Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 3: Lạm phát
Bài giảng điện tử Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 3: Lạm phát. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
THÂN MẾN CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI TIẾT HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về vấn đề kinh tế đang diễn ra trong trường hợp dưới đây.
Ngày cuối tuần, H được cùng bố đi chợ. Khác với mọi lần, H thấy bố rấy băn khoăn, cân nhắc vì giá hàng hóa nào cũng tăng cao. H còn được nghe cô bán hàng tạp hóa nói với bố: "Giá cả tăng, khách mua hàng ít hơn nên kinh doanh cũng gặp khó khăn, bác ạ".
CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
BÀI 3. LẠM PHÁT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Hậu quả của lạm phát
Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát
01 KHÁI NIỆM LẠM PHÁT VÀ CÁC LOẠI LẠM PHÁT
- a) Khái niệm lạm phát
Đọc thông tin, quan sát biểu đồ trong SHS tr.16-17 và trả lời câu hỏi:
Biểu đồ Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016 - 2021 (%)
- Em có nhận xét gì về sự biến động chỉ số giá tiêu dùng các năm trong giai đoạn 2016 - 2021?
- Chỉ số 1,84 % phản ánh điều gì?
Nhận xét:
Từ năm 2016 - 2021, năm nào chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng tăng so với năm trước → chứng tỏ lạm phát là một hiện tượng phổ biến.
Chỉ số 1,84% thể hiện chỉ số giá tiêu dùng trung bình của năm 2021 tăng cao hơn 1,84% so với năm 2020.
GHI NHỚ
Khái niệm lạm phát:
Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
- b) Các loại hình lạm phát
Thảo luận nhóm đôi
Đọc các thông tin trong SHS tr.18 và trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về mức độ lạm phát của nước ta năm 1986, 2010 - 2011, 2012 - 2013?
- Ở mỗi mức độ đó, lạm phát tác động đến kinh tế - xã hội nước ta như thế nào?
>>>
- Năm 1986: Lạm phát ở nước ta ở mức ba con số (775%) → giá cả biến động phức tạp, đồng tiền mất giá, phân phối, lưu thông rối ren, diễn biến theo chiều hướng xấu.
- Cuối năm 2010: lạm phát hai con số kéo dài 13 tháng khiến CPI tăng 11,75% năm 2010 và 18,13% năm 2011, giá cả hàng hóa tăng tương đối cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.
- Giai đoạn 2012 - 2013: lạm phát nước ta ở mức 1 con số: năm 2012 (6,81%), năm 2013 (6,04%), kinh tế ổn định, Việt Nam là nước kiểm soát lạm phát có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Căn cứ vào mức độ lạm phát, có các loại lạm phát sau:
Lạm phát vừa phải (0% - dưới 10%)
Lạm phát phi mã (10% - 1000%)
Siêu lạm phát (> 1000%)
- Lạm phát vừa phải (0% - dưới 10%): Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
- Lạm phát phi mã (10% - 1000%): gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.
- Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
02 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT
Em hãy đọc thông tin trong SGK tr.18-19, kết hợp với các thông tin ở mục 1b SGK để trả lời câu hỏi:
- Theo em, vì sao giá thực phẩm, giá năng lượng tăng là nguyên nhân khiến lạm phát năm 2021 tăng?
- Thông tin 2 - mục Các loại hình lạm phát - cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát tăng cao ở nước ta giai đoạn 1985 - 1987?
Giải thích
- Thực phẩm và năng lượng là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh → khi giá những mặt hàng này tăng sẽ làm cho chỉ số giá tiêu dùng CPI của nền kinh tế tăng.
- Giá năng lượng tăng khiến cho chi phí sản xuất tăng, kéo theo giá cả hàng hóa trên thị trường tăng.
> dẫn đến tình trạng lạm phát
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao ở nước ta giai đoạn 1985 - 1987:
- Đồng tiền mất giá nhanh.
- Người dân có xu hướng mua hàng tích trữ dẫn đến phân phối, lưu thông trong tình trạng rối ren, diễn biến theo chiều hướng xấu, giá cả ngày càng tăng cao.
- Mất cân đối nghiêm trọng giữa cầu hàng hóa và cung hàng hóa trên thị trường.
KẾT LUẬN
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Chi phí sản xuất tăng cao
Cầu tăng cao
Phát hành thừa tiền trong lưu thông
- Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng gây lạm phát.
- Cầu tăng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây tăng lạm phát.
- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa.
03 HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây