Giáo án và PPT đồng bộ Địa lí 8 chân trời sáng tạo
Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
BÀI 6. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.
Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.
Năng lực địa lí:
Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam.
Sử dụng bản đồ: biết đọc bản đồ khí hậu Việt Nam để rút ra các thông tin cần thiết.
Thu thập được thông tin về khí hậu từ những trang web.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án.
Tranh ảnh, video, tài liệu, bản đồ khí hậu Việt Nam
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
b. Nội dung:
- GV trả lời câu hỏi ở phần khởi động.
- GV giới thiệu cho HS về các mục tiêu bài học
c. Sản phẩm học tập:
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định đến thiên nhiên nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác.
- GV đặt câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi: Đặc điểm của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng.
+ Miền Bắc có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
+ Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Qua câu trả lời trên, chúng ta cũng nắm khái quát được đặc điểm khí hậu của nước ta, nhưng để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với Bài 6. Đặc điểm khí hậu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và nắm rõ về tính chất của khí hậu Việt Nam.
b. Nội dung: Đọc thông tin mục 1 – SGK tr.114 – 116, quan sát hình ảnh, biểu đồ, thảo luận nhóm nhỏ và tìm hiểu.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được những tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vào Phiếu bài tập.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ĐỊA LÍ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Quan sát các hình ảnh sau, em hãy cho biết đây là những địa danh nào?
Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang)
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
Mũi Cà Mau (Cà Mau)
Đỉnh Fansipan (Lào Cai)
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
NỘI DUNG BÀI HỌC
01 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
02 Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a) Phạm vi lãnh thổ
Đọc thông tin mục 2, hãy chọn ra 3 điểm về phạm vi lãnh thổ Việt Nam để trình bày trước lớp.
HS làm việc cá nhân (3 phút), sau đó thảo luận cặp đôi (3 phút).
Hình 1.1. Bản đồ Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, năm 2021
Dựa vào hình 1.1, cho biết:
- Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với các nước và biển nào? Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của nước ta.
- Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước nào?
KẾT LUẬN
Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm:
Vùng đất
Có diện tích 331 212 km2, bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo.
- Việt Nam có đường biên giới trên đất liền giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, đi qua 25 tỉnh.
- Đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến thành phố Hà Tiên (Kiên Giang).
Vùng biển
Biển Đông (diện tích khoảng 1 triệu km2), trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vùng trời
Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta: trên đất liền và không gian trên các đảo.
b) Vị trí địa lí
Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
- Trình bày vị trí địa lí Việt Nam.
- Xác định hệ toạ độ địa lí của nước ta trên bản đồ hành chính Việt Nam (vị trí tiếp giáp, toạ độ các điểm cực trên đất liền).
Hình 1.1. Bản đồ Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, năm 2021
Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á; vị trí cầu nối giữa hai lục địa (Á - Âu và Ô-xtrây-li-a); hai đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương).
Việt Nam nằm gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất.
Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, giáp với Lào và Cam-pu-chia ở phía tây.
Toạ độ các điểm cực trên đất liền:
Cực Bắc: vĩ độ 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Cực Nam: vĩ độ 8°34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Cực Đông: kinh độ 109°24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Cực Tây: kinh độ 102°09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Video khái quát vị trí địa lí của Việt Nam
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Địa lí 8 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM
BÀI 8: ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Mạng lưới sông ngòi nước ta:
- Dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
- Phân bố dày đặc ở Nam Bộ nhưng thưa thớt ở các vùng khác.
- Thưa thớt, không đồng đều trên khắp cả nước
- Chỉ tập trung phân bố ở khu vực miền Trung.
Câu 2: Nước ta có bao nhiêu con sông dài trên 10 km?
- Hơn 230
- Hơn 2300
- Hơn 23000
- Hơn 230 000
Câu 3: Mật độ trung bình mạng lưới sông ở nước ta khoảng:
- 0.06 km/km2
- 0.66 km/km2
- 1.66 km/km2
- 2.66 km/km2
Câu 4: Dọc bờ biển nước ta, trung bình khoảng bao nhiêu km thì lại có một cửa sông?
A. 2 km
- 20 km
- 200 km
- 2000 km
Câu 5: Ở Việt Nam, sông ngòi chủ yếu chảy theo hướng nào?
- Tây bắc – đông nam
- Vòng cung
- Đông nam – tây bắc
- Cả A và B.
Câu 6: Nước ta có mấy hệ thống sông lớn?
- 2
- 3
- 9
- 15
Câu 7: Sông Hồng có chiều dài là bao nhiêu?
- Chiều dài của dòng chính là 1 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 556 km
- Chiều dài của dòng chính là 2 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 665 km
- Chiều dài của dòng chính là 3 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 1 452 km
- Chiều dài của dòng chính là 4 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 2 452 km
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
- Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
- Hệ Thống sông Mê Công chiếm 60,4% lưu lượng của cả nước.
- Sông ngòi mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm
- Lượng phù sa sông Hồng chiếm 30% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.
Câu 2: Sông nào ở Việt Nam chảy theo hướng đông nam – tây bắc?
- Sông Hồng
- Sông Lô
- Sông Kỳ Cùng
- Không có con sông nào
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ĐỊA LÍ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Địa lí 8 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cách mạng tư sản Anh bùng nổ vào thời gian nào?
A. Tháng 11 năm 1640
B. Tháng 1 năm 1642
C. Tháng 8 năm 1642
D. Tháng 2 năm 1648
Câu 2. Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản?
A. Mở đường cho nền tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. Đem đến hi vọng được giải phóng, độc lập của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới.
C. Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Đâu không phải đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp?
A. Do liên minh tư sản – quý tộc lãnh đạo.
B. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
C. Diễn ra dưới hình thức nội chiến.
D. Là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 4. Chiếc máy kéo sợi Gien-ni được phát minh vào năm nào?
A. Năm 1764
B. Năm 1769
C. Năm 1784
D. Năm 1785
Câu 5. Phát minh nào của Cách mạng công nghiệp ra đời đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại?
A. Điện thoại di động
B. Đồng hồ thông minh
C. Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ.
D. Máy tính cơ học.
Câu 6. Trong thế kỉ XVI – XIX, Pháp đã đặt ách đô hộ lên các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-lip-pin.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
C. Việt Nam, Lào, Thái Lan.
D. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma
Câu 7. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung là gì?
A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc địa.
B. Thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất, áp đặt chính sách “ngu dân”
C. Bảo tồn và lưu giữ nền văn hóa thuộc địa của các nước Đông Nam Á.
D. Thực hiện các chính sách bành trướng sang phía Đông.
Câu 8. Vương triều Mạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Vua Lê ăn chơi không lo đến đất nước nên bị nhà Minh xâm lược.
B. Mạc Đăng Dung nổi dậy cướp ngôi vua Lê để dành chính quyền.
C. Nhà Lê suy thoái, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy ở khắp mọi nơi.
D. Nhân dân không phục với các chính sách của vua Lê nên đã tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua.
Câu 9. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn
B. Nhà Mạc với nhà Lê
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn
D. Nhà Trịnh với nhà Mạc
Câu 10. Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt di cư đến vùng nào để khai hoang mở đất?
A. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên.
B. Vùng đất Phú Yên.
C. Vùng đất Quảng Nam
D. Vùng đất Mô Xoài, Bến Nghé.
Câu 11. Kinh đô Thăng Long trong các thế kỉ XVI – XVIII còn được gọi là gì?
A. Phố Hiến.
B. Thanh Hà.
C. Kẻ Chợ.
D. Cửa Đông.
Câu 12. So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài trong giai đoạn XVI – XVIII diễn ra như thế nào?
A. phát triển hơn.
B. ngưng trệ hơn.
C. ngang bằng.
D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao nói cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Lãnh thổ nước ta bao gồm những vùng nào?
A. Vùng đất, vùng trời, vùng biển.
B. Vùng đất, vùng trời, vùng hải đảo.
C. Vùng biển, vùng trời, vùng đất.
D. Vùng đất và vùng trời.
Câu 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã tác động như thế nào đến tài nguyên khoáng sản của nước ta?
A. ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới
B. tiếp giáp với Biển Đông
C. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật
D. nằm ở nơi giao thoa của vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
------Còn tiếp-----------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ địa lí 8 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Địa lí 8 chân trời, soạn địa lí 8 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Địa lí THCS