Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

 BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

 (17  câu)

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì?    

Trả lời:

Bất khả xâm phạm là một quyền cơ bản của công dân trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, là quyền không thể xâm phạm đến của cá nhân, tổ chức hoặc ở phạm vi lớn hơn là của một quốc gia nào đó. Tại Việt Nam thì quyền bất khả xâm phạm được thể hiện dưới hai góc độ là quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 2: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Trả lời:

– Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định:

+ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó.

+ Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp pháp luật quy định và phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục luật định.

Câu 3: Những hành vi xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị xử lí như thế nào? 

Trả lời:

– Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ, xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể  bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Câu 4: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?  

Trả lời:

Công dân có trách nhiệm học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tự giác thực hiện quy định về quyền này, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về bất khả xâm phạm về  chỗ ở.

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Cần làm gì khi bị xâm phạm về chỗ ở.

Trả lời:

Khi phát hiện hành vi xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của mình hoặc của người khác, công dân cần:

+ Chủ động làm đơn tố cáo hoặc trình báo lên cơ quan công an có thẩm quyền để cơ quan có những biện pháp kịp thời khắc phục và xử lí.

+ Cần trình bày rõ hành vi của bên xâm nhập bất hợp pháp để làm căn cứ cho quá trình điều tra. 

 

Câu 2: Việc lợi dụng quyền hạn để xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?   

Trả lời:

Việc lợi dụng quyền hạn để xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt như sau: Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

 

Câu 3: Khi thực hiện khám xét nhà của người phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Những nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện khám xét nhà của người khác:

+ Khám xét khi đối tượng cần gặp có ở nhà.

+ Có người đủ 18 tuổi trở lên ở nhà.

+ Có cán bộ địa phương, người chứng kiến hành vi khám xét nhà.

Câu 4: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vi phạm vào quyền lợi nào của công dân?  

Trả lời:

Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ đã xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

 

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Anh H nợ tiền của bà B và bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 20/08 bà B nhận được tin anh H đang trốn ở nhà chị N (chị gái của H) ở cùng địa phương. Bà B đã cùng với hai con trai của mình là T và C đến nhà chị N để tìm anh H. Tuy nhiên khi đến nơi, chị N khóa cửa ngoài, không cho mẹ con bà B vào nhà đồng thời khẳng định H không có ở nhà chị. Mẹ con bà B không tin nên đã lấy xà ben phá cửa nhà chị N, xông vào trong nhà lục lọi khắp nhà chị N để tìm H nhưng không thấy.

Hành vi của mẹ con bà B đã vi phạm vào quyền gì của công dân?

Trả lời:

Hành vi của mẹ con bà B đã vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, khi thực hiện hành vi lục lọi khám xét nhà của người khác vì động cơ riêng và không tuân thủ các quy định đã được pháp luật ban hành về các việc khám xét nhà của công dân. 

Câu 2: Ông H và bà C tranh chấp về quyền sở hữu căn nhà số 53 phố M và khởi kiện ra Tòa án. Theo bản án của Tòa án thì quyền sở hữu căn nhà trên thuộc về bà C. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà C không làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án thi hành bản án mà thuê L và S cầm côn, gậy cùng một số thanh niên xông vào đánh ông H và người ông, buộc gia đình ông phải chuyển đồ đạc ra khỏi nhà.

Hành vi của bà C có bị coi là hành vi xâm phạm trái pháp luật về chỗ ở của công dân không?

Trả lời:

Hành vi của bà C là hành vi xâm phạm trái pháp luật về chỗ ở của công dân, vì bà đã tự ý thuê người dùng vũ lực để ép người khác buộc phải rời khỏi nơi cư trú.

Câu 3: Em sẽ làm gì khi chứng kiến có người đang cố tình xâm nhập bất hợp pháp nhà của một người trong khu dân cư?

Trả lời:

Nếu trông thấy có người cố tình xâm nhập bất hợp pháp nhà của một người trong khu dân cư, em sẽ báo cho ban quản lí tòa nhà để họ có biện pháp xử lí kịp thời.

Câu 4: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện cũ và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động của đó vi phạm về quyền nào?

Trả lời:

Hành vi của B đã vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, vì B đã tự ý vào nhà của A để tìm cuốn truyện khi chưa có sự đồng ý của bất kì ai trong nhà.

  1. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Đối tượng phạm tội chạy trốn khỏi trại nên các chiến sỹ công an đang phải chia nhau hành động để sớm bắt được tên tội phạm trở lại. Đi đến một ngõ nhỏ, anh T người trong đội của các chiến sỹ công an nhìn thấy một bóng lưng hết sức quen thuộc đang lẻn vào nhà chị M để lẩn trốn. Không nghĩ được nhiều anh T vội vàng bám theo và xông vào nhà chị M để truy bắt đối tượng. Theo em, hành vi của anh T có bị cho là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không?

Trả lời:

Hành vi của anh T không bị coi là hành vi xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của người khác vì anh đang truy bắt đối tượng truy nã, nếu để ngỏ có thể đối tượng sẽ tẩu thoát.

Câu 2: B và L là hai bạn rất thân quen. Gần đây B cho L mượn một cuốn sách quý. Cuốn sách này lại do một người bạn khác của B cho mượn. Nay người bạn khác đó phải dời nhà đi xa, đòi B phải trả ngay để đem theo. Bình đến nhà L thì cả nhà đi vắng, cửa tuy có khoá nhưng nếu banh mạnh một tí có thể len vào. Vì nhà L có một con chó giữ nhà, B lui tới thường xuyên nên chó dữ cũng hoá quen từ lâu. B quyết định banh cửa nhà L, lách vào để lấy sách. Lúc đó có người hàng xóm trông thấy và can B không nên vào nhưng tình huống gấp quá phải trả sách cho người bạn đang chờ mình ở nhà nên B vẫn đi vào nhà L để tìm cuốn sách mang về. Theo em, hành động của bạn B có vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không?

Trả lời:

Hành vi của B đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của người khác vì khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà mà B đã tự ý xông vào nhà để tìm kiếm, lục lọi.

Câu 3: Hai đồng chí công an đang truy bắt tội phạm, phát hiện tên tội phạm chạy tắt đường lẻn vào nhà chị L để trốn. Các chị không suy nghĩ nhiều liền chạy vào nhà chị L để bắt giữ đối tượng tội phạm. Theo em, việc làm của hai đồng chí công an có bị coi là hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của công dân hay không?

Trả lời:

Hành vi của hai đồng chí cảnh sát không bị coi là xâm nhập bất hợp pháp vì đang thực hiện nhiệm vụ truy bắt tội phạm

Câu 4: Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện nghiêm túc quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Trả lời:

Học sinh không được tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý; cần tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân; có ý thức tôn trọng, chỗ ở của người khác; tuân thủ các quy định cảu Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân; tham gia tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đến mọi người xung quanh.

Câu 5: K và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, K thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn tháy vậy liền bảo K cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

Nếu là K, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Trả lời:

Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ không tự ý mở cửa vào nhà hàng xóm để nhặt truyện. Em sẽ đợi khi có người trả lời mới xin vào nhặt truyện hoặc trở về nhà khi nào thấy có người bên nhà đó đi về rồi sang xin lại truyện.

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay