Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều

BÀI 4: HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT

(25 câu)

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Chuyển động của Trái Đất gây ra những hệ quả địa lí nào?

Trả lời:

Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất là: Chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời.

Câu 2: Trình bày sự luận phiên ngày đêm của Trái Đất?

Trả lời:

Sự luân phiên ngày đêm của Trái Đất

- Do Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có sự luân phiên ngày đêm.

- Nhờ đó, nhiệt độ trên bề mặt trên Trái Đất có sự điều hòa. Đây là yếu tố quan trọng cho sự sống tồn tại và phát triển.

 

Câu 3: Thế nào là giờ địa phương?

Trả lời:

Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng.

 

Câu 4: Thế nào là giờ khu vực?

Trả lời:

Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực.

 

Câu 5: Thế nào là giờ quốc tế?

Trả lời:

Giờ quốc tế được thống nhất thông qua Hội nghị quốc tế về kinh tuyến, thống nhất lấy giờ ở khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua làm giờ quốc tế và đánh số 0.

 

Câu 6: Thế nào là đường chuyển ngày quốc tế?

Trả lời:

Do Trái Đất hình cầu nên khu vực múi giờ số 0 đối diện với khu vực múi giờ số 12, ở đây sẽ có 2 ngày lịch khác nhau. Kinh tuyến 180⁰ đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

 

Câu 7: Trình bày nguyên nhân sinh ra các mùa của Trái Đất?

Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất

Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66⁰33’, làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian tiếp nhận ánh sáng mặt trời thay đổi trong năm dẫn đến trong năm có các mùa khác nhau.

 

Câu 8: Tất cả mọi địa điểm đều thấy Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây vào thời gian nào trong năm?

Trả lời:

Vào ngày Xuân phân (21/3) và ngày Thu phân (23/9) mọi địa điểm trên Trái Đất đều nhìn thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây.

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ khu vực?

Trả lời:

Giờ địa phương

Giờ khu vực

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời)

Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định về giờ quốc tế

giờ riêng của mỗi địa điểm dựa vào vị trí của Mặt Trời làm tiêu chuẩn

Là giờ mặt trời trung bình của các kinh tuyến trong cùng một khu vực giờ. Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến và đánh số thứ tự từ 0 đến 23 theo chiều từ tây sang đông

Mỗi kinh tuyến có một giờ mặt trời

Các địa phương nằm trong cùng khu vực giờ sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ khu vực (giờ quốc tế)

Các địa phương nằm trên cùng kinh tuyến có cùng một giờ mặt trời

Giờ của mỗi khu vực được tính theo kinh tuyến đi qua giữa khu vực đó. Giờ ở khu vực số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc khu vực giờ số 7

Có ý nghĩa trong từng địa phương cụ thể

Có ý nghĩa quốc tế

 

Câu 2: Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa hai chí tuyến diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta thấy Mặt Trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thật ra là Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 6633' dẫn đến hiện tượng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.

 

Câu 3: Ở 2 bán cầu, ngày nào trong năm có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm dài nhất?

Trả lời:

- Ở bán cầu Bắc: Ngày Hạ chí (22/6), tia tới vuông góc với chí tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa; mọi địa điểm ở nửa cầu Bắc có ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhất trong năm (nửa cầu Nam ngược lại, có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất). 

- Ở bán cầu Nam: Ngày Đông chí (22/12), tia tới vuông góc với chí tuyến Nam lúc 12 giờ trưa; mọi địa điểm ở nửa cầu Nam có ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhất trong năm (nửa cầu Bắc ngược lại, có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất). 

 

Câu 4: Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo ra các mùa

trong năm?

Trả lời:

Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo ra các mùa trong năm do: trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa.

Câu 5: Nếu trục của Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình chuyển động thì hiện tượng gì xảy ra?

Trả lời:

Nếu trong quá trình chuyển động, trục của Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì hiện tượng xảy ra là:

- Góc nhập xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất luôn cố định không thay đổi ở từng vùng (từ Xích đạo đến cực).

– Ngày và đêm ở mọi nơi trên Trái Đất dài bằng nhau. -

– Từng vùng:

+ Nhiệt đới: Khí hậu không có sự thay đổi gì so với hiện nay (nóng quanh năm).

+ Ôn đới: Quanh năm có khí hậu “như mùa xuân”.

+ Vùng cực: Quanh năm có ánh sáng và khí hậu bớt khắc nghiệt hơn.

 

Câu 6: Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ?

Trả lời:

+ Do đường phân chia sáng tối và trục của Trái Đất không trùng nhau, tại Xích đạo chúng cắt nhau chia Xích đạo ra hai phần bằng nhau nên trong năm tại Xích đạo lúc nào cũng có ngày đêm dài bằng nhau. 

+ Càng về phía cực, đường phân chia sáng tối và trục của Trái Đất càng xa nhau, chênh lệch diện tích phần chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối càng nhiều, chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều.. 

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tại sao hiện tượng chuyển động biểu kiến quanh Mặt Trời lại diễn ra?

Trả lời:

Hiện tượng chuyển động biểu kiến quanh Mặt Trời

Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, nên khi đứng trên Trái Đất nhìn Mặt Trời có ảo giác là Mặt Trời chuyển động. Điều này được thấy rõ qua hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa) lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27′ N (ngày 22-12) cho tới vĩ tuyến 23°27’ B (ngày 22-6), rồi lại trở xuống 23°27′ N. 

Chuyển động không có thật của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

Câu 2: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời thì trên bề mặt Trái Đất sẽ có những hiện tượng gì xảy ra?

Trả lời:

- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Một năm chỉ có một ngày và một đêm.

- Ngày dài sáu tháng, đêm dài sáu tháng.

- Ban ngày, mặt đất sẽ tích tụ một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. Ban đêm trở nên rất lạnh.

- Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm. Từ đó, hình thành những luồng gió cực mạnh.

- Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống.

 

Câu 3: Phân tích ý nghĩa và ảnh hưởng của khoảng cách và vị trí giữa Mặt Trời và Trái Đất?

Trả lời:

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay đã làm cho Trái Đất nhận được từ Mặt Trời một lượng bức xạ phù hợp, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại và phát triển.

- Nếu Trái Đất ở điểm cận nhật (ngày 3–1) thì lực hút của Mặt Trời đến Trái Đất là lớn nhất, lúc đó tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là 30,3 km/s.

– Nếu Trái Đất ở điểm viễn nhật (ngày 5–7) thì lực hút của Mặt Trời tới Trái Đất là nhỏ nhất, lúc đó tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là 29,3 km/s.

Nếu Mặt Trời nằm ở vị trí thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trăng thì dao động thủy triều lớn nhất (triều cường).

Nếu Mặt Trời nằm ở vị trí vuông góc với Trái Đất và Mặt Trăng thì dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém).

 

Câu 4: Trái Đất có thời gian ngày, đêm dài bằng nhau vào ngày nào và ở địa điểm nào?

Trả lời:

- Vào ngày Xuân phân (21/3) và ngày Thu phân (23/9), Mặt trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo, vòng sáng tối trùng với mặt phẳng đi qua trục Trái Đất, tất cả mọi địa điểm trên Trái Đất có thời gian được chiếu sáng và thời gian khuất trong bóng tối bằng nhau, nên độ dài ngày đêm bằng nhau. 

- Ở Xích đạo, vòng sáng tối luôn giao nhau với trục Trái Đất ở tâm, chia đường Xích đạo thành hai phần bằng nhau, một phần được chiếu sáng và một phần khuất trong bóng tối, nên quanh năm đều có ngày và đêm dài bằng nhau. 

 

Câu 5: Chứng minh rằng Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống?

Trả lời:

- Vị trí: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển. BOOK SOS

- Khối lượng và kích thước: vừa đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn để giữ tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, làm cho Trái Đất có sự sống tồn tại.

+ Cung cấp cho sinh vật: nitơ, ôxy, hơi nước,...

+ Điều hòa nhiệt độ: ngày – đêm, giữa các mùa.

+ Bảo vệ sinh vật trên mặt đất: hấp thụ tia tử ngoại, tránh sự phá hoại của các thiên thạch,...

- Chuyển động tự quay quanh trục: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ, vừa đủ để tạo nhịp điệu ngày – đêm, do đó mà nhiệt độ giữa ngày – đêm được điều hòa, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại.

- Chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời: -

+ Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình

elip gần tròn.

+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 6633 và không đổi phương, đã tạo điều kiện cho góc nhập xạ của ánh sáng Mặt Trời vào các ngày chí lên tới 1 góc 90° ở đường chí tuyến Bắc hoặc Nam, làm cho các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ điều hòa, tạo cho sự sống tồn tại và phát triển.

Câu 6: Tại sao mùa hạ ở vùng ôn đới bán cầu Nam lại dài hơn ở bán cầu Bắc?

Trả lời:

- Mùa hạ ở bán cầu Bắc (186 ngày) dài hơn mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn mùa hạ ở vùng ôn đới của bán cầu Nam.

- Mùa hạ của bán cầu Bắc từ ngày 21/3 đến 23/9, là thời kì Trái Đất quay trên phần quỹ đạo có điểm viễn nhật, sức hút của Mặt Trời nhỏ, tốc độ quay chậm hơn, thời gian dài hơn (186 ngày ),

- Mùa hạ của bán cầu Nam từ ngày 23/9 đến 21/3, là thời kì Trái Đất quay trên phần quỹ đạo có điểm cận nhật, sức hút của Mặt Trời lớn, tốc độ quay nhanh hơn, thời gian ngắn hơn (179 ngày ).

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh hưởng như thế nào tới giải áp thấp Xích đạo và mùa của vùng nhiệt đới?

Trả lời:

 - Dải áp thấp Xích đạo được hình thành do nhiệt lực, liên quan trực tiếp đến bức xạ mặt trời. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời kéo theo sự dịch chuyển của dải áp thấp Xích đạo về phía bán cầu mùa hạ.

+ Vào tháng 1: Dải áp thấp Xích đạo di chuyển xuống bán cầu Nam khoảng 15° vĩ tuyến ở trên các lục địa vì bản cầu Nam là mùa hạ.

+ Vào tháng 7: Dài áp thấp Xích đạo di chuyển lên bán cầu Bắc vì bán cầu Bắc là mùa hạ.

- Ảnh hưởng đến mùa ở vùng nhiệt đới:

+ Tử 21/3 đến 23/9: Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên bán cầu Bắc nên bán cầu Bắc là mùa nóng, bán cầu Nam là mùa lạnh.

+ Từ 23/9 đến 21/3 (năm sau): Mặt Trời chuyển động biểu kiến xuống bán cầu Nam nên bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh.

Câu 2: Nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng các nước ở vĩ tuyến cao hơn 23⁰27’ không có hiện tượng này. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng các nước ở vĩ tuyến cao hơn 23⁰27’ không có hiện tượng này do:

- Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23°27′ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23°27′ N lên 23°27′ B. Trong vòng một năm, các địa điểm nội chí tuyến (trong đó có nước ta) đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. 

- Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực không có hiện tượng này, do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 6633'. Để tạo góc 90° thì góc phụ phải là 23°27′, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23027. 

Câu 3: Tại sao lại có sự khác nhau về độ dài ngày, đêm giữa hai điểm cực Bắc (Lũng Cú, vĩ độ 23°23' B), cực Nam (Đất Mũi, vĩ độ 8°34'B) nước ta?

Trả lời:

- Vào mùa hạ, ở Lũng Cú có ngày dài hơn ngày ở Đất Mũi; vào mùa đông, ở Lũng Cú có đêm dài hơn đêm ở Đất Mũi. 

- Do khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất giao nhau tại Xích đạo, chia Xích đạo ra thành hai phần bằng nhau, tại đây quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau. 

- Càng xa Xích dạo về phía hai cực, đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất càng xa nhau, độ dài ngày và đêm chênh lệch nhau càng nhiều. Vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, càng đi về phía cực thời gian ban ngày càng dài hơn thời gian ban ngày ở những vĩ độ gần Xích đạo. Vào mùa đông ở bán cầu Bắc, càng đi về phía cực thời gian ban đêm càng dài hơn thời gian ban đêm ở những vĩ độ gần Xích đạo.

 

Câu 4: Trên Trái Đất những nơi nào có thể quan sát thấy Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vào lúc 12 giờ trưa trong ngày?

Trả lời:

-  Chỉ có những địa điểm tử chí tuyến Bắc đến chi tuyến Nam mới thấy Mặt Trời ở đúng định đầu vào lúc 12 giờ trưa.

+ Tại chỉ tuyển Bắc trong năm có một lần nhìn thấy Mặt Trời ở đúng đinh đầu vào lúc 12 giờ trưa vào ngày Hạ chí (22/6); tại chí tuyến Nam - ngày Đông chỉ (22/12).

+Tại Xích đạo, trong năm có hai lần nhìn thấy Mặt Trời ở đúng đinh đầu vào lúc 12 giờ trưa, vào ngày Xuân phân (21/3) và Thu phân (23/9).

+ Những nơi khác trong vùng nội chí tuyến trong năm có hai lần thấy Mặt Trời ở đủng đỉnh đầu vào lúc 12 giờ trưa.

 

Câu 5: Lực Coriolis có tác động như thế nào tới hướng chuyển dộng của gió và dòng biển trên Trái Đất?

Trả lời:

– Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Coriolis. Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.

– Tác động của lực Coriolis đến sự chuyển động của gió:

+ Gió Mậu dịch: thổi từ các cao áp ở hai chí tuyến về Xích đạo, ở bán cầu Bắc bị lệch về bên phải nên có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam lệch về bên trái có hướng đông nam.

+ Gió Tây ôn đới: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía áp thấp ôn đới, ở bán cầu Bắc lệch sang phải có hướng tây nam, ở bán cầu Nam có hướng tây bắc. + Gió Đông cực: thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới, ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam.

- Tác động của lực Coriolis đến sự chuyển động của dòng biển: Do ảnh hưởng của lực này nên hướng chảy của các hoàn lưu ở bán cầu Bắc sẽ thuận chiều kim đồng hồ (lệch phải) như dòng biển nóng Gơn strim, dòng biển lạnh Canari,... còn ở bán cầu Nam sẽ ngược chiều kim đồng hồ (lệch trái) như dòng biển lạnh Belgela, dòng biển nóng Braxin,...

=> Giáo án địa lí 10 cánh diều bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của trái đất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay