Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 7 kết nối Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 11: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?
a) Nhiệt độ và độ ẩm cao ở môi trường xích đạo giúp cho cây trồng phát triển quanh năm.
b) Nhiệt độ và đọ ẩm cao không tạo điều kiện trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây.
c) Châu Phi mới hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ.
d) Việc hình thành vùng chuyên canh nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?
a) Nhiệt độ và độ ẩm cao tạo điều kiện trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây.
b) Đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp theo quy mô lớn.
c) Tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo rất dày.
d) Lớp phủ thực vật ít bị tàn phá.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việ khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?
a) Tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo không dày.
b) Lớp thực vật bị tàn phá nhiều.
c) Mùn khó bị nước rửa trôi.
d) Việc bảo vệ rừng và trồng rừng chưa thật sự cần thiết.
Đáp án:
Câu 4: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới?
a) Tại những vùng khô hạn như vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến.
b) Cây trồng chính ở những vùng khô hạn là mía, chè, thuốc lá,...
c) Chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả là hình thức phổ biến ở những vùng khô hạn.
d) Hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản có vai trò chưa thực sự quan trọng.
Đáp án:
Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới?
a) Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi, đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
b) Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi, đã hình thành các vùng trồng cây lạc, bông, kê,...
c) Việc hình thành các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp nhằm mục đích xuất khẩu.
d) Chưa phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.
Đáp án:
Câu 6: Khi nói về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc, em hãy chọn ra đâu là ý đúng, đâu là ý sai?
a) Tại các ốc đảo, nơi có nguồn nước lộ ra, người dân trồng cây ăn quả và một số cây lương thực trên những mảnh ruộng nhỏ.
b) Nguồn nước và thức ăn khan dồi dào nên gia súc không được chăn nuôi theo hình thức du mục.
c) Để vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên hoang mạc, người ta dùng sức của voi là chủ yếu.
d) Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện.
Đáp án:
Câu 7: Khi nói về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt, em hãy chọn ra đâu là ý đúng, đâu là ý sai?
a) Các nước đã trồng các loài cây ăn quả có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực nhờ tận dụng được lợi thế về nguồn nước và đất đai.
b) Các nước đã trồng các loài cây ăn quả có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực nhờ tận dụng được lợi thế về khí hậu.
c) Gia súc chính là bò và trâu.
d) Hoạt động khai thác khoáng sản và du lịch rất phát triển.
Đáp án: