Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của trái đất
Bài giảng điện tử địa lí 10 cánh diều. Giáo án powerpoint bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của trái đất. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem video về mẫu Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của trái đất
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
- Có nơi nào trên Trái Đất trong suốt năm toàn ngày hoặc toàn đêm không?
- Tại sao cần phải thống nhất giờ trên toàn thế giới?
- Tại sao ở nước ta vào mùa hạ có ngày dài đêm ngắn, vào mùa đông có đêm ngắn ngày dài?
BÀI 4: HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
- 1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
HOẠT ĐỘNG NHÓM
■ Tại sao bất kì một địa điểm nào trên Trái Đất có lúc là ban ngày, có lúc lại là ban đêm?
■ Tại sao trên Trái Đất ở cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác là ban đêm?
■ Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
- Sự luân phiên ngày đêm
Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục
Mọi nơi trên Trái Đất đều có sự luân phiên ngày – đêm
Có sự điều hòa nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất
→ Yếu tố quan trọng cho sự sống tồn tại và phát triển.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
► Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh và hoàn thành bảng
- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy?
- Tại sao đường chuyển ngày quốc tế không phải là một đường thẳng theo đường kinh tuyến?
- Tại sao khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ thì cần lùi lại một ngày lịch; ngược lại, khi đi từ kinh tuyến này thì cần tăng thêm một ngày lịch?
- Giờ trên Trái Đất
Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông
Cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau
Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương
Trái Đất được chia làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.
Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time).
Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
► Trong thực tế, ranh giới các múi giờ thường được quy định theo đường biên giới quốc gia.
► Một số nước chia làm nhiều múi giờ như: Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kỳ,...
- 2. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Hãy cho biết nguyên nhân sinh ra các mùa?
- Cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.
- Các mùa trong năm
Trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời.
Có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời
Thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.
- Các mùa trong năm
- Một năm được chia thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Các mùa mang tính chất tương đối và có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu, độ dài ngày đêm.
- Vùng ôn đới: một năm có 4 mùa rõ rệt.
- Vùng nhiệt đới: mùa xuân, thu thường ngắn, không rõ rệt.
- Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau.
Mở rộng kiến thức
Tại sao ở ôn đới, một năm có bốn mùa rõ rệt, còn ở nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt ?
■ Ôn đới năm ở vĩ độ trung bình, thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt mặt trời mà bề mặt Trái Đất nhận được thay đổi rõ rệt.
■ Nhiệt đới ở vĩ độ thấp, thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt mặt trời mà bề mặt Trái Đất nhận được thay đổi không rõ rệt, hai thời kì chuyển tiếp có thời tiết dịu hơn đó là mùa xuân và mùa thu.
■ Ôn đới năm ở vĩ độ trung bình, thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt mặt trời mà bề mặt Trái Đất nhận được thay đổi rõ rệt.
■ Nhiệt đới ở vĩ độ thấp, thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt mặt trời mà bề mặt Trái Đất nhận được thay đổi không rõ rệt, hai thời kì chuyển tiếp có thời tiết dịu hơn đó là mùa xuân và mùa thu.
► Nghiên cứu thông tin và quan sát hình 4.4 để hoàn thành Phiếu học tập
- Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ
- Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời.
→ Tuỳ vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà độ dài ngày, đêm thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.
- Ở Xích đạo, quanh năm có ngày, đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch.
- Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ
22/6
Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài.
→ Ngày dài hơn đêm (ngược lại đối với Nam bán cầu).
22/12
Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời ít hơn bán cầu Nam.
→ Ở bán cầu Bắc: ngày ngắn hơn đêm; bán cầu Nam: ngày dài hơn đêm.
21/3 và 23/9
Ngày và đêm dài bằng nhau trên toàn Trái Đất do tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo, thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu bằng nhau.
Từ vòng cực đến cực
Có ngày hoặc đêm kéo dài 24h.
LUYỆN TẬP
☼ Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bài tập luyện tập SGK
- Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.
- Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch.
Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực:
Giờ địa phương:
- Được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến.
- Các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau, mặc dù đang trong cùng một thời điểm.
Giờ khu vực:
- Giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất, để tính giờ và giao lưu quốc tế (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực).
- Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Giờ kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.
Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch:
- Mùa xuân: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí).
- Mùa hạ: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
- Mùa thu: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).
- Mùa đông: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây