Kênh giáo viên » Lịch sử và địa lí 6 » Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3

Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3

Giáo án module 3 Địa lí 6 Cánh diều. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách Cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

TÊN BÀI DẠY: TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC ĐỊA LÍ

Năng lực tìm hiểu địa lí

Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt. 

(1)

Năng lực nhận thức khoa học địa lí

Hiểu được ý nghĩa của sự lí thú của việc học môn địa lí

(2)

Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học.

(3)

NĂNG LỰC CHUNG

 

Năng lực tự chủ và tự học

Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

(4)

Năng lực giải quyết vấn đề và hợp tác

Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

(5)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm

Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

(6)

Chăm chỉ

Tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập

(7)

Nhân ái

Có ý thức tìm hiểu về địa lí, hình thành tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên qua việc học môn Địa lí.

(8)

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

+  Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí

+ Một số công cụ địa lí học thường sử dụng: quả Địa Cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số liệu, giấy A0…

  1. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. BẢNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 01 tiết/45 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động   

(5 phút)

(3) (4) (7)

Liệt kê những câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện… liên quan đến hiện tượng địa lí.

Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự lí thú của việc học môn địa lí

(10 phút)

 (2) (3) (4) (5) (7) (8)

Tìm những điều lí thú, kì diệu của tự nhiên mà các em sẽ được học trong môn địa lí.

Hoạt động nhóm, Giải quyết vấn đề/ Khăn trải bàn

 

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của địa lí trong cuộc sống

(10 phút)

(2) (3) (4) (5) (7) (6) (8)

Tìm hiểu vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống.

Hoạt động cá nhân/ cặp đôi. Giải quyết vấn đề.

 

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

Hoạt động 4: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí

(15 phút)

(1) (3) (4) (5) (7) (8)

Nắm được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí

Kĩ thuật mảnh ghép/ Giải quyết vấn đề

 

Thảo luận, vấn đáp, rubric

Hoạt động 5: Luyện tập – vận dụng

(5 phút)

(1) (2) (3) (4) (6) (7) (8)

Trả lời câu hỏi tự luận

Động não

Bài tập, thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (3) (4) (7)
  2. Dự kiến sản phẩm học tập: Những chia sẻ của HS
  3. 3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, sự kiện, câu chuyện, ví dụ… liên quan đến hiện tượng địa lí.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

+ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

+ Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái

Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt

+ Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy

Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi…

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài học: Lên THCS, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về môn Địa lí. Những câu hỏi như tại sao lại có mưa, tại sao lại có nắng? Tại sao Việt Nam thường không có tuyết rơi nhưng ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Nam Cực tuyết lại phủ đầy quanh năm? …Tất cả các câu hỏi này, chúng ta sẽ lần lượt khám phá và trả lời trong chương trình môn Địa lí. Những mong muốn, khó khăn hay sự tò mò, thắc mắc của các em về môn Địa lí chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp. Chúng ta cùng vào bài học đầu tiên: Bài mở đầu - Tại sao cần học Địa lí?

 

  1. Phương án đánh giá

Yêu cầu

Xác nhận

Không

HS nêu những sự kiện địa lí, câu ca dao tục ngữ liên quan đến Địa lí

 

 

Hình thành những kiến thức cơ bản về Trái Đất, các thành phần của Trái Đất,…

 

 

Hoạt động 2: Sự lí thú của việc học môn Địa lí (10 phút)

  1. Mục tiêu: (2) (3) (4) (5) (7) (8)
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: câu trả lời của HS
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV mời 1 HS đọc nội dung mục I Sự lí thú cuả việc học môn Địa lí SHS trang 111.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn?

+ Từ những câu ca dao, tục ngữ được đề cập trong bài học, em hãy nêu những điều lí thú của việc học Địa lí?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV trình bày thêm một số điều lí thú khác trên khắp thế giới như: Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt; có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống. Trong cùng một thời điểm ở hai địa điểm khác nhau có cảnh sắc khác nhau, trong khi tháng 6 ở Pháp là mùa hạ thời tiết nóng, cây cối xanh tốt, mùa các loài hoa nở, thì ở Ô-xtrây-li-a thời tiết lại lạnh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sự lí thú của việc học môn Địa lí

- Người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn vì: họ đã quen với “nhịp điệu” của thiên nhiên. Họ ra khơi vào chiều muộn và trở về với thuyền đầy ắp cá vào sáng sớm hôm sau.

- Từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày và sự hiểu biết về kiến thức địa lí, cha ông ta đã đúc kết, rút ra được những bài học kinh nghiệm và thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ như: “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa” hay “Cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy”...

- Nếu có kiến thức về địa lí, chúng ta sẽ giải thích được các hiện tượng trong đời sống hằng ngày cũng như các hiện tượng trong các câu ca dao, tục ngữ được nhắc ở trên.

  1. Phương án đánh giá

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được sự lí thú của việc học điạ lí

 

 

(4 điểm)

Không nêu được sự lí thú của việc học điạ lí

 

 

(0 điểm)

Nêu được sự lí thú của việc học điạ lí nhưng chưa được kiểm chứng

 

(2,0 điểm)

Nêu được sự lí thú của việc học điạ lí được kiểm chứng nhưng chưa đầy đủ

 

(3 điểm)

Nêu được sự lí thú của việc học điạ lí đầy đủ và trình bày rõ ràng, rành mạch

(4 điểm)

2

Nêu được sự hiểu biết về kiến thức địa lí từ những kinh nghiệm, điều lí thú

 

(4 điểm)

Không nêu được sự hiểu biết về kiến thức địa lí từ những kinh nghiệm, điều lí thú

 

 (0 điểm)

Nêu được sự hiểu biết về kiến thức địa lí từ những kinh nghiệm, điều lí thú nhưng chưa chắc chắn

 

 

(2 điểm)

Nêu được sự hiểu biết về kiến thức địa lí từ những kinh nghiệm, điều lí thú nhưng chưa trình bày rõ ràng

 (3 điểm)

Nêu được sự hiểu biết về kiến thức địa lí từ những kinh nghiệm, điều lí thú và trình bày được rõ ràng

 

(4 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của các cặp đôi

 

 

(2 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

 

(0 điểm)

Các thành viên còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (1.5 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

(2 điểm)

Hoạt động 3: Vai trò của địa lí trong cuộc sống (10 phút)

  1. Mục tiêu: (2) (3) (4) (5) (7) (6) (8)
  2. Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu chuyện Tiu-li Xmit – thiên thần bãi biển trong mục Em có biết SHS trang 111.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Dựa vào câu chuyên trên, em hãy cho biết, Tiu-li Xmit đã tránh được sóng thân nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SHS trang 112 và trả lời câu hỏi: Vai trò của kiến thức Địa lí trong cuộc sống là gì ?

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhấn mạnh: Học địa lí là cần thiết. Địa lí giúp chúng ta vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Ở những bài học tiếp theo, các em sẽ lần lượt học tới vai trò của địa lí trong sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) cũng như phát triển kinh tế đất nước

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Vai trò của Địa lí trong cuộc sống

 

 

- Tiu-li Xmit đã tránh được sóng thân nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí :

+ Cô bé đã phát hiện những thay đổi kì lạ của biển, bài học về thảm họa sóng thần trong giờ địa lí đã lóe lên trong đầu cô bé.

+ Cô bé phát hiện: đại dương nổi lên một cơn sóng trắng rất lớn, nước biển đột nhiên rút xuống để lộ ra khoảng trống lớn, bong bóng sủi lên. Đây là dấu hiệu của sóng thần. Cô bé đã nhờ cha mẹ liên lạc với nhân viên bờ biển nhanh chóng yêu cầu du khách rời đi.

- Vai trò của kiến thức Địa lí trong cuộc sống:

+ Giúp HS có cơ hội hiểu thêm về thế giới, những thách thức mà thế giới phải đối mặt.

+ Nội dung từng bài học sẽ hướng HS tìm hiểu về các quá trình thay đổi của các sự vật, hiện tượng địa lí, làm sáng tỏ những tác động và sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người và môi trường,...

+ Giúp HS phát triển nhiều kĩ năng như sử dụng bản đồ và xác định phương hướng, phân tích và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề,...

+ Đặc biệt, Địa lí còn giúp HS trở thành những công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh. |

 

  1. Phương án đánh giá

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được vai trò của kiến thức Địa lí với cuộc sống

 

 

(4 điểm)

Không nêu được vai trò của địa lí với cuộc sống

 

(0 điểm)

Nêu được vai trò của Địa lí với cuộc sống nhưng chưa đầy đủ

 

(2,0 điểm)

Nêu được vai trò của Địa lí với cuộc sống nhưng chưa kiểm chứng

 

(2.5 điểm)

Nêu được vai trò của Địa lí với cuộc sống và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(3 điểm)

2

Nêu được các ví dụ cụ thể

 

(4 điểm)

Không nêu được ví dụ cụ thể

 

 

 (0 điểm)

Nêu được một số ví dụ nhưng chưa chắc chắn

 

(2 điểm)

Nêu được một số ví dụ nhưng chưa trình bày được

 (3 điểm)

Nêu được các ví dụ cụ thể và trình bày rõ ràng

 

(4 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của các cặp đôi

 

 

(2 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

 

(0 điểm)

Các thành viên còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 (0.75 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

(1 điểm)

Hoạt động 4: Tầm quan trọng của việc năm các khái niệm và kĩ năng địa lí (10 phút)

  1. Mục tiêu: (1) (3) (4) (5) (7) (8)
  2. Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV nhắc lại câu chuyện của cô bé Tiu-li Xmit trong hoạt động trước. Sóng thần là một khái niệm, cách phòng tránh sóng thần là một kĩ năng. Câu chuyện cho thấy Tiu-li đã vận dụng được kiến thức và kĩ năng phòng tránh sóng thần từ bài học vào cuộc sống.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục III Tầm vai trò của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí trong SHS trang 112 và trả lời câu hỏi:

+ Việc nắm được các khái niệm và kĩ năng địa lí có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống?

+ Em hãy cho ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Tầm vai trò của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí

- Việc nắm được các khái niệm và kĩ năng địa lí là rất cần thiết và hữu ích.

+ Giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu....

+ Hướng dẫn cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường....

+ Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...

- Ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống: Nơi vùng lạnh giá, con người (E-xki-mô) đã tìm cách thích nghỉ bằng việc dùng vật liệu làm nhà bằng băng (vật liệu sẵn có) để chống chọi lại cái lạnh.

 

  1. Phương án đánh giá:

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được các khái niệm cơ bản của môn Địa lí

 

 

(3 điểm)

Không nêu được khái niệm cơ bản

 

 

 

(0 điểm)

Nêu được một số khái niệm cơ bản nhưng chưa nêu được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

 

(2,0 điểm)

Nêu được một số khái niệm cơ bản và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên nhưng chưa đầy đủ

 

(2.5 điểm)

Nêu được một số khái niệm cơ bản và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(3 điểm)

2

Nêu được và biết rèn luyện các kĩ năng cơ bản khi học môn Địa lí

 

(4 điểm)

Không nêu được các kĩ năng cơ bản của Địa lí

 

 

 

 (0 điểm)

Nêu được một số kĩ năng cơ bản nhưng chưa đầy đủ

 

 

(2 điểm)

Nêu được các kĩ năng cơ bản đầy đủ nhưng chưa rèn luyện, vận dụng  được

 (3 điểm)

Nêu được các kĩ năng cơ bản và rèn luyện, vận dụng khi học Địa lí

 

(4 điểm)

3

Nêu được ý nghĩa của việc nắm vững các khái niệm, kĩ năng

 

 (2 điểm)

Không nêu được ý nghĩa của việc nắm vững các khái niệm, kĩ năng

 

(0 điểm)

Nêu được ý nghĩa của các khái niệm, kĩ năng nhưng chưa đầy đủ

 

(1 điểm)

Nêu được ý nghĩa của việc nắm vững các khái niệm, kĩ năng địa lí nhưng chưa chắc chắn

 

 (1,5 điểm)

Nêu được ý nghĩa của việc nắm vững các khái niệm, kĩ năng địa lí và trình bày rõ ràng

 

(2 điểm)

4

Tính chủ động, ý thức làm việc của HS

 

 

(1 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

 

(0 điểm)

HS còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (0.75 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

(1 điểm)

Hoạt động 5, 6: Luyện tập và vận dụng (10 phút)

  1. Mục tiêu: (1) (2) (3) (4) (6) (7) (8)
  2. Dự kiến sản phẩm:
  3. 3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

  1. Em hãy kể một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên hoặc con người trên Trái đất.
  2. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

  1. Một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên: Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng có rất nhiều màu sắc, trong đó có bảy màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
  2. Một số câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người:
  • Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
  • Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
  • Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy/Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi/Cơn đằng bắc đổ thóc ra phơi.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

  1. Phương án đánh giá:

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  2. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Kể một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên hoặc con người trên Trái đất.

 

 

 

 

2

sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

 

 

 

 

 

Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án địa lí 6 sách cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án Địa lí 6 Cánh diều theo Module 3, Giáo án Địa lí 6 Cánh diều Module 3, giáo án Địa lí 6 giáo án theo module 3 Cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS

Giáo án word lớp 6 cánh diều

Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
Giáo án công nghệ 6 sách cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 6 sách cánh diều

Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Giáo án hướng nghiệp 6 sách cánh diều
Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
Giáo án Thể dục 6 sách cánh diều
Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều

Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Giáo án Toán 6 sách cánh diều

Giáo án Powerpoint 6 cánh diều

Giáo án powerpoint KHTN 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Địa lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều

GIÁO ÁN LỚP 6 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối nối tri thức với cuộc sống

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay