Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 32: Hệ hô hấp ở người. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.

BÀI 32. HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI (19 CÂU)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1. Trình bày khái niệm hô hấp ở người? Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

Trả lời:

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp  cho các tế bào của cơ thể và loại  do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

Vai trò của hô hấp: Cung cấp cho tế bào tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt dodọng sống của cơ thể, đồng thời thải  ra khỏi cơ thể.

Câu 2. Đường dẫn khí gồm có những bộ phận nào? Nêu chức năng của từng cơ quan đó?

Trả lời:

- Đường dẫn khí gồm: xoang mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.

- Chức năng của từng cơ quan:

  • Xoang mũi: làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí
  • Hầu (họng): dẫn khí
  • Thanh quản: dẫn khí, phát âm
  • Khí quản: Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.
  • Phế quản: dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Câu 3: Trình bày quá trình hít vào và thở ra của hệ hô hấp?

Trả lời:

Quá trình hít vào đưa không khí giàu  đi qua đường dẫn khí vào phổi, thực hiện trao đổi khí ở phế nang:  từ phế nang đi vào mao mạch phổi và  từ mao mạch phổi đi ra phế nang. Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển  từ phế nang đến tế bào và  từ tế bào ra phế nang. Quá trình thở ra đưa không khí giàu  từ phổi qua đường dẫn khí ra ngoài môi trường.

Câu 4. Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp ở người? Để bảo vệ hệ hô hấp cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh nào?

Trả lời:

- Một số bệnh thường gặp về hô hấp:

  • Viêm đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản)
  • Viêm phổi
  • Hen suyễn
  • Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng…

- Để bảo vệ hệ hô hấp, chúng ta cần:

  • Tiêm vacxine
  • Giảm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh
  • Giữ vệ sinh cá nhân
  • Giữ vệ sinh môi trường
  • Ăn uống vệ sinh, đủ chất
  • Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp
  • Đeo khẩu trang, không hút thuốc lá

Câu 5: Hô hấp nhân tạo là gì? Trình bày các bước thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn?

Trả lời:

Hô hấp nhân tạo là phương pháp hỗ trợ người không còn khả năng tự thở vì nguyên nhân nào đó (đuối nước, ngạt do bị vùi lấp, ngạt do khí độc…).

Các bước thực hiện hô hấp nhân tạo gồm 3 bước:

+ Bước 1: Đặt nạn nhân nằm  ngửa trên nền phẳng, cứng, lau đờm rãi, lấy hết dị vật trong miệng, mũi và nới rộng quần áo.

+ Bước 2: Tiến hành ép tim và thổi ngạt trong 2 phút theo chu kì 30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần liên tiếp. Các thao tác cần liên tục, dứt khoát và nhịp nhàng.

+ Bước 3: Đánh giá xem nạn nhân có thở lại được không. Nếu chưa thấy dấu hiệu thở lại tiếp tục thực hiện bước 2. Nếu nạn nhân có thể thở được, đặt nạn nhân nằm nghiêng, giữ ấm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu 6: Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi?

Trả lời:

Đường dẫn khí: Dẫn khí ra vào phổi, làm ấm, làm ẩm không khí, bảo vệ phổi.

Hai lá phổi: giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

2. Thông hiểu (7 câu)

Câu 1. Giải thích vì sao chúng ta cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp để bảo vệ hệ hô hấp?

Trả lời:

Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí…do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển  từ đó gây tổn thương đến hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi. Do đó, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp để bảo vệ hệ hô hấp là việc làm cần thiết đối với mỗi người.

Câu 2: Chứng minh hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là hệ hô hấp của người hút và người ngửi phải khói thuốc lá?

Trả lời:

Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác làm giảm khả năng vận chuyện O2 của máu nên dẫn đến phá hủy hệ hô hấp, gây bệnh hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mãn tính. Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ người hút mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc.

Ước tính, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Con số này tương đương với khoảng 100 người chết mỗi ngày. Đó là điều thực sự báo động. Do đó, mỗi người cần có ý thức bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh bằng việc chấm dứt sử dụng thuốc lá.

Câu 3: Trình bày sự khuếch tán của  và  khi thực hiện trao đổi khí ở phổi?

Trả lời:

Trao đổi khí ở phổi:

Nồng độ oxi trong không khí phế nang cao hơn máu  mao mạch nên  bị khuếch tán tư từ không phí phế nang vào máu.

Nồng độ  trong máu mao mạch cao hơn khí phế nang nên khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

Câu 4: Theo em, dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Trả lời:

Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm:

  • Sự luyện tập
  • Dáng vóc cơ thể
  • Giới tính
  • Tình trạng sức khỏe

Câu 5: Em hãy giải thích: Một người trưởng thành, khỏe mạnh có khả năng nhịn thở từ 3 - 5 phút tùy thể lực. Nếu nhịn thở lâu hơn thì máu qua phổi sẽ chẳng còn oxi mà thở.

Trả lời:

Như chúng ta đã biết, con người chỉ có thể ngừng thở tối đa 3 – 5 phút tùy thể lực, Và trong 3- 5 phút ngừng thở đó, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng luuw thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, oxi trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu, cacbonic không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ oxi trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Câu 6: Hãy chứng minh, đặc điểm cấu tạo của mũi vừa giúp lọc tạp chất, giúp làm ấm và làm ẩm không khí?

Trả lời:

Mũi là một trong các cơ quan trong đường dẫn khí của hệ hô hấp.

  • Mũi có nhiều lông mũi giúp lọc tạp chất trong không khí.
  • Mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhầy giúp làm ẩm không khí
  • Mũi có lớp mao mạch dày đặc giúp làm ấm không khí.

=> Mũi vừa giúp lọc tạp chất, giúp làm ấm và làm ẩm không khí.

Câu 7: Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng?

Trả lời:

* Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi:

- Làm ẩm là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày bên trong đường dẫn khí

- Làm ấm là do có mao mạch dày, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc.

- Làm sạch không khí có:

+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản.

+ Các tế bào limpho ở các hạnh amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.

*Thở bằng miệng không có các cơ quan làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí như thở bằng mũi do đó dễ mắc các bệnh về hô hấp:

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1. Hệ hô hấp của người và của thỏ giống và khác nhau như thế nào?

Trả lời:

- Giống nhau:

  • Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
  • Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
  • Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
  • Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
  • Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc

- Khác nhau: Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm

Câu 2: Quá trình hô hấp ở cơ thể người và thỏ có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

- Giống nhau:

  • Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
  • Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuech tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp

- Khác nhau:

  • Ở thở, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên
  • Ờ người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên

Câu 3: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

Trả lời:

Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra

Dung tích sông phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ ko phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng có tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé.

Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng

Câu 4: Tại sao những người làm việc ở nơi không khí có nhiều khí cacbon oxit (khí CO) lại bị ngộ độc?

Trả lời:

Trong hồng cầu của người có Hêmôglôbin (Hb), Hb thực hiện chức năng kết hợp lỏng lẻo với oxi để vận chuyển oxi cho các tế bào; kết hợp lỏng lẻo với khí cacbonic để chuyển về phổi và thải ra ngoài.

Trong môi trường không khí có khí độc cacbon oxot, chất khí này kết hợp rất chặt chẽ với Hb nên việc giải phóng CO của Hb diễn ra rất chậm, làm cho hồng cầu mất tác dụng vận chuyển oxi và thải khí CO2. Do đó, gây độc ở cơ thể, không cung cấp đủ oxi cho não gây hoa mắt và ngất xỉu, không thoát hết lượng CO2 ra khỏi cơ thể -> ngộ độc.

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Khi người bệnh có nguy cơ ngững hô hấp hoặc ngừng tuần hoàn đe dọa đến tính mạng các bác sĩ thường can thiệp bằng phương pháp nào? Em hãy chia sẻ những điều em biết về phương pháp đó?.

Trả lời:

Khi người bệnh có nguy cơ ngững hô hấp hoặc ngừng tuần hoàn đe dọa đến tính mạng các bác sĩ thường can thiệp bằng phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, sử dụng một hệ tuần hoàn để thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài của cơ thể hay gọi tắt là ECMO.

Một số thông tin về ECMO:

ECMO được sử dụng khi phổi không có đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ thể ngay cả khi đã cho hỗ trợ thở máy oxy ví dụ như trường hợp viêm phổi nặng có biến chứng suy hô hấp, hay bệnh nhân chẩn đoán phù phổi cấp kèm theo biểu hiện suy hô hấp nặng...

Hệ thống ECMO được kết nối với cơ thể bệnh nhân qua các ống cannula được đặt trong các động mạch, tĩnh mạch lớn ở chân, cổ và ngực.

Hệ thống máy ECMO lấy máu từ cơ thể bệnh nhân bơm qua màng trao đổi oxy của hệ thống phổi nhân tạo. Tại đây, dịch thẩm tách chạy xung quanh màng tạo nên sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu và nồng độ là điều kiện để diễn ra quá trình trao đổi dịch và các chất hòa tan, đồng thời quá trình này cũng làm tăng lượng oxy trong máu và giúp đào thải bớt carbon dioxide ra ngoài. Sau đó, bằng việc sử dụng một lực bơm bằng với sức co bóp của tim, ECMO lại giúp đưa máu đã qua trao đổi khí và chất trở về với hệ tuần hoàn của cơ thể.

Câu 2. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì? Giải thích sơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời?

Trả lời:

- Hô hấp ngoài:

+ Sự thở ra và hít vào (thông khí ở phổi)

+ Trao đổi khí ở phổi: Oxi khuếch từ phế nang vào máu, cacbonic khuếch tán từ máu vào phế nang.

- Hô hấp trong: Trao đổi khí ở tế bào Cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu, Oxi khuếch tán từ máu vào tế bào.

- Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời: Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp nước tạo thành H2CO3 -> Ion H+ tăng -> Kích thích trung khu hô hấp hoạt động tác hít vào, thở ra. Không khí đi tràn ra qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới

-  Dựa vào kiến thức SGK, GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi:

+ Hãy trình bày những hiểu biết của em về nền văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của nhân loại trong việc định hình chân lí phổ quát?

+ Đứng trước trải nghiệm “không còn nữa một chân lí có sẵn phổ quát cho tất cả” con người đã có cách ứng xử thế nào?

+ Tâm thức hiện đại và hậu hiện đại đã tác động vào văn học như thế nào?

-       - HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới

1.1. Khái niệm về văn học hiện đại và hậu hiện đại

è - Văn học trung đại có tính khu vực đậm nét, một số nền văn học dân tộc dốc sự tương đồng về văn hóa, điều kiện địa lí chia sẻ với nhau những đặc điểm chung có tính khép kín.

è - Sang đến thời kì hiện đại tính khép kín của vùng văn học đã bị phá vỡ để hình thành nền văn học chung của toàn thế giới.

è - Hoạt động giao lưu tiếp biến văn hóa và văn học đã làm xuất hiện những trào lưu, khuynh hướng sáng tác có sức lan tỏa trên phạm vi toàn thế giới: hiện thực, lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, hiện thực huyền ảo….

è => Làm cho bản sắc văn học dân tộc của từng quốc gia có cơ hội không chỉ để làm phong phú đổi mới mà còn mài sắc thêm những điểm độc đáo của riêng mình.

è 1.2. Sự phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới

è - Từ cuối thế kỉ XIX đến nay nhân loại luôn phải đối mặt với những nghịch lí của sự phát triển.

è + Tích lũy của cải càng lớn thì bất bình đẳng trong xã hội ngày càng tăng. Theo thống kê thì từ 2020 đến 2023, 63% của cải thặng dư nằm trong tay nhóm người chỉ chiếm 1% dân số thế giới.

è + Cá nhân được giải phóng nhưng con người lại rơi vào sự cô đơn, bất an thường trực, con người bị tha hóa trong xã hội tiêu dùng, bị thao túng bởi truyền thông để trở thành bản sao nhợt nhạt của đám đông.

è + Cùng với sự phát triển của văn minh và khoa học nhân loại đối diện với những thảm họa khủng khiếp của chiến tranh của môi trường sinh thái.

è + Xung đột về tôn giáo, chính trị gia tăng.

è =>  Một mô hình mang tính phổ quát chung cho nhân loại trong việc tìm kiếm sự tiến bộ bắt đầu bị chất vấn.  Người ta dần nhận ra tầm quan trọng của sự khác biệt, của sự đối thoại giữa các nền văn hóa. Thay cho thế giới quan chỉ có một chân lý duy nhất, phổ quát, nhân loại đang hướng đến chấp nhận sự song song tồn tại và tương tác qua lại của những chân lí khác nhau.

è - Từ cuối thế kỉ XIX đến nay nhân loại chia sẻ một trải nghiệm chung: không còn nữa một chân lí có sẵn phổ quát cho tất cả. Và có hai cách ứng xử tương ứng với hai kiểu tâm thức:

è + Cách ứng xử thứ nhất: hoài nghi những chân lí phổ quát nhưng cũng đồng thời than khóc cho sự biến mất của những nguyên lí phổ quát, bất biến này => đây là tâm thức hiện đại.

è + Cách ứng xử thứ hai: nhìn nhận lại sự biến mất của nguyên lí phổ quát, bất biến như là cơ hội cho sự tự do, sự tồn tại và đối thoại của những khác biệt. Chân lí không có sẵn, chân lí nằm trong sự tương tác, qua lại sự đối thoại bất tận giữa “anh” và “tôi” giữa chúng ta và người khác. Đây là tâm thức hậu hiện đại.

è - Tâm thức hiện đại và hậu hiện đại đem đến những biến đổi to lớn trong văn học.

è + Đối với nhà văn: Bắt đầu rời bỏ vị trí quyền uy của người phát ngôn về chân lí để kêu gọi và hướng đến sự đối thoại của người đọc.

è + Đối với người đọc: Không chỉ tiếp nhận tìm kiếm những chân lí được nhà văn phát hiện gửi gắm mà còn là người đồng sáng tạo, tranh biện với tác giả.

è => Tương quan này khiến cho tác phẩm trở thành không gian mở, dân chủ. Ở đó hiện diện đồng thời tiếng nói của tác giả và độc giả trong cuộc đối thoại.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay