Kênh giáo viên » Địa lí 10 » Giáo án Địa lí THPT soạn theo công văn 5512

Giáo án Địa lí THPT soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Địa lí cấp THPT, mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí THPT soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

TIẾT 9 - Bài 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (T1)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân ngoại lực. Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa hóa sinh học.

- Biết một số thiên tai do tác động của ngoại lực gây ra: lũ lụt, lũ quét, ….

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác,

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh, mô hình, video...

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

- Bản đồ tự nhiên châu Phi

- Tranh ảnh, hình vẽ thể hiện tác động của các quá trình ngoại lực.

  1. Học sinh:

- SGK, vở ghi, hình ảnh, tìm hiểu nội dung liên quan đến bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu:

- Huy động kiến thức cũ và sự hiểu biết của bản thân về các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

- Quan sát hình ảnh để tạo hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức bài mới.

- Tìm ra các nội dung hấp dẫn liên quan đến bài học để đặt vấn đề.

  1. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  2. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV treo một số hình ảnh các dạng địa hình ( các rãnh nông, đồng bằng, bãi biển,…. ) của nước ta và yêu câu HS : Hãy quan sát các hình ảnh trên và cho biết đó là những dạng địa hình nào ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân sinh ra Ngoại lực - 5 phút

  1. a) Mục tiêu: HS biết được khái niệm và nguyên nhân sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HS đọc mục I trang 32 SGK kết hợp quan sát hình 9.1 cho biết:

+ Thế nào là ngoại lực?

+ Nguyên nhân sinh ra ngoại lực?

+ Các tác nhân ngoại lực?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trả lời, HS khác bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Nội lực có xu hướng làm tăng tính gồ ghề, lồi lõm của địa hình, vậy ngoại lực tác động như thế nào và có mối quan hệ với nội lực ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu

I. Ngoại lực

- Khái niệm: Là những lực được sinh ra do nguồn năng lượng ở bên ngoài của lớp vỏ Trái Đất.

- Nguyên nhân:

Chủ yếu là do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

- Tác nhân ngoại lực: nước, gió, nhiệt độ, mưa, con người

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất – 20 phút

  1. a) Mục tiêu: HS nắm được tác động của các quá trình ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GVchia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :

Nhóm 1: tìm hiểu quá trình phong hóa lí học

Nhóm 2: tìm hiểu quá trình phong hóa hóa học

Nhóm 3: tìm hiểu quá trình phong hóa sinh học

Gợi ý: Khái niệm, nguyên nhân, kết quả.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Đại diện 3 nhóm, mỗi nhóm trình bày về một loại hình phong hoá, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chuẩn kiến thức

Các câu hỏi thêm cho các nhóm:

- Tại sao ở miền địa cực và hoang mạc phong hoá lí học lại thể hiện rõ nhất?

(ở miền hoang mạc có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ giữa ngày và đêm làm cho đá bị dãn nở, co rút liên tục sinh ra sự phá huỷ, nứt vỡ. ở miền địa cực biên độ nhiệt năm rất cao nên quá trình phá huỷ đá cũng diễn ra rất mạnh mẽ, ngoài ra quá trình băng tan cũng làm cho đá bị nứt vỡ cơ giới mạnh).

- Tại sao ở miền khí hậu nóng ẩm, phong hoá hoá học lại diễn ra mạnh hơn ở các miền khí hậu lạnh khô?

(Nước và những chất hoà tan trong nước là tác nhân quan trọng gây ra phong hoá hoá học. Vùng khí hậu nóng ẩm có lượng mưa nhiều, nhiệt độ cao làm cho các phản ứng hoá học của các khoáng vật xảy ra mạnh hơn các vùng có khí hậu khô).

è Thế nào là quá trình phong hóa?

è Tại sao cường độ của quá trình phong hóa lại diễn ra mạnh nhất ở trên bề mặt Trái Đất?

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức

II. Tác động của ngoại lực

Thông qua các quá trình ngoại lực bao gồm:

+ Phong hóa

+ Bóc mòn

+ Vận chuyển

+ Bồi tụ

1. Quá trình phong hóa

(Thông tin ở bảng phụ lục)

KLC: Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy đá, khoáng vật làm biến đổi cả về hình dạng và thành phần tính chât

Thông tin phản hồi

Phong hoá lí học

Phong hoá hoá học

Phong hoá sinh học

Khái niệm

Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

Là quá trình phá hủy chủ yếu làm biến đổi các thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật, làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học.

Nguyên nhân

Do sự thay đổi nhiệt độ, hiện tượng đóng băng của nước, do muối khoáng kết tinh, tác động của sinh vật, của con người......

Do tác động của nước các chất khí, các hợp chất hoà tan trong nước, khí CO2, O2, axít hữu cơ của sinh vật...

Do tác động của sinh vật như sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật,...

Kết quả

Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn.

Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi các thành phần, tính chất hóa học.

Đá và khoáng vật bị phá hủy cả về mặt cơ giới cũng như hóa học.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Ngoại lực là

  1. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
  2. Lực phát sinh từ bên trong trái đất.
  3. Lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời.
  4. Lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt trái đất.

Câu 2: Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở

  1. miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm , ẩm.
  2. miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới.
  3. miền khí hậu khô nóng ( hoang mạc và bán hoang mạc ) và miền khí hậu lạnh.
  4. miền khí hậu xích đạo nóng , ẩm quanh năm.

Câu 3: Phong hóa lí học xáy ra chủ yếu bởi tác động của

  1. trọng lực.
  2. nước và các hợp chất hòa tan trong nước , khí cacbonic, oxi , axit hữu cơ.
  3. vi khuẩn , nấm , dễ , cây, ...
  4. sự thay đổi nhiệt độ , sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối , ...
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có

  1. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới
  3. b) Nội dung:

+ Phát vấn

+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp

  1. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
  2. d) Tiến trình hoạt động

- Sự khác biệt cơ bản giữa 3 quá trình phong hóa: phong hóa hóa học, phong hóa lí học và phong hóa sinh học? (Gợi ý: nguyên nhân, kết quả)

- Bài thơ đầu giờ nói lên hiện tượng tự nhiên quá trình phong hóa, nêu được nguyên nhân của quá trình phong hóa.

- Nêu một số thành ngữ, câu thơ của Việt Nam nói đến quá trình phong hóa

+ Nước chảy đá mòn

+ Dời non lấp bể

+ " ... Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm."

- Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK., làm bài tập trong sách bài tập

- Đọc và tim hiểu trước bài 3 quá trình ngoại lực còn lại (biểu hiện, nguyên nhân, mối quan hệ của các quá trình ngoại lực,...)

Giáo án Địa lí THPT soạn theo công văn 5512
Giáo án Địa lí THPT soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Địa lí 10 cấp THPT, được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình học. 

Phí tải trọn bộ giáo án Địa THPT:

  • 400.000/học kì
  • 500.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 1214136868686 - cty Fidutech - MB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: giáo án địa thpt, giáo án địa cấp 3, giáo án địa cv 5512, giáo án thpt cv 5512 môn địa

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay