Kênh giáo viên » Địa lí 8 » Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận

Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra địa lí 8 chân trời sáng tạo. Cấu trúc của đề thi gồm: tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả kĩ thuật. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo địa lí 8 chân trời sáng tạo này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
  2. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cách mạng tư sản Anh bùng nổ vào thời gian nào?

  1. Tháng 11 năm 1640
  2. Tháng 1 năm 1642
  3. Tháng 8 năm 1642
  4. Tháng 2 năm 1648

Câu 2. Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản?

  1. Mở đường cho nền tư bản chủ nghĩa phát triển.
  2. Đem đến hi vọng được giải phóng, độc lập của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới.
  3. Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Đâu không phải đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp?

  1. Do liên minh tư sản – quý tộc lãnh đạo.
  2. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
  3. Diễn ra dưới hình thức nội chiến.
  4. Là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Câu 4. Chiếc máy kéo sợi Gien-ni được phát minh vào năm nào?

  1. Năm 1764
  2. Năm 1769
  3. Năm 1784
  4. Năm 1785

Câu 5. Phát minh nào của Cách mạng công nghiệp ra đời đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại?

  1. Điện thoại di động
  2. Đồng hồ thông minh
  3. Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ.
  4. Máy tính cơ học.

Câu 6. Trong thế kỉ XVI – XIX, Pháp đã đặt ách đô hộ lên các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

  1. In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-lip-pin.
  2. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
  3. Việt Nam, Lào, Thái Lan.
  4. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma

Câu 7. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là gì?

  1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc địa.
  2. Thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất, áp đặt chính sách “ngu dân”
  3. Bảo tồn và lưu giữ nền văn hóa thuộc địa của các nước Đông Nam Á.
  4. Thực hiện các chính sách bành trướng sang phía Đông.

Câu 8. Vương triều Mạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

  1. Vua Lê ăn chơi không lo đến đất nước nên bị nhà Minh xâm lược.
  2. Mạc Đăng Dung nổi dậy cướp ngôi vua Lê để dành chính quyền.
  3. Nhà Lê suy thoái, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy ở khắp mọi nơi.
  4. Nhân dân không phục với các chính sách của vua Lê nên đã tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua.

Câu 9. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

  1. Nhà Mạc với nhà Nguyễn
  2. Nhà Mạc với nhà Lê
  3. Nhà Lê với nhà Nguyễn
  4. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 10. Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt di cư đến vùng nào để khai hoang mở đất?

  1. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên.
  2. Vùng đất Phú Yên.
  3. Vùng đất Quảng Nam
  4. Vùng đất Mô Xoài, Bến Nghé.

Câu 11. Kinh đô Thăng Long trong các thế kỉ XVI – XVIII còn được gọi là gì?

  1. Phố Hiến.
  2. Thanh Hà.
  3. Kẻ Chợ.
  4. Cửa Đông.

Câu 12. So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài trong giai đoạn XVI – XVIII diễn ra như thế nào?

  1. phát triển hơn.
  2. ngưng trệ hơn.
  3. ngang bằng.
  4. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.
  5. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao nói cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

  1. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
  2. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Lãnh thổ nước ta bao gồm những vùng nào?

  1. Vùng đất, vùng trời, vùng biển.
  2. Vùng đất, vùng trời, vùng hải đảo.
  3. Vùng biển, vùng trời, vùng đất.
  4. Vùng đất và vùng trời.

Câu 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã tác động như thế nào đến tài nguyên khoáng sản của nước ta?

  1. ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới
  2. tiếp giáp với Biển Đông
  3. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật
  4. nằm ở nơi giao thoa của vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

Câu 3. Việt Nam nằm ở khu vực cầu nối của hai đại dương nào?

  1. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
  2. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
  3. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
  4. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương

Câu 4. Hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là:

  1. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng Thanh Hóa và đồng bằng sông Hồng
  3. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh và đồng bằng Quảng Trị.
  4. Đồng bằng Bình Thuận – Ninh Thuận và đồng bằng sông Cửu Long

Câu 5. Các hang động rộng lớn được tạo ra là do đâu?

  1. Do con người khai thác làm địa hình biến đổi.
  2. Do sự phun trào mắc ma của núi lửa.
  3. Do các mảng kiến tạo di chuyển làm địa hình thay đổi.
  4. Do sự khoát sâu của các mạch nước ngầm kết hợp với địa hình cac-xtơ.

Câu 6. Địa hình chủ yếu của vùng núi Tây Bắc là:

  1. có nhiều khối núi cao đồ sộ.
  2. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
  3. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
  4. có địa hình cac-xtơ

Câu 7. Đâu không phải là hạn chế của địa hình đồi núi đối với kinh tế nước ta?

  1. Di chuyển, đi lại khó khăn.
  2. Thường xuyên có lũ quét, sạt lở đất.
  3. Xây dựng cơ sở hạ tầng khó khăn.
  4. Thường xuyên bị tình trạng xâm nhập mặn.

Câu 8. Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao:

  1. Từ 900 đến 1 000m.
  2. Từ 1 000 đến 2 000m
  3. Dưới 2 600m.
  4. Trên 2 600m

Câu 9. Địa hình bờ biển với nhiều bãi cát dài là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nào ở nước ta?

  1. Công nghiệp
  2. Du lịch
  3. Nông nghiệp.
  4. Bưu chính viễn thông.

Câu 10. Dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

  1. các đồng bằng
  2. Bắc Trung Bộ
  3. miền núi phía Bắc
  4. thềm lục địa phía nam.

Câu 11. Quặng bô-xit phân bố chủ yếu ở khu vực của nước ta?

  1. Quảng Ninh.
  2. Lào Cai.
  3. Đắk Nông.
  4. Cà Mau

Câu 12. Đâu không phải là biện pháp sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí ở nước ta?

  1. Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam
  2. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản không quan tâm đến môi trường.
  3. Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc khai thác và sử dụng khoáng sản.
  4. Sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và chế biến khoáng sản.
  5. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao địa hình nước ta có sự phân bậc?

BÀI LÀM:

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
  2. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

A

A

C

B

B

C

B

D

C

B

  1. Phần tự luận: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

* Nông nghiệp:

- Ở Đàng Ngoài:

+ Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng

+ Ruộng đất bỏ hoang.

+ Cuối TK XVII: dần ổn định trở lại.

- Ở Đàng Trong:

+ Phát triển rõ rệt.

+ Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, có nhiều ruộng đất.

+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng.

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công truyền thống phát triển.

- Xuất hiện một số nghề thủ công mới.

- Các làng nghề nổi tiếng: làng gốm Thổ Hà, làng dệt La Khê,…

- Một số thợ thủ công lên thành thị lập phường.

* Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị:

- Hoạt động buôn bán dần phổ biến.

- Các đô thị phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An,…

- Người nước ngoài đến Đại Việt buôn bán và trao đổi hàng hóa.

- Thương nhân nhiều nước xin lập thương điếm, phố xá để buôn bán lâu dài.

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

0.5

 

 

Câu 2 (0,5 điểm)

Nói cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì:

- Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền cộng hòa.

- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân.

- Khẳng định quyền tự do dân chủ của công dân.

0.5

 

  1. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
  2. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

D

C

A

D

C

D

D

B

D

C

B

  1. Phần tự luận: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1.5 điểm)

* Đối với khí hậu:

- Nằm trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc:

→ Tổng bức xạ hàng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương.

- Chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á → có 2 mùa rõ rệt.

- Các khối khí di chuyển qua biển → thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

* Đối với sinh vật:

- Nằm gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật.

→ Nhiều kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

* Đối với khoáng sản:

- Nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn.

→ Tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây.

0.5

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

0.5

Câu 2 (0.5 điểm)

- Địa hình nước ta có sự phân bậc do sự vận động tạo núi Hi-ma-lay-a trong thời kì Tân kiến tạo làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

0.5

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Bài 1. Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

2

 

 

 

 

1

1

 

3

1

1.25

Bài 2. Cách mạng công nghiệp

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

0.5

Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

1

 

 

 

 

 

1

 

2

 

0.5

Bài 4. Xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

1

 

1

 

 

 

 

 

2

 

0.5

Bài 5. Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

0.25

Bài 6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII

1

 

1

1

 

 

 

 

2

1

2.0

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

 

1

2

 

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

 

1.0

0.5

 

3.0

2.0

5.0

Tổng số điểm

2 điểm

20 %

2 điểm

20 %

0.5 điểm

 5 %

0.5 điểm

5 %

5 điểm

50 %

5 điểm

Phân môn địa lí

Bài 1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

2

 

 

1

1

 

 

 

3

1

2.25

Bài 2. Đặc điểm địa hình

2

 

 

 

1

 

 

1

3

1

1.25

Bài 3. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phâm hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Bài 4. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

 

1

2

 

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

 

0.5

0.5

 

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

5 %

0.5 điểm

5 %

5 điểm

50 %

5 điểm

                

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  1. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 1. Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Nhận biết

- Nêu được thời gian bùng nổ Cách mạng tư sản Anh

- Nêu được đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp.

 

2

 

C1, 3

Vận dụng

- Giải thích tại sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại.

1

 

C2

 

VD cao

- Giải thích tại sao cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa ở Bắc Mỹ được coi là cuộc cách mạng tư sản.

 

1

 

C2

Bài 2. Cách mạng công nghiệp

Nhận biết

- Nêu được thời gian ra đời của máy kéo sợi Gien-ni.

- Nêu được tên phát minh đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại.

 

2

 

C4, 5

Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Nhận biết

- Nêu được các quốc gia ở Đông Nam Á mà Pháp đặt ách đô hộ trong thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

 

1

 

C6

VD cao

- Nêu được điểm chung trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây với các nước Đông Nam Á.

 

1

 

C7

Bài 4. Xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

Nhận biết

- Nêu được các thế lực trong chiến tranh Nam – Bắc triều

 

1

 

C9

Thông hiểu

- Nêu được hoàn cảnh ra đời của vương triều Mạc.

 

1

 

C8

Bài 5. Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Nhận biết

- Nêu được khu vực người Việt di cư đến để khai hoang mở đất từ cuối thế kỉ XVI.

 

1

 

C10

Bài 6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII

Nhận biết

- Nêu được tên gọi khác của kinh đô Thăng Long trong các thế kỉ XVI – XVIII.

 

1

 

C11

Thông hiểu

- So sánh kinh tế Đàng Trong với kinh tế Đàng Ngoài trong giai đoạn XVI – XVIII

- Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

1

1

C2

C12

 

  1. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Nhận biết

- Nêu các vùng thuộc lãnh thổ nước ta.

 - Nêu được nước ta nằm ở vị trí cầu nối của hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

 

2

 

C1, 3

Thông hiểu

- Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

1

 

C1

 

Vận dụng

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tài nguyên khoáng sản nước ta.

 

1

 

C2

Bài 2. Đặc điểm địa hình

Nhận biết

- Nêu tên hai đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta.

- Nêu được địa hình chủ yếu của vùng núi Tây Bắc

 

2

 

C4, 6

Vận dụng

- Giải thích nguyên nhận các hang động rộng lớn được tạo ra.

 

1

 

C5

VD cao

- Giải thích tại sao địa hình nước ta lại có tính chất phân bậc?

1

 

C2

 

Bài 3. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phâm hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

Nhận biết

- Nêu được phân bố của đai ốn đới gió mùa.

- Nêu thuận lợi của địa hình bờ biển đối với phát triển kinh tế nước ta.

 

2

 

C8, 9

Thông hiểu

- Nêu hạn chế của địa hình đối núi đối với kinh tế nước ta

 

1

 

C7

Bài 4. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Nhận biết

- Nêu được sự phân bố của dầu mỏ, khí tự nhiên và quặng bô-xit ở nước ta.

 

2

 

C10, 11

Thông hiểu

- Nêu biện pháp sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí.

 

1

 

C12

Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận
Đề thi địa lí 8 chân trời sáng tạo có ma trận

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 địa lí 8 chân trời sáng tạo, đề thi cuối kì 1 địa lí 8 chân trời sáng tạo, đề thi địa lí 8 sách chân trời sáng tạo, đề thi địa lí 8 sách chân trời sáng tạo mới

Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay