Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 14: Từ trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Từ trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
CHƯƠNG III: TỪ TRƯỜNG
BÀI 14: TỪ TRƯỜNG
(17 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Đường sức từ có dạng là những đường thẳng song song và cách đều nhau xuất hiện ở
A. xung quanh dòng điện tròn.
B. xung quanh thanh nam châm thẳng.
C. bên trong của nam châm chữ U.
D. xung quanh dòng điện thẳng.
Câu 2: Để đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực, người ta sử dụng đại lượng nào?
A. Cảm ứng từ.
B. Đường sức từ.
C. Từ phổ.
D. Lực từ.
Câu 3: Người ta dùng dụng cụ gì để phát hiện sự tồn tại của từ trường?
A. Nam châm điện.
B. Kim nam châm.
C. Nam châm vĩnh cửu.
D. Dòng điện.
Câu 4: Người ta quy ước chiều của đường sức từ là
A. chiều từ cực từ nam đến cực từ bắc của kim nam châm.
B. chiều từ cực từ bắc đến cực từ nam của kim nam châm.
C. chiều vuông góc với kim châm.
D. chiều từ cực bắc từ trường đến cực nam từ trường.
Câu 5: Các đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. pháp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
B. tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
C. pháp tuyến tại mỗi điểm có phương tạo với phương của kim nam châm tại điểm đó một góc không đổi.
D. tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương tạo với phương của kim nam châm tại điểm đó một góc không đổi.
Câu 6: Từ trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm và
A. tác dụng lực hút lên các vật.
B. tác dụng lực điện lên điện tích.
C. tác dụng lực từ lên một dòng điện hay một nam châm khác đặt trong nó.
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
Câu 7: Từ phổ là gì?
A. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
B. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
C. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
D. Là hình ảnh những đường tạo ra bởi các mạt sắt, cho ta thấy hình ảnh trực quan của từ trường.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Tương tác nào dưới đây không được gọi là lực từ?
A. Giữa nam châm với nam châm.
B. Giữa nam châm với dòng điện.
C. Giữa dòng điện với dòng điện.
D. Giữa nam châm và miếng nhôm đặt cạnh dòng điện.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của đường sức từ?
A. Các đường sức từ là những đường cong khép kín.
B. Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ dày hơn.
C. Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được vô số đường sức từ đi qua.
D. Nơi nào từ trường yếu hơn thì các đường sức từ vẽ thưa hơn.
Câu 3: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Một miếng nhôm.
B. Một khung dây có dòng điện chạy qua.
C. Một nam châm thẳng.
D. Một kim nam châm.
Câu 4: Đường sức từ được tạo bởi nam châm thẳng có đặc điểm nào sau đây?
A. Là đường thẳng song song với trục nam châm, hướng từ cực Bắc đến cực Nam.
B. Là đường khép kín, đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.
C. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục của thanh nam châm.
D. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng chứa trục của thanh nam châm.
Câu 5: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
…….
=> Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 14: Từ trường