội dung bài thơ, không sai với chủ đề…
  2. Thông thường vẫn hiểu là vịnh mùa thu, nhưng về chữ Hán còn cho phép hiểu là mùa thu, làm thơ.
  3. Mùa thu uống rượu là nhãn tự.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 9: Điểm nhìn của tác giả trong bài thơ là?

  1. Từ xa đến gần.
  2. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
  3. Từ cao xuống thấp.
  4. Từ ngoài vào trong.

Câu 10: Bức tranh mùa thu được tác giả khắc họa trong bài thơ thuộc vùng nào?

  1. Nam Trung Bộ.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Đồng bằng Bắc Bộ.
  4. Đồng bằng song Cửu Long.

Nhiệm vụ 2: Viết đoạn văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Viết 1 đoạn văn khoảng 7-9 dòng phân tích 2 câu thơ mà em thấy thích nhất trong bài Thu điếu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc ở nhà

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

  • GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
  1. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

C

D

D

A

C

A

A

B

C

 

  1. Viết
  • Gợi ý:

+ HS có thể chọn 2 câu thơ mà em thích nhất trong bài:

+ GV hướng dẫn HS tìm ý cho đoạn văn nêu ấn tượng cá nhân phân tích các yếu tố nội dung và nghệ thuật của câu thơ đã được lựa chọn.

+ HS có thể viết trên lớp hoặc ở nhà

+ GV yêu cầu một vài HS đứng dậy đọc bài và nhận xét

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn về tâm hồn tác giả.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tâm hồn tác giả.
  4. Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV chuyển giao nhiệm vụ: Qua bài thơ Thu điếu, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn tác giả? Hãy viết đoạn văn ngắn để trình bày.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS thực hiện nhiệm vụ viết đoạn văn
  • GV đi quanh lớp hỗ trợ HS khi cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 1-2 HS trình bày dàn ý phân tích của mình yêu cầu cả lớp theo dõi nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét góp ý cho HS
  • GV gợi ý trả lời
  • Gợi ý:

Dàn bài cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu điếu.

  1. Mở bài

Nguyễn Khuyến được biết đến là một trong những nhà thơ của làng quê Bắc bộ. Thơ của ông không chỉ chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên mà còn chứa đựng cảm hứng thế sự man mác. Và ta có thể phần nào cảm nhận sâu sắc qua tác phẩm Thu điếu. Đó chính là tấm lòng thiết tha và tâm sự của nhà nho tài danh nhưng bất lực trước thời cuộc.

  1. Thân bài
  • Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu sắc qua cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp trời thu

+ Không gian cảnh sắc mùa thu Bắc Bộ được hiện lên thông qua nhiều giác quan, nhiều góc nhìn khác nhau: Cao xuống thấp, xa đến gần,.....

+ Cảm nhận một cách tinh tế và có sự rung cảm mãnh liệt trước thiên nhiên. Phải là người gắn bó và yêu tha thiết quê hương đất nước mới cảm nhận và thể hiện những thay đổi tinh vi của trời đất như vậy.

  • Cảm hứng thế sự

+ Nhan đề là Câu cá mùa thu nhưng không chủ đích vào việc câu cầm để đón nhận những rung động của trời thu của cảnh thu vào cõi lòng.

+ Cõi lòng của tác giả tĩnh lặng đến vắng lặng. Chính vì thế nên cảm nhận cảnh vật đạt đến sự tinh tế.

+ Sự tĩnh lặng của không gian cùng với tâm trạng của nhà thơ mang đến sự cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn. Cái lạnh của trời thu hay chính là cái lạnh từ tâm hồn lan đến cảnh vật?

  • Nghệ thuật

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

+ Nghệ thuật sử dụng từ tiếng Việt điêu luyện

  1. Kết bài

Khẳng định lại tài năng, tình yêu quê hương đất nước cũng như trăn trở của Nguyễn Khuyến trước thời cuộc.

  • Hướng dẫn về nhà

+ Ôn tập bài học về nhà Thu điếu

+ Soạn bài : Thiên trường vãn vọng

Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức, giáo án word ngữ văn 8 sách kết nối, tải giáo án ngữ văn 8 KNTT, GA ngữ văn 8 kết nối 2023

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay