Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Bài giảng điện tử Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN
VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Quan sát video vụ án bên dưới
KHỞI ĐỘNG
Thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hành vi của bà Nguyễn Thị Hương Tâm, ông Nguyễn Hải Nam, ông Lâm Hoàng Tùng đã xâm phạm đến quyền nào của bà Hoàng Thị Thu Thảo? Vì sao?
Ngày 19/9/2019, khi bà Thu Thảo không có ở nhà, các bị cáo đã:
- Tự ý đưa con của bà ra khỏi nhà, dùng vũ lực và gây sức ép tinh thần nhằm đuổi những người trong nhà để chiếm giữ căn nhà.
- Thuê công ty bảo vệ trông coi, không cho người nhà của bà Thu Thảo vào nhà.
- Cho người tháo bỏ vật dụng trong nhà.
Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của bà Hoàng Thị Thu Thảo.
Em hãy chia sẻ những hiểu biết của bản thân về hành vi xâm phạm chỗ ở trái phép.
Là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, xâm phạm chỗ ở của công dân,…
Làm ảnh hưởng đến sự bình yên của công dân, có thể làm công dân bị mất chỗ ở, ảnh hưởng cuộc sống, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho nạn nhân,…
BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
01 Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr. 117, 118 để trả lời câu hỏi:
1/ Chủ thể trong trường hợp 3 đã thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như thế nào?
2/ Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong cuộc sống.
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr. 117, 118 để trả lời câu hỏi:
Trả lời
1/ Trường hợp 3: A đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. A đã gọi điện thoại để thông báo cho chị V và xin phép phá khoá vào nhà kiểm tra khi phát hiện có mùi khét bốc ra từ nhà chị.
Trả lời
2/ Ví dụ:
- Công an chỉ khám xét nhà người dân khi có quyết định của cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Chủ cho thuê nhà trọ điện thoại cho người thuê trọ trước khi dùng chìa khoá dự phòng vào phòng để sửa chữa đường ống nước;
- Trẻ em xin phép và chỉ vào sân vườn của người khác để nhặt đồ làm rơi sau khi được chủ nhà đồng ý,...
Video trao đổi với luật sư về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác:
Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi tự ý xâm phạm trái phép chỗ ở của công dân.
Các cơ quan chức năng chỉ được khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi khám xét phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Video những trường hợp công an được quyền khám xét nhà dân:
02 Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- Hậu quả của hành vi vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Thảo luận nhóm đôi
Đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr. 119 và trả lời câu hỏi:
1/ Em hãy cho biết, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
2/ Ngoài những hậu quả đã được đề cập đến trong trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân còn có thể gây ra những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời
- Trường hợp 2: hành vi lợi dụng đêm tối trèo cổng, lẻn vào sân rình mò và tìm cách phá khoá cửa để vào nhà của thanh niên lạ đã khiến chị T thấy bất an, sợ hãi.
- Trường hợp 3: hành vi khoá cửa, không cho phép vào nhà để ép trả nợ của chủ nợ đã khiến mẹ con chị M mất nơi ở, không thể sinh hoạt bình thường, phải lang thang ngoài đường trong đêm tối à mất an toàn, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
- Trả lời
- Một số hậu quả tiêu cực khác:
- Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Xâm phạm trật tự quản lí hành chính nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan nhà nước;
- Gây ảnh hưởng kinh tế, danh dự của công dân;
- Người vi phạm tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật,...
Một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
Đột nhập trái phép nhà người khác
Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ
Phá cửa khi không có sự cho phép của chủ nhà
Chiếm giữ chỗ ở của người khác
KẾT LUẬN
Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây nên nhiều hậu quả tiêu cực.
Xã hội
Mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm trật tự quản lí hành chính nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan nhà nước;...
Cá nhân
Công dân mất chỗ ở, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường; gây thiệt hại về tinh thần, sức khoẻ, tính mạng, kinh tế, danh dự của công dân,…
KẾT LUẬN
Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
03 Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây