Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

Giáo án Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam sách Lịch sử và Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 8 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

HS học về

  • Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo.
  • Môi trường biển đảo Việt Nam.
  • Tài nguyên biển và thềm lục địa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
  • - Xác định rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

Năng lực địa lí:

  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
  • Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
  • Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
  • Đọc được bản đồ tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam, bản đồ một số tài nguyên biển Việt Nam.
  • Phân tích được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm khí tượng trên các đảo.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh, ảnh, video clip có liên quan đến nội dung đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.
  2. Sản phẩm: HS trả lời được các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ Có 9 ô chữ hàng ngang tương ứng với 9 câu hỏi.

+ HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi để mở ô chữ hàng ngang.

+ Sau khi mở được từ 6 ô chữ hàng ngang trở lên, HS có quyền đoán ô chữ hàng dọc.

STT

Câu hỏi

Hình ảnh

1

Tên một nguồn tài nguyên quý giá ở vùng biển nước ta.

 

2

Tên một địa danh du lịch nổi tiếng ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

3

Hoạt động gì đang diễn ra trong ảnh?

 

4

Điền vào chỗ trống:

Động vật có giá trị dinh dưỡng cao là một loại …

 

5

Tên một tài nguyên biển được khai thác nhiều ở Quảng Ngãi, Bình Thuận.

 

6

Tên một hòn đảo ở Cam Ranh.

 

7

Tên một quần đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa.

 

8

Điền vào chỗ trống:

Cát thủy tinh là một loại …

 

9

Tên một vịnh biển ở Quảng Ninh.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xung phong lựa chọn ô chữ, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi để mở ô chữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV gọi ngẫu nhiên HS lựa chọn ô chữ và trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu câu trả lời của HS trước chưa đúng).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Ô chữ chủ đề: MÔI TRƯỜNG

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các ô chữ chúng ta vừa giải đều xoay quanh chủ đề môi trường biển. Để hiểu rõ hơn về môi trường và tài nguyên biển đảo của nước ta, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ phân tích được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 1, hình 15.1 – 15.3 SGK tr.148 – 151 và trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.

+ Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của một trạm khí tượng trên các đảo nước ta.

+ Xác định hướng chảy của dòng biển trong vùng biển nước ta.

+ Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu, hải văn ở vùng biển Việt Nam.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, sơ đồ tư duy và câu trả lời của HS về đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình vùng biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục 1.a, hình 15.1 SGK tr.148, 149 và trả lời câu hỏi: Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.

- GV trình chiếu một số hình ảnh về đảo và quần đảo của nước ta cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 1).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục 1.a và trả lời câu hỏi: Xác định các dạng địa hình tiêu biểu trên bản đồ. Từ đó trình bày đặc điểm địa hình của vùng biển đảo Việt Nam.

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Đi tìm hình ảnh đúng”, yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Nối hình ảnh với tên một dạng địa hình vùng biển đảo (hình ảnh và tên các dạng địa hình đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Điều kiện tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam có nhiều dạng địa hình, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho vùng biển Việt Nam; đồng thời là điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển,…

- GV giới thiệu thêm cho HS thông tin về các dạng địa hình biển đảo:

+ Địa hình đảo:

++ Phía bắc: các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

++ Phía nam: nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo

a. Địa hình

- Địa hình ven biển đa dạng: Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, đầm phá,…

- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: Nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Có nhiều đảo và quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu,… đóng vai trò quan trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.

HÌNH ẢNH VỀ ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO CỦA NƯỚC TA

Đảo Cái Bầu, Quảng Ninh

Đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng

Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Thổ Chu

HOẠT ĐỘNG “ĐI TÌM HÌNH ẢNH ĐÚNG

Hình số 1

Hình số 2

Hình số 3

Hình số 4

Hình số 5

Hình số 6

ĐÁP ÁN TRÒ CHƠI “ĐI TÌM HÌNH ẢNH ĐÚNG

A – 1. Bờ biển bồi tụ ở Cửa Đại, Quảng Nam

B – 4. Rạn san hô ở Hòn Mun, Nha Trang

C – 5. Đầm Vân Long, Ninh Bình

D – 6. Phá Tam Giang, Huế

E – 3. Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

F – 2. Cồn cát ở Bàu Trắng, Mũi Né

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu vùng biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (tối thiểu 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau:

Khai thác thông tin trong mục 1.b, hình 15.1, 15.2 SGK tr.148 – 150 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu vùng biển đảo của Việt Nam.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHIỆM VỤ 2 – HOẠT ĐỘNG 1

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU

VÙNG BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, em hãy:

1. Cho biết đặc điểm nhiệt độ và sự phân hóa nhiệt độ không khí của vùng biển đảo.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

2. Cho biết đặc điểm lượng mưa và sự phân hóa lượng mưa trên vùng biển đảo.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

3. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

4. Trình bày đặc điểm gió trên Biển Đông.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

5. Trình bày đặc điểm bão trên Biển Đông.

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vùng biển Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa từ Biển Đông.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Khí hậu

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 - Hoạt động 1.

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHIỆM VỤ 2 – HOẠT ĐỘNG 1

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, em hãy:

1. Cho biết đặc điểm nhiệt độ và sự phân hóa nhiệt độ không khí của vùng biển đảo.

Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có sự phân hóa theo chiều bắc – nam. Nhìn chung, nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.

2. Cho biết đặc điểm lượng mưa và sự phân hóa lượng mưa trên vùng biển đảo.

Lượng mưa trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền của nước ta.

3. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng.

Trạm khí tượng Phú Quốc (Kiên Giang):

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 27,3°C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 8, 9 (khoảng 20°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1, 2 (khoảng 2°C).

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 2882 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (khoảng 500 mm). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10 mm).

4. Trình bày đặc điểm gió trên Biển Đông.

Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển. Gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4; các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5 - 6 m/s và cực đại tới 50 m⁄s.

5. Trình bày đặc điểm bão trên Biển Đông.

Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông. Trung bình mỗi năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đồ bộ vào đất liền Việt Nam.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về đặc điểm hải văn vùng biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (6 – 8 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 1.c, hình 15.3 SGK tr.150, 151 và thực hiện nhiệm vụ sau: Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm hải văn vùng biển đảo.

- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy gồm: dòng biển theo gió mùa, sóng, nhiệt độ nước biển, độ muối, chế độ thủy triều. Sơ đồ tư duy có ý chính ở giữa, các nhánh sơ đồ có độ dày khác nhau, từ khóa cho mỗi nhánh, sử dụng những hình ảnh minh họa (đính kèm sơ đồ tư duy phía dưới Nhiệm vụ 3 – Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và vẽ sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm học tập của nhóm và thuyết trình về sơ đồ đã vẽ.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đặc điểm hải văn vùng biển Việt Nam rất đa dạng, có sự biến đổi theo mùa, khu vực.

­- GV chia sẻ thêm thông tin cho HS về vùng nước trồi:

THÔNG TIN VỀ HIỆN TƯỢNG NƯỚC TRỒI

- Ở Việt Nam có xuất hiện các vùng nước trồi mang lại nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật biển.

- Nước trồi là một hiện tượng hải dương nói về dòng nước lạnh, nhiều dinh dưỡng và đặc quánh di chuyển từ phía sâu lên vùng nước nông, thay thế cho dòng nước nóng hơn.

- Các vùng nước trồi vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

Hiện tượng nước trồi

Ninh Thuận là 1 trong 18 điểm nước trồi trên thế giới

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Đặc điểm hải văn

Sơ đồ tư duy đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3 - Hoạt động 1.

SƠ ĐỒ ĐẶC ĐIỂM HẢI VĂN VÙNG BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Hoạt động 2: Môi trường biển đảo Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Phân tích được đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

- Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo của nước ta.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 2 SGK tr.151, 152 và trả lời các câu hỏi:

+ Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

+ Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo của nước ta.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, câu trả lời của HS về môi trường biển đảo Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ CHUNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay