Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 40: Quần xã sinh vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 cánh diều

BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT

(14 CÂU)

1. NHẬN BIẾT

Câu 1. Thế nào là quần xã sinh vật? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng chung sống trong một không gian và thời gian nhất định.

- Ví dụ: Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật…

Câu 2. Quần xã sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào? Trình bày các đặc trưng đó?

Trả lời:

- Quần xã sinh vật có hai đặc trưng cơ bản: Độ đa dạng trong quần xã và thành phần các loài trong quần xã.

- Độ đa dạng trong quần xã: thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì tính ổn định càng lớn.

- Thành phần các loài trong quần xã: gồm có thành phần loài ưu thế và loài đặc trưng.

  • Loài ưu thế ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái của môi trường do có số lượng cá thể nhiều và sinh khối lớn.
  • Loài đặc trưng là loài chỉ có một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

Câu 3. Em hãy nêu tên một số quần thể có trong hình dưới đây?

Trả lời:

Quan sát hình trên ta thấy có các quần thể sau:

  • quần thể hoa sen
  • quần thể vịt
  • quần thể rong
  • quần thể cua
  • quần thể cá rô phi
  • quần thể chuồn chuồn
  • quần thể bướm,…

Câu 4. Tìm ví dụ về quần xã sinh vật xung quanh em và chỉ ra các thành phần quần thể trong quần xã đó?

Trả lời:

Ví dụ: Quần xã sinh vật Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật,…

  • Lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ.
  • Cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa.
  • Lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.
  • Giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.
  • Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ và lúa.

Ngoài ra, tương tự ta có thể có nhiều quần xã khác như: quần xã nhà, quần xã thanh long, quần xã ao, quần xã đồi thông, quần xã suối, quần xã sông…

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1. Vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã?

Trả lời:

Việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là bảo vệ sự đa dạng loài, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật trong quần xã. Bởi hiện nay, có nhiều loài động vật quý, hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như sao la, hươu vàng,…cần được bảo vệ kịp thời.

Câu 2. Giải thích vì sao trong quần xã loài ưu thế lại đóng vai trò quan trọng?

Trả lời:

Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã là vì chúng có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Cụ thể là: Loài ưu thế trong quần xã là loài có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng. Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh.

Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu sự khác biệt giữa quần thể và quần xã?

Trả lời:

Nội dung

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

Thành phần

Nhiều cá thể cùng loài

Nhiều quần thể khác loài

Mối quan hệ

Quan hệ hỗ trợ

Quan hệ hỗ trợ và đối địch

Đặc trưng cơ bản

Mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

Độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

Cơ chế cân bằng

Dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

Do hiện tượng khống chế sinh học.

Câu 4. Lấy ví dụ về về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.

Trả lời:

Ví dụ: Rừng bị cháy dẫn đến nguồn thức ăn cạn kiệt làm cho số lượng thỏ trong khu rừng đó giảm.

Câu 5. Trình bày mối quan hệ ngoại cảnh và quần xã?

Trả lời:

Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn tác động tạo nên tính chất thay đổi theo chu kì của quần xã. Ví dụ, các quần xã ơt vùng nhiệt đới thay đổi theochu kì ban đêm rất tõ: phần lớn động vật hoạt động vào ban ngày, nhưng ếch, nhái, chimm chú, muỗi… hoạt động mạnh mẽ về ban đêm. Còn quần xã ở vùng lạnh thay đổi chu kì theo mùa rõ hơn (chim và nhiều động vật di trú vào mùa đông lạnh giá, rừng cây lá rộng ở vùng ôn đới rụng lá vào mùa khô).

Giữa các quần thể trong quần xã thường xuyên diễn ra quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch hoặc kìm hãm lễn nhau gọi là hiện tượng khống chế sinh học.

Tất cả quan hệ đó làm cho quần xã luôn luôn dao động trong một thế cân bằng, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

3. VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1. Hiện nay, đa dạng sinh học trong quần xã ở Việt Nam đang có nguy cơ suy giảm mạnh, theo em nguyên nhân từ đâu?

Trả lời:

Hiện nay, đa dạng sinh học trong quần xã ở Việt Nam đang có nguy cơ suy giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến điều này, tuy nhiên, một số nguyên nhân chính ta có thể kể đến là:

+ Môi trường (nước, đất) đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề

+ Nạn phá rừng lấy gỗ, phá rừng làm rẫy vẫn đang diễn ra ở một số nơi.

+ Buôn bán, săn bắn các loại động thực vật quý hiếm.

+ Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức cho phép.

+ Sự du nhập của các loài ngoại lai và sự di dân…

 

Câu 2. Bản thân em đã làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Gợi ý:

Để bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã, bản thân em đã:

- Tuyên truyền về ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

- Bảo vệ rừng, không chặt phá rừng, lên án với những hành vi hủy hoại rừng.

- Không buôn bán, săn bắt các loại động thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng bị pháp luật nghiêm cấm.

- Kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…

Câu 3. Em hãy xác định các quần xã sinh vật cho các loài sinh vật sau: hải cẩu, xương rồng, bần, cáo tuyết, bò cạp, đước.

Trả lời:

  • Quần xã sinh vật sa mạc gồm: xương rồng, bò cạp
  • Quần xã sinh vật bắc cực gồm: hải cẩu, cáo tuyết
  • Quần xã sinh vật rừng ngập mặn gồm: đước, bần.

Câu 4. Cho các quần xã sinh vật sau: rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, sa mạc, savan. Em hãy sắp xếp các quần xã trên theo thứ tự tăng dần về độ đa dạng. Giải thích vì sao có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này?

Trả lời:

Thứ tự tăng dần về độ đa dạng của các quần xã là: Sa mạc -> savan -> đồng cỏ -> rừng mưa nhiệt đới.

Giải thích: Giữa các quần xã có sự khác biệt lớn về độ đa dạng vì điều kiện khí hậu khác nhau ở mỗi vùng: Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật nên có độ đa dạng cao. Ngược lại, sa mạc có khí hậu nắng hạn khắc nghiệt dẫn đến có ít loài sinh vật có thể thích nghi để sinh trưởng và phát triển nên có độ đa dạng thấp.

Câu 5. Trong thực tiễn sản xuất cần làm gì để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng?

Trả lời:

Để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng ta nên:

- Nuôi trồng với mật độ thích hợp.

- Tỉa thưa ở thực vật và tách đàn đối với động vật trong giai đoạn hợp lí.

- Cung cấp đủ thức ăn

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay