Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Đọc 3: Bếp lửa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 Đọc 3: Bếp lửa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

VĂN BẢN 3: BẾP LỬA

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Bếp lửa được viết bằng thể thơ gì?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ tự do.
  3. Thơ song thất lục bát.
  4. Thơ sáu chữ.

Câu 2: Ai là người sáng tác bài thơ Bếp lửa?

  1. Lưu Quang Vũ.
  2. Huy Cận.
  3. Bằng Việt.
  4. Xuân Diệu.

Câu 3: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài.
  2. Năm 1960, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài.
  3. Năm 1963, khi tác giả về nước sau khi học tập ở nước ngoài.
  4. Năm 1960, khi tác giả về nước sau khi học tập ở nước ngoài.

Câu 4: Bài thơ Bếp lửa là lời của nhân vật nào?

  1. Người bà.
  2. Người cháu.
  3. Người bố.
  4. Người mẹ.

Câu 5: Khổ đầu tiên của bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Hoán dụ, điệp ngữ.
  2. Nhân hóa, điệp ngữ.
  3. Nói giảm nói tránh, điệp ngữ.
  4. Ẩn dụ, điệp ngữ.

Câu 6: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

  1. Tự sự.
  2. Nghị luận.
  3. Biểu cảm.
  4. Miêu tả.

Câu 7: Khổ thơ nào kể về những kỉ niệm thời thơ ấu cháu sống cùng bà?

  1. Khổ 2, 3, 4.
  2. Khổ 1, 2, 3.
  3. Khổ 1, 3, 4.
  4. Khổ 3, 4, 5.

Câu 8: Trong câu thơ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nói quá.
  2. Đảo ngữ.
  3. Ẩn dụ.
  4. Nhân hóa.

Câu 9: Câu thơ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu có gì đặc biệt?

  1. Câu thơ là sự đánh dấu cho sự thay đổi thời gian.
  2. Câu thơ là sự đánh dấu cho sự thay đổi về không gian.
  3. Câu thơ gợi khoảng cách giữa người cháu và người bà.
  4. Có 2 câu trên một dòng thơ.

Câu 10: Hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm xuất hiện mấy lần trong bài thơ?

  1. 1 lần.
  2. 3 lần.
  3. 2 lần.
  4. 4 lần.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là gì?

  1. Bếp lửa.
  2. Người bà.
  3. Người bố.
  4. Làng quê.

Câu 2: Phép ẩn dụ bếp lửa ấp iu nồng đượm có tác dụng gì?

  1. Liên tưởng đến đôi bàn tay cần mẫn, khéo léo của người bà khi nhóm bếp lửa mỗi sớm tinh mơ.
  2. Thể hiện tình yêu thương của người bà, nuôi nấng cháu bằng tấm lòng ấm áp như hơi ấm bếp lửa.
  3. Gợi hình ảnh đôi bàn tay vụng về, thô nhám của người bà khi nhóm bếp lửa mỗi sớm tinh mơ.
  4. A, B đều đúng.

Câu 3: Tuổi thơ của người cháu bên bà được hiện lên như thế nào?

  1. Một tuổi thơ hạnh phúc, đầy đủ, được gia đình yêu thương, bao bọc.
  2. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà.
  3. Một tuổi thơ trong chiến tranh đầy biến động dữ dội khiến hai bà cháu phải di chuyển nhiều nơi.
  4. Một tuổi thơ cô đơn, buồn bã, thiếu thốn tình yêu thương của gia đình.

Câu 4: Câu thơ Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi nhắc tới sự kiện nào?

  1. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  2. Tổng khởi nghĩa năm 1945.
  3. Nạn đói năm 1945.
  4. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 5: Trong câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào và tác dụng của nó là gì?

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

  1. Nhân hóa: bà bảo, bà dạy, bà chăm.

     Tác dụng: Gợi lên tuổi thơ cháu sống cùng bà khó khăn, thiếu thốn.

  1. Nhân hóa: bà bảo, bà dạy, bà chăm.

     Tác dụng: Gợi tấm lòng bao la, sự nâng niu, chăm sóc bà dành cho cháu.

  1. Liệt kê: bà bảo, bà dạy, bà chăm.

     Tác dụng: Gợi lên tuổi thơ cháu sống cùng bà khó khăn, thiếu thốn.

  1. Liệt kê: bà bảo, bà dạy, bà chăm.

     Tác dụng: Gợi tấm lòng bao la, sự nâng niu, chăm sóc bà dành cho cháu.

Câu 6: Chiến tranh tàn khốc được miêu tả ở những câu thơ nào?

  1. Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
  2. Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi/ Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi.
  3. Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:/ “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”.
  4. A, B đều đúng.

Câu 7: Từ nhóm ở câu thơ nào dưới đây được sử dụng với nghĩa chuyển?

  1. Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi.
  2. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
  3. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
  4. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui.

Câu 8: Hình ảnh ngọn lửa trong những câu thơ sau có ý nghĩa gì?

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

  1. Là hình ảnh cụ thể, là ngọn lửa từ bếp lửa bà nhóm hàng ngày, mang đến hơi ấm, là chỗ dựa tinh thần cho người cháu ở phương xa.
  2. Là hình ảnh trừu tượng, đó là ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin vào một tương lai tươi sáng trong hòa bình độc lập.
  3. Là hình ảnh cụ thể, là ngọn lửa của giặc ngoại xâm đốt cháy làng cũng là ngọn lửa từ bếp lửa bà nhóm hàng ngày.
  4. Là hình ảnh trừu tượng, gợi lên niềm vui, niềm nhớ, tình thương của người cháu với người bà.

Câu 9: Hình ảnh người bà hiện lên qua lời người cháu mang những phẩm chất nào?

  1. Tần tảo, chịu thương chịu khó, yêu thương cháu vô bờ bến.
  2. Vất vả, khổ đau, cô đơn suốt cuộc đời.
  3. Hạnh phúc, tràn ngập niềm vui khi có cháu bên cạnh.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Bài thơ thể hiện tình cảm gì?

  1. Tình cảm yêu thương của người bà dành cho cháu.
  2. Tình cảm nhớ thương của người con với cha mẹ đang chiến đấu ở nơi xa.
  3. Tình cảm nhớ nhung, yêu thương, thiêng liêng của người cháu với người bà.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh bếp lửa mang những ý nghĩa biểu tượng nào?

  1. Tượng trưng cho sự tần tảo của người bà trong những năm tháng đói nghèo để giúp người cháu trưởng thành và khôn lớn.
  2. Tượng trưng cho sự sống, niềm tin và hi vọng mà người bà mong muốn ở cháu trong tương lai.
  3. Biểu tượng cho văn hóa gia đình, quê hương, đất nước.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Ngoài phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, bài thơ còn sử dụng những phương thức biểu đạt nào khác?

  1. Tự sự, nghị luận.
  2. Tự sự, miêu tả.
  3. Thuyết minh, miêu tả.
  4. Thuyết minh, nghị luận.

Câu 3: Bài học chúng ta rút ra được từ bài thơ Bếp lửa là gì?

  1. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
  2. Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
  3. Uống nước nhớ nguồn.
  4. Con người có cố có ông/ Như cây có nguồn, như sông có nguồn.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Các sáng tác của Bằng Việt tập trung chủ yếu vào đề tài nào?

  1. Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
  2. Hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  3. Vẻ đẹp của con người trong cuộc sống đời thường.
  4. B, C đều đúng.

Câu 2: Bằng Việt có vị trí như thế nào trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại?

  1. Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
  2. Thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
  3. Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì đất nước đổi mới.
  4. Thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trong thời kì đất nước đổi mới.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Văn bản 3: Bếp lửa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay