Kênh giáo viên » Địa lí 8 » Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Địa lí 8 chân trời. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 2 ĐỊA LÍ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 1 Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 2 Đặc điểm địa hình
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 3 Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 4 Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 5 Thực hành: Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 6 Đặc điểm khí hậu
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 7 Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 8 Đặc điểm thủy văn
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 10 Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 11 Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 12 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 13 Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

CHƯƠNG 4. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 14 Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời bài 15 Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
  • Giáo án Địa lí 8 Chân trời Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

=> Xem nhiều hơn: Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo

II. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 8 KÌ 2 Chân trời sáng tạo

 Giáo án Word bài: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU 

VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU 
  2. Kiến thức

HS học về

  • Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
  • Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. 
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Lưu giữ thông thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bảng hệ thống, các từ khóa.
  • Hình thành ý tưởng mới dựa trên các nguồn thông tin đã cho. 

Năng lực địa lí: 

  • Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
  • Tìm được ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Nhận xét được các bảng số liệu, các thông tin về biến đổi khí hậu.
  • Thu thập được thông tin về biến đổi khí hậu từ các nguồn dữ liệu khác nhau.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. 
  • Tranh, ảnh, video clip có liên quan đến nội dung tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam. 
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về tác động của biến đổi khí hậu với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem video về hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu HS trình bày hiểu biết về hiện tượng này. 
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát và xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=xGDBQmtbUkU

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: 

+ Quan sát video clip, hãy cho biết video clip nói đến hiện tượng gì? Hiện tượng xảy ra ở vùng nào của nước ta?

+ Nêu một số hiểu biết của em về hiện tượng này. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, xem video, liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Video nói đến hiện tượng xâm nhập mặn gay gắt, xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tình trạng hạn hán do xâm nhập mặn

+ Xâm nhập mặn (đất bị nhiễm mặn) với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn. 

→ Tác hại của xâm nhập mặn:

  • Ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội.
  • Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân.
  • Bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng.
  • Diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại.
  • Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa, trái hàng loạt, và có thể dẫn đến chết cây.
  • ……

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Xâm nhập mặn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng năm và có thể dự báo trước. Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến khí hậu, thủy văn, từ đó tác động đến đời sống và các hoạt động sản xuất. Vậy, các yếu tố nào của khí hậu, thủy văn chịu tác động của biến đổi khí hậu? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam. 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu ở nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan).

- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta. 

  1. Nội dung: 

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác thông tin mục 1a SGK tr.124, 125 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan).

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS khai thác thông tin mục 1b SGK tr.125 và trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu với thủy văn nước ta.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu, thủy văn và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đối với khí hậu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV sử dụng kĩ thuật Chúng em biết 3, trạm thông tin, hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1a SGK tr.124, 125 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta (nhiệt độ).

+ Nhóm 3, 4: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta (lượng mưa).

+ Nhóm 5,6: Em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan).

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu của nước ta:

  
  

Biến đổi về nhiệt độ

  

Biến đổi về lượng mưa

Biến đổi khí hậu làm cho các cơn bão ngày càng mạnh

  

Rét đậm rét hại kéo dài

https://www.youtube.com/watch?v=Acpr6Yc3Edk&t=102s

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế và trả lời câu hỏi: Lấy ví dụ về tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu địa phương (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan) và những hệ quả của nó đối với sinh hoạt và sản xuất. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt phân tích tác động của biến đổi khí hậu với nước ta về nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới khí hậu, làm thay đổi các yếu tố khí hậu ở nước ta.

+ Các thiệt hại về biến đổi khí hậu đối với khí hậu ngày càng tăng, gây nên các tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

a. Đối với khí hậu

- Thay đổi về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,89°C.

+ Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.

+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3 -5 ngày/thập kỉ trên phạm vi cả nước. 

- Thay đổi về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm.

+ Các đợt mưa lớn xảy ra bất thường về tần suất và cường độ. 

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:

+ Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất, thời gian hoạt động.

+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều, khắc nghiệt hơn. 

+ Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên cả nước.

+ Mưa lớn, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi. 

+ Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn. 

Trả lời câu hỏi mở rộng

VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH NGHỆ AN

- Nghệ An là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra, biến đổi khí hậu đã có nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

- Năm 2022, thiên tai ở Nghệ An diễn biến phức tạp:

+ Xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại, không khí lạnh, bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

+ Chịu ảnh hưởng của 03 cơn bão (số 2, số 3 và số 4) và ATNĐ (ngày 04 - 08/7).

+ 22 đợt không khí lạnh (trong đó có 15 đợt gió mùa Đông Bắc).

+ 9 đợt nắng nóng, tiêu biểu là đợt từ ngày 24 - 27/4.

+ 33 đợt lốc, mưa lớn, mưa đá, sét, trong đó có 05 đợt mưa lớn trên diện rộng. 

+ Tổng lượng mưa trong năm phổ biến 2 000 – 2 500mm, các trạm đều vượt so với trung bình nhiều năm từ 30 - 60%. Đặc biệt là đợt sáng ngày 02/10/2022 trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã có mưa lớn cục bộ gây ra lũ quét, ngập úng tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; lượng mưa đo được từ 19 giờ ngày 01/10 đến 7 giờ ngày 03/10/2022 là 273 mm.

  
  

Nhiệm vụ 2: Đối với thuỷ văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác thông tin mục 1b SGK tr.125:

+ Nhóm 1, 2, 3: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta (tác động tới sông ngòi).

+ Nhóm 4, 5, 6: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta (tác động tới hồ, đầm và nước ngầm). 

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh, video có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta:

Lũ quét ở miền núi

https://www.youtube.com/watch?v=VA_0jsuHD4U

Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long

https://www.youtube.com/watch?v=DkepvtDmH5g

(Từ 0p41s – hết).


Thiếu nước sinh hoạt ven sông Thu Bồn

- GV cung cấp cấp cho HS một số thông tin về Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến thủy văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông.

+ Mọi tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nước ta có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về phát triển kinh tế - xã hội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Đối với thủy văn

- Tác động tới sông ngòi: Chế độ nước sông thay đổi thất thường.

+ Mùa lũ: 

  • Gây sạt lở ở hai bên bờ sông.
  • Ngập úng trên diện rộng.

+ Mùa cạn: xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài. 

- Tác động tới hồ, đầm, nước ngầm:

+ Mực nước của các hồ, đầm xuống thấp.

+ Mực nước ngầm hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. 

KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM

1. Đối với tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Hồng

Nếu mực nước biển dâng 80 cm, khoảng 1,59% diện tích của tỉnh Quảng Ninh và 8,4% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập. Trong đó, tỉnh Thái Bình (25,06%) và tỉnh Nam Định (29,29%) là hai tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất. Nếu mực nước biển dâng 100 cm thì 1,94% diện tích của tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập. Nam Định là tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất khoảng 43,67%, trong khi đó toàn đồng bằng sông Hồng là 13,2%.

2. Đối với các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận

Nếu mực nước biển dâng 80 cm có khoảng 1,21% diện tích các tỉnh ven biển miễn

Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận có nguy cơ ngập. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có nguy cơ ngập cao nhất (4,51%). Nếu mực nước biển dâng 100 cm, toàn khu vực ven biển miền Trung nguy cơ ngập khoảng 1,53% diện tích. Thừa Thiên Huế là tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất khoảng 5,49%.

3. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu mực nước biển dâng 80 cm thì khoảng 15,21% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Nếu mực nước biển dâng 100 cm khoảng 17,15% điện tích thành phố có nguy cơ bị ngập. Trong đó, quận Bình Tân, thành phố Thủ Đức có nguy cơ ngập cao nhất, tương ứng 80,35% và 61,47%.

4. Đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Nếu mực nước biển dâng 80 cm, sẽ có khoảng 31,94% diện tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Cà Mau (64,42%) và Kiên Giang (66,16%). Nếu mực nước biển dâng 100 cm sẽ có khoảng 47,29% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập, cao nhất là tỉnh Cà Mau khoảng 79,62%.

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ĐỊA LÍ 8 KÌ 2 Chân trời sáng tạo

 Giáo án powerpoint bài: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MÔN ĐỊA LÍ

KHỞI ĐỘNG

  • Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định đến thiên nhiên nước ta.
  • Có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác.

Quan sát lược đồ khí hậu Việt Nam, hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của khí hậu mà em biết

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Khí hậu có sự phân hoá đa dạng

Khí hậu có sự phân hoá đa dạng

Miền Nam có 2 mùa: mùa mưa, mùa khô

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM

BÀI 6. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
    1. Tính chất nhiệt đới ẩm
    2. Tính chất gió mùa
  2. Khí hậu phân hoá đa dạng

PHẦN 1 KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

TRÒ CHƠI “AI NHANH HƠN”

Em hãy đọc mục 1a, quan sát Hình 6.1: Nêu những đặc điểm thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta?

Hình 6.1. Bản đồ khí hậu Việt Nam

Quan sát một số hình ảnh về khí hậu nhiệt đới ẩm và dự đoán: Đó là đặc điểm gì?

Bức xạ

Nhiệt độ trung bình năm > 20oC

Số giờ nắng nhiều

Lượng mưa trung bình lớn

Độ ẩm không khí cao

  1. Tính chất nhiệt đới ẩm
  • Tính chất nhiệt đới:
  • Các yếu tố bức xạ.
    • Lượng bức xạ tổng cộng lớn.
    • Cán cân bức xạ luôn dương.
  • Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC và tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • Số giờ nắng nhiều: 1400 – 3000 giờ/năm.
  • Tính chất ẩm:
  • Lượng mưa trung bình lớn: 1500 – 2000 mm/năm, 3000 – 4000 mm/năm (khu vực gần biển, vùng núi cao)
  • Cân bằng ẩm: dương.
  • Độ ẩm không khí cao: > 80%.
  1. Tính chất gió mùa

Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của gió nào? Khí hậu nước ta có mấy mùa gió chính? Đó là gió mùa nào?

Phạm vi: gió Tín phong bán cầu Bắc

Ảnh hưởng: các khối khí hoạt động theo mùa

Có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ

  • Đọc mục 1b, quan sát Hình 6.1:

Cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào?

HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP

Gió mùa mùa đông

Thời gian: tháng 11 – tháng 4 năm sau

Hướng gió: khối khí lạnh từ phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc

Phạm vi hoạt động chủ yếu: miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc)

Đặc điểm

Miền Bắc: mùa đông lạnh, thời tiết khô, lạnh, ẩm và có mưa phùn

Miền núi cao: có sương muối, băng tuyết

Nam Bộ và Tây Nguyên: mùa khô

Duyên hải miền Trung: có mưa

Gió mùa mùa hạ

Thời gian: tháng 5 – tháng 10

Hướng gió: khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam

Phạm vi hoạt động chủ yếu: miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào Nam)

  • Đặc điểm:

Đầu mùa hạ

Xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương

Ảnh hưởng:

-         Nam Bộ và Tây Nguyên: có mưa

-         Trung Bộ và Tây Bắc: phơn khô

Giữa và cuối mùa hạ

Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu

Ảnh hưởng: cả nước có mưa lớn và kéo dài

Miền Bắc

Gió thổi theo hướng đông nam

Khí hậu: thất thường, biến động mạnh

 

PHIẾU HỌC TẬP GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG

Câu 1.

- Thời gian hoạt động của gió mùa mùa đông: tháng 11 – tháng 4 năm sau

- Hướng gió thổi vào mùa đông: khối khí lạnh từ phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc

- Phạm vi hoạt động chủ yếu cùa gió mùa mùa đông: miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc)

- Đặc điểm khí hậu của nước ta dưới ảnh hưởng của gió mùa mùa đông:

Khu vực

Đặc điểm chính

Miền Bắc

-      Miền Bắc: mùa đông lạnh; thời tiết lạnh, khô và lạnh, ẩm, có mưa phùn.

-      Miền núi cao: có sương muối, băng tuyết.

Miền Nam

-      Nam Bộ và Tây Nguyên: mùa khô.

-      Duyên hải miền Trung: có mưa.

 

PHIẾU HỌC TẬP GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG

Câu 2.

  1. Gió mùa mùa đông bị chặn lại tại dãy núi Bạch Mã.
  2. Miền Bắc có mưa phùn vào nửa đầu mùa đông.
  • Sửa lại: Miền Bắc có mưa phùn vào nửa sau mùa đông.
  1. Duyên hải miền Trung có Tín phong chiếm ưu thế gây mưa nhiều.
  2. Nam Bộ và Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió mùa đông.
  • Sửa lại: Nam Bộ và Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong.

PHIẾU HỌC TẬP GIÓ MÙA MÙA HẠ

Câu 1.

- Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ: tháng 5 – tháng 10

- Hướng gió thổi vào mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam

- Phạm vi hoạt động chủ yếu cùa gió mùa mùa hạ: miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào Nam)

- Đặc điểm khí hậu của nước ta dưới ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ:

Thời điểm

Đặc điểm chính

Đầu mùa hạ

-      Xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.

-      Ảnh hưởng:

ü Nam Bộ và Tây Nguyên: có mưa.

ü Trung Bộ và Tây Bắc: phơn khô, nóng.

Giữa và cuối mùa hạ

-      Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.

-      Ảnh hưởng: Cả nước có mưa lớn và kéo dài.

 

PHIẾU HỌC TẬP GIÓ MÙA MÙA HẠ

Câu 2.

  1. Gió mùa mùa hạ gây hiệu ứng phơn khô nóng cho Nam Bộ và Tây Bắc.
  • Sửa lại: Gió mùa mùa hạ gây hiệu ứng phơn khô nóng cho Trung Bộ và Tây Bắc.
  1. Vào đầu mùa hạ, gió mùa kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn khắp cả nước.
  • Sửa lại: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn khắp cả nước.
  1. Ở miền Bắc, gió mùa mùa hạ thổi theo hướng đông nam.
  2. Gió mùa mùa hạ gây mưa lớn cho Tây Nguyên.

Xem video sau để hiểu rõ hơn về tính chất gió mùa ở nước ta

PHẦN 2 KHÍ HẬU PHÂN HOÁ ĐA DẠNG

Câu hỏi: Khí hậu nước ta có sự phân hóa như thế nào?

Phân hoá cả về không gian, thời gian

Về không gian: phân hoá theo 3 chiều

  • Theo chiều bắc – nam
  • Theo chiều đông – tây
  • Theo chiều cao địa hình

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Quan sát Hình 6.1, đọc thông tin mục 2:

Vẽ sơ đồ tư duy để chứng minh khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc – nam, đông – tây và theo độ cao

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Sơ đồ tư duy gồm:

  • Ý chính ở giữa
  • Các nhánh sơ đồ có độ dày khác nhau
  • Từ khóa
  • 3 dẫn chứng minh họa
  • Hình ảnh minh họa

Phân hoá bắc – nam

Phía Bắc

Phạm vi: Từ dãy Bạch Mã về phía Bắc

Đặc điểm

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • Mùa đông: lạnh, ít mưa
  • Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều

Phía Nam

Phạm vi: Từ dãy Bạch Mã về phía Nam

Đặc điểm

  • Khí hậu cận xích đạo gió mùa
  • Nền nhiệt cao quanh năm và không thay đổi
  • Có 2 mùa: mùa mưa, mùa khô

Mùa đông và mùa hè ở miền Bắc

Mùa mưa và mùa khô ở miền Nam

Phân hoá đông - tây

Phạm vi: Giữa 2 sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

Đặc điểm

  • Có sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn
  • Vùng Biển Đông: khí hậu gió mùa nhiệt đới hải dương

 

Phân hoá theo độ cao

Đai nhiệt đới gió mùa

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới gió mùa trên núi

Đặc điểm

Đai nhiệt đới gió mùa

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới gió mùa trên núi

Độ cao trung bình

Miền Bắc

< 600 – 700 m

600 – 700 m ® 2600 m

> 2600 m

Miền Nam

< 900 – 1000 m

900 – 1000 m ® 2600 m

Khí hậu

Mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng > 25oC), độ ẩm thay đổi tuỳ nơi: từ khô đến ẩm ướt

Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình tháng < 25oC), mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng

Có tính chất ôn đới (quanh năm nhiệt độ < 15oC), mùa đông nhiệt độ < 5oC

 

Tuyết rơi ở thị trấn Sapa (Lào Cai)

LUYỆN TẬP

Câu 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rõ rệt nhất ở:

  1. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt
  2. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau
  3. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 – 2000 mm/năm
  4. Nhiệt độ trung bình năm đều trên 20oC

Câu 2. Gió mùa mùa đông là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng:

  1. Tây Bắc
  2. Đông Bắc
  3. Tây Nam
  4. Đông Nam

Câu 3. Đặc điểm thời tiết phổ biến trên cả nước vào mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10:

  1. Mưa lớn, nóng ẩm
  2. Nóng, khô, ít mưa
  3. Lạnh và hanh khô
  4. Sương giá

Câu 4. Miền khí hậu đặc trưng của phía Bắc là:

  1. Khí hậu cận xích đạo gió mùa
  2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
  3. Khí hậu nhiệt đới gió mùa đại dương
  4. Khí hậu ôn đới

Câu 5. Khí hậu phân hóa theo đai ôn đới gió mùa trên núi có tính chất gì?

  1. Mùa hạ nóng, khô
  2. Mát mẻ, mưa nhiều, độ ẩm cao
  3. Mùa đông nhiệt độ dưới 5oC
  4. Có tuyết quanh năm

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Chứng minh rằng khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

Câu 2. Giải thích vì sao khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng?

Câu 1. Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:

  • Tính chất nhiệt đới:
  • Lượng bức xạ tổng cộng lớn.
  • Cán cân bức xạ luôn dương.
  • Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • Số giờ nắng nhiều: 1400 – 3000 giờ/năm.
  • Tính chất ẩm: lượng mưa và độ ẩm
  • Lượng mưa trung bình lớn: 1500 – 2000 mm/năm, 3000 – 4000 mm/năm (khu vực gần biển, vùng núi cao)
  • Cân bằng ẩm: dương.
  • Độ ẩm không khí cao: > 80%.
  • Tính chất gió mùa: Có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

 

Nội dung

Gió mùa mùa đông

Gió mùa mùa hạ

Thời gian

Tháng 11 – tháng 4 năm sau

Tháng 5 – tháng 10

Hướng gió

Hướng đông bắc

Hướng tây nam

Phạm vi

Miền Bắc

(từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc)

Miền Nam

(từ dãy Bạch Mã trở vào Nam)

Đặc điểm

-      Miền Bắc: mùa đông lạnh; thời tiết lạnh, khô và lạnh, ẩm, có mưa phùn.

-      Miền núi cao: có sương muối, băng tuyết.

-      Nam Bộ và Tây Nguyên: mùa khô.

-      Duyên hải miền Trung: có mưa.

-      Đầu mùa hạ:

ü Nam Bộ và Tây Nguyên: có mưa.

ü Trung Bộ và Tây Bắc: phơn khô, nóng.

-      Giữa và cuối mùa hạ: Cả nước có mưa lớn và kéo dài.

-      Miền Bắc: gió thổi theo hướng đông nam.

 

VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1: Hãy sưu tầm và viết báo cáo về đặc điểm khí hậu ở địa phương em (nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa, mùa mưa, mùa khô, độ ẩm không khí, biên độ nhiệt năm, các hiện tượng thời tiết đặc biệt).

Nhiệm vụ 2: Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ có nội dung về khí hậu và các hiện tượng thời tiết nước ta.

Gợi ý:

Gợi ý:

  • Nhiệm vụ 2. Một số câu ca dao:
  • Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
  • Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
  • Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
  • Mưa tháng bảy gãy cành trám, nắng tháng tám rám trái bưởi.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập kiến thức đã học

Làm bài tập Bài 6 - Sách bài tập Lịch sử Địa lí 8 – phần Địa lí

Đọc và tìm hiểu trước Bài 7: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k/năm

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án địa lí 8 chân trời, tải giáo án địa lí 8 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 địa lí 8 chân trời, tải giáo án word và điện tử địa lí 8 kì 2 CTST

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay