Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 2): Tuần 31
Giáo án Tuần 31 sách Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 (bản 2) CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 2): Tuần 31
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 9: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Tìm hiểu được những thông tin cơ bản về nghề truyền thống ở địa phương.
- Biết giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.
- Bước đầu thực hiện được một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương.
- Thể hiện được hứng thú với nghề truyền thống ở địa phương.
TUẦN 31:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm hiểu được những thông tin cơ bản về nghề truyền thống ở địa phương.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tìm hiểu được những thông tin cơ bản về nghề truyền thống ở địa phương
- Phẩm chất
- Trách nhiệm; nhận thức.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Giấy A0/ A4, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,...
- Hướng dẫn HS những nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Giấy A0/ A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Khám phá thế giới nghề nghiệp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - GV tổng kết lại bài học tuần 30. - Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Tham gia thi đố vui về nghề nghiệp. - GV phối hợp cùng Tổng phụ trách Đội tổ chức thi đố vui về nghề nghiệp hoặc thi kể tên nghề truyền thống. - Đội chiến thắng là đội giải được nhiều cầu đổ hoặc kế được nhiều tên nghề truyền thống trong cùng một thời gian quy định. - GV mời 1 vài HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi tham gia trò chơi. Nhiệm vụ 2: Kể về nghề em yêu thích - GV mời đại diện HS lên kể về nghề em yêu thích. - GV khối lớp 4 có thể phối hợp cùng Tổng phụ trách Đội mời nghệ nhân hoặc chuyên gia giới thiệu về nghề truyền thống (tùy điều kiện thực tế tại đơn vị). |
- HS tham gia nghe thầy cô chia sẻ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS tuân thủ nền nếp.
- HS chia sẻ.
- HS kể lại.
- HS phối hợp cùng GV. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nghề truyền thống ở địa phương
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Khởi động - GV tổ chức khởi động chủ đề bằng các trò chơi giúp HS khám phá thế giới nghề nghiệp. - GV phổ biến cách chơi: + GV chia lớp thành 4 nhóm. + Mỗi nhóm thảo luận để từ hình đoán đúng tên nghề truyền thống + Đội nào có đáp án đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng. chơi có thể lặp lại với 1 hoặc 2 sản phẩm khác nữa.
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
Hình 5 Hình 6 - GV nhận xét chốt đáp án: + Hình 1: Gốm sứ Bát Tràng + Hình 2: Tranh Đông Hồ + Hình 3: Lụa Hà Đông + Hình 4: Trống Đọi Tam + Hình 5: Khảm trai Chuôn Ngọ + Hình 6: Thêu ren Văn Lâm Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề - GV chuẩn bị các bài hát, đoạn thơ hoặc các câu ca dao, tục ngữ nói về nghề truyền thống. + Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Quảng Bá với anh thì về Quảng Bá nằm ở ven đê Bốn mùa xanh tốt với nghề trồng rau + Chàng đi trấn chốn phương xa Nhớ chăng dải đất Cầu Huê quê mình Bến trăng sóng nước lung linh Tấm nâu thiếp nhuộm tình riêng Huê Cầu. - GV yêu cầu HS nghe, đọc và cho biết đó là những nghề truyền thống nào. - GV có thể hỏi HS về những nghề truyền thống khác ở nơi em sinh sống. - GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Mỗi miền quê đều có những sản phẩm từ nghề truyền thống khác nhau. HS nhớ lại trong ngôi nhà của mình có những đồ vật, món ăn nào là sản phẩm của nghề truyền thống. Chúng ta cùng vào bài học mới – Chủ đề 9– Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nghề truyền thống ở địa phương. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng vệ sinh trường, lớp a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu được tên nghề truyền thống qua tranh gợi ý và những nghề truyền thống ở địa phương. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Quan sát tranh và cho biết tên nghề truyền thống. - GV dặn dò HS chuẩn bị một số hình ảnh về nghề truyền thống (HS có thể sử dụng hình ảnh trên Internet). - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi "Xem ảnh, đoán nghề”. - GV chia lớp thành các đội, mỗi đội lần lượt trình chiếu hình ảnh về nghề truyền thống mà đội mình đã chuẩn bị. Các đội chơi còn lại quan sát tranh, thảo luận và giơ tay làm tín hiệu trả lời. Đội nào giơ tay nhanh và trả lời đúng ở nhiều hình ảnh nhất, đội đó chiến thắng. - GV chiếu ảnh: - GV nhận xét và tổng kết hoạt động: + Hình 1: dệt thổ cẩm + Hình 2: Làm nhang. + Hình 3: Viết thư pháp + Hình 4: Tạc tượng Nhiệm vụ 2: Kể tên những nghề truyền thống ở địa phương mà em biết. - GV tổ chức cho các đội thi tiếp sức kể tên những nghề truyền thống ở địa phương mà em biết. - Mỗi thành viên trong đội lần lượt kể tên một nghề truyền thống ở địa phương. Thành viên suy nghĩ quả 5 giây sẽ bị loại. Đội nào có thành viên còn lại sau cùng đội đó sẽ chiến thắng. Hoạt động 2: Xây dựng phiếu tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu được một số thông tin về nghề truyền thống ở địa phương để các em biết yêu quý và trân trọng nghề truyền thống. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Thảo luận nội dung cần tìm hiểu về nghề truyền thống. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm những nội dung cần tìm hiểu về nghề truyền thống. - GV hướng dẫn HS theo gợi ý sau: + Tên nghề và địa điểm của làng nghề + Sản phẩm của nghề, làng nghề + Tên nghệ nhân... - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Nhiệm vụ 2: Lập phiếu tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 HS làm thư kí là người phụ trách viết bảng mô tả - GV gợi ý bảng mô tả:
|
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc to.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS nghe yêu cầu.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS tham gia.
- HS nêu tên các nghề truyền thống.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS quan sát bảng biểu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Khi đặt:
- Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
Phí giáo án:
- Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:
- 1400k/học kì - 1600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm