Giáo án kì 1 ngữ văn 8 kết nối tri thức
Đồng bộ giáo án word + PPT kì 1 ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án word chỉ tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Gióa án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kfi 1 + kì 2 môn ngữ văn 8 kết nối
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ








Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 1 NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI
BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
- Giáo án 8 Kết nối tri thức bài 1 Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 1 Quang Trung đại phá quân Thanh
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 1 Ta đi tới ( Tố Hữu)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 1 Thực hành Tiếng Việt ( trang 16)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 1 Thực hành Tiếng Việt ( trang 24 - 25)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 1 Viết bài văn kể lại một chuyến đi ( tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 1 Nói và nghe: Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách ( cuốn truyện lịch sử)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 1 Thực hành đọc: Minh sư
BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 2 Thu điếu ( Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 2 Thực hành Tiếng Việt ( trang 42)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 2 Thiên Trường vãn vọng ( Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà) Trần Nhân Tông
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 2 Thực hành tiếng Việt ( trang 45)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 2 Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 2 Viết : Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học ( bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 2 Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ( một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 2 Củng cố, mở rộng
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 2 Thực hành đọc: Qua Đèo Ngang
BÀI 3: LỜI SÔNG NÚI
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 3 Hịch tướng sĩ
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 3 Thực hành Tiếng Việt ( trang 64)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 3 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 3 Thực hành Tiếng Việt ( trang 68)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 3 Nam quốc sơn hà
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 3 Viết : Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống ( con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 3 Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ( ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 3 Củng cố, mở rộng
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 3 Thực hành đọc
BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 4 Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 4 Thực hành tiếng Việt ( trang 84)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 4 Lai Tân ( Hồ Chí Minh)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 4 Thực hành tiếng Việt ( trang 86 - 87)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 4 Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 4 Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học ( thơ trào phúng)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 4 Củng cố, mở rộng
BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 5 Trưởng giả học làm sang
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 5 Thực hành Tiếng Việt ( trang 107)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 5 Chùm truyện cười dân gian Việt Nam ( Lợn cưới, áo mới)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 5 Chùm ca dao trào phúng
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 5 Thực hành Tiếng Việt ( trang 113)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 5 Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống ( một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Bài 5 Củng cố, mở rộng
- Giáo án 8 Kết nối tri thức Ôn tập học kì I
=> Xem nhiều hơn: Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 8 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án word bài: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : VĂN BẢN 2: CHÙM TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
(Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau)
- MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết được một số yếu tố cơ bản của truyện cười như cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất
- Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Nội dung: GV cho HS thảo luận 2 câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 108)
- Sản phẩm: Bài trình bày của HS về những truyện cười mà em đã biết và kể một truyện cười
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu tên những truyện cười dân gian mà em biết. Chọn kể một truyện cười mà em cho là thú vị
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trình bày:
* Gợi ý trả lời
+ Một số truyện cười dân gian đó là: Kẻ ngốc nhà giàu, Ba trọc, …
+ HS có thể chọn một truyện cười để kể như truyện Kẻ ngốc nhà giàu
“Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí. Vì muốn con mình nên người, phú ông liền nói:
“Con có lớn mà không có khôn, thậm chí còn chẳng phân biệt được hạt kê và hạt lúa. Ta muốn để con ra ngoài học hỏi thì mới mong có ngày khá được”.
Người con trai nghe vậy cũng đồng ý. Sau khi rời nhà, anh gặp một người thợ đang tạc hai con sư tử đá.
Nhìn dáng vẻ của hai bức tượng, cậu con trai thích chí vô cùng, ngỏ ý muốn mua. Người thợ kia cũng biết cậu ngốc nghếch, bèn cố tình hét giá:
“Con sư tử nhỏ giá 3000 lạng vàng, con sư tử lớn thì 5000 lạng”.
Cậu con trai thản nhiên gật đầu, yêu cầu người đó đem tượng đến nhà mình, người kia liền mang theo bức tượng sư tử nhỏ về trước. Khi về tới nhà, cậu vội vàng khoe với cha rằng mình mua được đồ tốt.
Tới khi nhìn thấy tượng con sư tử đá bình thường mà bị hét giá lên tới mấy ngàn lượng vàng, người cha không khỏi than trời mà nói:
“Con bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua thứ đồ vô dụng này, thật đúng là đứa con phá gia chi tử. Chẳng trách vì sao mọi người thường bảo ta thế nào cũng gặp báo ứng”.
Cậu con trai nghe xong lập tức vỗ tay cười lớn:
“Con nói cha nghe, đây mới chỉ là báo ứng nhỏ thôi, còn một báo ứng lớn đang chờ phía sau kia kìa”.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá về bài trình bày của HS
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Tìm hiểu về thể loại Truyện cười Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà để trả lời các câu hỏi sau: - Em hãy trình bày những hiểu biết của em về truyện cười (khái niệm, đặc điểm, …) Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Các nhóm thảo luận để tìm ra những đặc điểm của tác phẩm Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày sản phẩm của mình và yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Truyện cười - Truyện cười là một thể loại tứ ự có dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười để chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mỹ tục của con người - Truyện cười thường ngắn, cốt truyện tập trung vào sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch lí trong đời sống, … Bối cảnh được xây dựng trong truyện cười thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố bất ngờ. Các nhân vật chính trong truyện cười thường là đối tượng bị chế giễu. Ngôn ngữ truyện cười dân dã, nhiều ẩn ý |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Tổ chức thực hiện
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Văn bản Lợn cưới, áo mới - Anh đi tìm lợn khoe của trong lúc nhà bận rộn (có đám cưới) - Thông thường, anh ta chỉ cần hỏi “Tôi có con lợn, bác có thấy nó chạy qua đây không?”. Ở đây, rõ ràng từ “cưới” không phải là thông tin cần thiết cho người được hỏi - Anh có áo mới thích khoe của tới mức may được áo mới đem ra mặc ngay rồi “ra cửa đứng để mong có ai đi ngang qua thì người ta khen” - Điệu bộ của anh ta khi trả lời không phù hợp. Người ta hỏi về con lơn, anh liền “phanh hai vạt áo ra mà trả lời”. Không chỉ điệu bộ, anh ta còn kèm theo câu thông báo “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” vào câu trả lời. Đây là yêu tố thừa trong câu trả lời nhưng là nội dung cần thông báo của anh ta -> Chính việc “dư” thông tin làm cho cuộc đối thoại sẽ trở nên đặc biệt bởi mục đích phát ngôn không chỉ hỏi và trả lời mà còn là khoe khoang bản thân. Cuộc đối thoại trở nên bất bình thường, trái tư nhiên-> Gây cười => Thông qua xây dựng một cuộc gặp gỡ đầy hài hước của hai anh chàng có tính hay khoe, tác giả dân gian đã ngầm phê phán thói khoe khoang, khoác lác, đây cũng là thói hư tật xấu phổ biến ở một bộ phận người trong xã hội xưa. Bằng cách kể chuyện tự nhiên, ngắn gọn với những yếu tố gây cười tự nhiên, truyện cười Lợn cưới áo mới không chỉ mang đến những tiếng cười hài hước mà còn truyền tải, gửi gắm được những bài học ý nghĩa 2. Văn bản Treo biển - Nhà hàng treo biển với mục đích quảng cáo. - Cái biển ban đầu đầy đủ thông tin về mặt hàng, địa điểm bán, chất lượng hàng bán. Những thông tin này cần thiết cho khách hàng. - Nội dung góp ý của khách hàng: Có 4 ý kiến khác nhau + Ý 1: đòi bỏ chữ “tươi” + Ý 2: bỏ chữ “ở đây” + Ý 3: bỏ “có bán” + Ý 4: bỏ “cá” Các ý đều được lập luận chặt chẽ, được nói với giọng chê bai nên nhà hàng đều răm rắp nghe theo và bỏ đi lần lượt từng phần nội dung trên tấm biển - Sau khi nghe nhận xét của khác, nhà hàng đã lần lượt bỏ các thông tin đó vậy nên cuối cùng cái biển không còn, nhà hàng tiến hành “cất nốt biển”. Như vậy mục đích treo biển để thông tin về nhà hàng cho khách hàng đã không đạt được. Nhà hàng trở về trạng thái ban đầu-> Việc treo biển trở nên vô tác dụng. Đây là tình huống gây cười nhiều nhất vì nếu tình huống này chỉ xuất hiện một lần thì ta có thể đánh giá nhà hàng biết tiếp thu ý kiến và điều chỉnh thông tin ở biển hiệu. Như vậy truyện sẽ tạo dựng một tính cách tích cực. Nhưng tình huống lặp lại nhiều lần và kết cục là không còn cái biển, tức là nhà hàng phủ nhận chính mình mặc dù các thông tin trên biển không hề sai và không gây hại. -> Điều này cho thấy nhà hàng không có khả năng tự đánh giá giá trị, không phân biệt được cái nên và không nên. => Tiếng cười của câu chuyện được bật ra ở chỗ nhà hàng không có lập trường vững vàng, lắng nghe ý kiến của người khác nhưng không có sự chọn lọc, đánh giá. Qua đây, tác giả dân gian đã đưa ra bài học: Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau, cần tiếp thu một cách tỉnh táo và có chủ ý trước những lời nhận xét, góp ý, bình phẩm của những người xung quanh. 3. Văn bản Nói dóc gặp nhau - Truyện Nói dóc gặp nhau phần lớn là đối thoại của hai nhân vật: anh chàng đi làm ăn xa mới trở về làng và anh chàng nói dóc khác trong làng. Anh đi làm ăn xa tả độ dài của một chiếc ghe (thuyền), anh chàng nói dóc trong làng kể về độ cao của một cái cây. Độ dài của cái ghe và độ cao của cái cây đều phi thực tế. - Lời nói của hai nhân vật trong truyện đều thể hiện sự bịa đặt, hư cấu cao độ. - Chi tiết gây bất ngờ nhất là chi tiết ở cuối truyện: “Anh chàng đi xa về nghe thế cãi: – Làm gì có cây cao vậy? Không thể tin được./ Anh kia lúc đó mới cười: – Nếu không có cây cao như thế thì lấy đấu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?” Chi tiết này gây bất ngờ nhất bởi có lẽ anh chàng đi làm ăn xa về muốn khoác lác về chuyện phương xa xứ lạ để loè mọi người trong làng cho vui, nhưng không ngờ lại bị anh chàng nói dóc trong làng bóc mẽ. Bản thân anh cũng không chấp nhận được sự bịa đặt trong lời kể của anh chàng nói dóc trong làng nên buột miệng “cãi” lại. Việc “cãi” này của anh chàng đi xa chứng tỏ chính anh đã thừa nhận chuyện cái ghe của mình cũng là “không thể tin được. Anh chàng nói dóc trong làng dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” để anh chàng đi xa về tự phủ định mình. => Truyện Nói dóc gặp nhau phê phán thói khoác lác. Từ đó, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ chúng ta rằng không nên nói những điều mà đến chính mình cũng không tin và không có bằng chứng xác thực III. Kết luận theo thể loại 1. Ngôn ngữ - Ngôn ngữ đại chúng, chứa nhiều ẩn ý 2. Đặc sắc bố cục thể loại - Cốt truyện ngắn gọn, tập trung vào một tình huống |
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
- Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
- Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
- Giáo án Ngữ văn 9 soạn theo công văn 5512
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ NGỮ VĂN 8 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint bài: Thực hành tiếng việt từ tượng hình và từ tượng thanh
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Bằng hiểu biết của mình, em hãy tìm một câu văn hoặc câu thơ có sử dụng từ tượng hình và một câu thơ sử dụng từ tượng thanh.
Ví dụ: Từ tượng thanh
“Sáng sớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may”
Ví dụ: Từ tượng hình
“Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Bài 1: Câu chuyện của lịch sử
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm và tác dụng của từ tượng thanh và từ tượng hình
Khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình
Tác dụng của từ tượng thanh và từ tượng hình
Luyện tập
- KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA TỪ TƯỢNG THANH VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH
Em hãy dựa vào kiến thức đã học và trả lời câu hỏi:
- Thế nào là từ tượng hình và từ tượng thanh?
- Tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh là gì?
- Khái niệm
- Từ tượng hình
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Trên thực tế, phần lớn từ tượng hình là từ láy: bệ vệ, đủng đỉnh…
Tuy nhiên, vẫn có một số từ tượng hình không phải từ láy: chỏng quèo
- Từ tượng thanh
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Trong đó, "tượng" tức là mô phỏng và "thanh" là âm thanh.
Phần lớn từ tượng thanh là từ láy: xào xạc, róc rách, líu lo…
- Tác dụng
Có khả năng gợi được hình ảnh, âm thanh rất cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu sắc.
- Do đó, chúng có giá trị miêu tả và giá trị biểu cảm rất cao
Góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều cử chỉ, dáng vẻ và âm thanh khác nhau
Không nên quá lạm dụng 2 loại từ này, phải sử dụng đúng hoàn cảnh, đúng mục đích thì chúng mới phát huy được đúng công dụng.
LUYỆN TẬP
Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 42, 43
Bài 1 SGK trang 24
Chỉ ra từ tượng hình và từ tượng thanh trong những trường hợp sau:
- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
… Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
(Nguyễn Khuyến, Thu điếu)
- Líu lo kìa giọng vàng anh
Mùa xuân vắt vẻo trên cành lộc non
(Ngô Văn Phú, Mùa xuân)
- Tôi không nhớ tôi đã nghe tiếng chồi non tách vỏ từ lúc nào, tôi cũng không nhớ tôi đã nghe tiếng chim lích chích mổ hạt từ đâu, nhưng tôi cảm nhận tất cả một cách rõ rệt trong từng mạch máu đang phập phồng bên dưới làn da.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bê-tô)
Đáp án
Câu a
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
[…] Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Từ tượng hình: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng, quanh co….
Câu b
Líu lo kìa giọng vàng anh
Mùa xuân vắt vẻo trên cành lộc non
Từ tượng thanh: líu lo
Từ tượng hình: vắt vẻo
Câu c
Tôi không nhớ tôi đã nghe tiếng chồi non tách vỏ từ lúc nào, tôi cũng không nhớ tôi đã nghe tiếng chim lích chích mổ hạt từ đâu, nhưng tôi cảm nhận tất cả một cách rõ rệt trong từng mạch máu đang phập phồng bên dưới làn da.
Từ tượng thanh: lích chích
Từ tượng hình: phập phồng
Bài 2 SGK trang 24
Xác định và phân tích tác dụng của các từ tượng hình và từ tượng thanh trong những đoạn thơ sau:
- Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng hoa
(Nguyễn Khuyến, Thu ẩm)
- Sáng hồng lơ lửng mây son
Mặt trời thức giấc véo von chim chào
Cổng làng rộng mở. Ồn ào
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.
(Bàng Bá Lân, Cổng làng)
Đáp án
Câu a
- Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng hoa
>>> Miêu tả sự lay động khẽ khàng của làn khói mỏng trong buổi chiều thu khi tiết trời se lạnh, gợi được cả làn gió nhẹ.
Cho hình ảnh ngôi nhà thấp và bé nhỏ.
Gợi hình ảnh ánh trăng được phản chiếu từ mặt ao thu, khi làn nước trong trẻo xao động
Gợi ánh sáng chợt lóe, chợt tắt của đom đóm, làm nổi bật thêm cái tối của những ngõ nhỏ và sự im ắng, tĩnh lặng của đêm khuya.
Câu b
Từ tượng hình
Lơ lửng
Tả hình ảnh những đám mây như treo lên lưng chừng trời, gợi vẻ đẹp bình yên.
Lững thững
Tả dáng đi thong thả của những người nông dân bước ra khỏi cổng làng.
Từ tượng thanh
Véo von
Gợi tiếng chim trong trẻo, tươi vui đón chào ngày mới.
Ồn ào
Gợi không khí sôi động nơi cổng làng vào buổi sớm mai.
Bài 3 SGK trang 25
.....
Xem nhiều hơn:

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức, tải giáo án văn 8 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 ngữ văn 8 kết nối, tải giáo án word và điện tử ngữ văn 8 kì 1 KNTT
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây