Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 bộ sách mới Chân trời sáng tạo. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Địa lí 8 chân trời này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nước ta có bao nhiêu con sông dài trên 10 km?

  1. Hơn 230
  2. Hơn 2300
  3. Hơn 23000
  4. Hơn 230 000

Câu 2: Sông Hồng có chiều dài là bao nhiêu?

  1. Chiều dài của dòng chính là 1 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 556 km
  2. Chiều dài của dòng chính là 2 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 665 km
  3. Chiều dài của dòng chính là 3 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 1 452 km
  4. Chiều dài của dòng chính là 4 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 2 452 km

Câu 3: Mô tả đặc điểm của sông Hồng và vai trò của sông Hồng trong sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư

  1. Ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập
  2. Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn): Mùa lũ, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa
  3. Là hệ thống sông lớn nhất vùng Đông Nam Á
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Sông nào ở Việt Nam chảy theo hướng đông nam – tây bắc?

  1. Sông Hồng
  2. Sông Lô
  3. Sông Kỳ Cùng
  4. Không có con sông nào

Câu 5: Vì sao chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô?

  1. Vì lượng mưa trên sông lớn hơn nhiều so với trên đất
  2. Vì nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa
  3. Vì nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam.
  2. Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nhân tạo lớn ở Đông Nam Á.
  3. Hồ Hoà Bình là công trình chứa nước cho nhà máy thuỷ điện lớn thứ nhất ở Việt Nam.
  4. Hồ, đầm có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,...

Câu 7: Đâu không phải một hồ, đầm tự nhiên?

  1. Hồ Tây
  2. Hồ Lắk
  3. Đầm Thị Nại
  4. Hồ Hoà Bình

Câu 8: Đặc điểm chung của 3 hệ thống sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

  1. Có 2 hệ thống sông lớn: hệ thống sông Mê Công, hệ thống sông Đồng Nai
  2. Thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập
  3. Mùa lũ kéo dài năm tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), cao nhất vào tháng 8. Lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt
  4. Có tổng lượng nước lớn, phân bố không đều giữa các hệ thống sông

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Hồng?

  1. Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu.
  2. Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.
  3. Mùa lũ thường kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
  4. Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

Câu 10: Đâu là vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt?

  1. Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân, nước khoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người,...
  2. Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
  3. Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,...
  4. Tất cả các đáp án trên

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Mùa lũ kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
  2. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.
  3. Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 – 8 tháng, chiếm 20 – 30% tổng lượng nước cả năm.
  4. Nam Trung Bộ vào mùa cạn, một số sông có mực nước xuống rất thấp.

Câu 2: Dọc bờ biển nước ta, trung bình khoảng bao nhiêu km thì lại có một cửa sông?
A. 2 km

  1. 20 km
  2. 200 km
  3. 2000 km

Câu 3: Đâu là vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt?

  1. Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân, nước khoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người,...
  2. Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
  3. Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,...
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Sông nào ở Việt Nam chảy theo hướng đông nam – tây bắc?

  1. Sông Hồng
  2. Sông Lô
  3. Sông Kỳ Cùng
  4. Không có con sông nào

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam.
  2. Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nhân tạo lớn ở Đông Nam Á.
  3. Hồ Hoà Bình là công trình chứa nước cho nhà máy thuỷ điện lớn thứ nhất ở Việt Nam.
  4. Hồ, đầm có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,...

Câu 6: Ở Việt Nam, sông ngòi chủ yếu chảy theo hướng nào?

  1. Tây bắc – đông nam
  2. Vòng cung
  3. Đông nam – tây bắc
  4. Cả A và B.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Cửu Long?

  1. Sông Cửu Long (sông Mê Công) có chiều dài dòng chính là 7 300 km, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).
  2. Sông Mê Công chảy tới Phnôm Pênh chia thành ba nhánh: một nhánh chảy vào hồ Tông lê Sáp (Cam-pu-chia), hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam với chiều dài trung bình là 230 km.
  3. Hệ thống sông có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có hơn 280 phụ lưu.
  4. Mùa lũ sông Cửu Long kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

Câu 8:

Đây là hình ảnh của:

  1. Thác nước Bản Giốc
  2. Thác nước Dray Nur
  3. Suối khoáng nóng Nha Trang
  4. Suối khoáng nóng Bình Châu

Câu 9: Sông Thu Bồn dài bao nhiêu và bắt nguồn từ đâu?

  1. Dài 117 km, bắt nguồn từ vùng núi Trung Nam Sơn
  2. Dài 205 km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam
  3. Dài 570 km, bắt nguồn từ nước Lào
  4. Dài 857 km, bắt nguồn từ Campuchia

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Hồng?

  1. Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu.
  2. Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.
  3. Mùa lũ thường kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
  4. Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta

Câu 2 (4 điểm). Phân tích vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Tìm hiểu về vai trò của hồ thủy lợi Dầu Tiếng

Câu 2 (4 điểm). Giải thích tại sao chế độ nước sông ở ba vùng sông ngòi nước ta lại có sự khác nhau?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Mạng lưới sông ngòi nước ta:

  1. Dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
  2. Phân bố dày đặc ở Nam Bộ nhưng thưa thớt ở các vùng khác.
  3. Thưa thớt, không đồng đều trên khắp cả nước
  4. Chỉ tập trung phân bố ở khu vực miền Trung

Câu 2. Câu nào sau đây không đúng?

  1. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
  2. Hệ Thống sông Mê Công chiếm 60,4% lưu lượng của cả nước.
  3. Sông ngòi mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm
  4. Lượng phù sa sông Hồng chiếm 30% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.

Câu 3. Sông Thu Bồn dài bao nhiêu và bắt nguồn từ đâu?

  1. Dài 117 km, bắt nguồn từ vùng núi Trung Nam Sơn
  2. Dài 205 km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam
  3. Dài 570 km, bắt nguồn từ nước Lào
  4. Dài 857 km, bắt nguồn từ Campuchia

Câu 4. Câu nào sau đây không đúng?

  1. Mùa lũ kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
  2. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.
  3. Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 – 8 tháng, chiếm 20 – 30% tổng lượng nước cả năm.
  4. Nam Trung Bộ vào mùa cạn, một số sông có mực nước xuống rất thấp.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long

Câu 2 (2 điểm): Nêu một số việc cần phải làm để sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long lâu dài, bền vững

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Mạng lưới sông ngòi nước ta:

  1. Dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
  2. Phân bố dày đặc ở Nam Bộ nhưng thưa thớt ở các vùng khác.
  3. Thưa thớt, không đồng đều trên khắp cả nước
  4. Chỉ tập trung phân bố ở khu vực miền Trung.

Câu 2. Sông Hồng có chiều dài là bao nhiêu?

  1. Chiều dài của dòng chính là 1 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 556 km
  2. Chiều dài của dòng chính là 2 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 665 km
  3. Chiều dài của dòng chính là 3 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 1 452 km
  4. Chiều dài của dòng chính là 4 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 2 452 km

Câu 3. Câu nào sau đây không đúng?

  1. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
  2. Hệ Thống sông Mê Công chiếm 60,4% lưu lượng của cả nước.
  3. Sông ngòi mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm
  4. Lượng phù sa sông Hồng chiếm 30% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước

Câu 4. Vì sao chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô?

  1. Vì lượng mưa trên sông lớn hơn nhiều so với trên đất
  2. Vì nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa
  3. Vì nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
  4. Tất cả các đáp án trên.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta

Câu 2 (2 điểm): Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

 

Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra 15 phút bộ địa lí 8 chân trời sáng tạo, bộ đề trắc nghiệm tự luận địa lí 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay