Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 14: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Giáo án Bài 14: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 14: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,…) của vùng Duyên hải miền Trung.
  • Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,…) của vùng Duyên hải miền Trung.
  • Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.
  • Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.
  • Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
  • Giao tiếp hợp tác: biết cố gắng hoàn thành phần việc của mình được phân công, chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: trình bày được một số nét chính về địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: nhận xét được tác động của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất của con người và tác động của con người đến thiên nhiên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái, trách nhiệm: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và đặt câu hỏi: Hình ảnh gợi cho em điều gì về thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá: Hình 1 gợi cho em biết vùng Duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng, gồm: đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp; vùng ven biển thường có các cồn cát, bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá,…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 14 – Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí vùng Duyên hải miền Trung

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được vị trí địa lí vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 2 và nêu câu hỏi

+ Xác định trên lược đồ vị trí vùng Duyên hải miền Trung.

+ Nêu tên biển, quốc gia và các vùng tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.

+ Xác định trên lược đồ dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân.

 
  


+ Xác định trên lược đồ các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung.

 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV lưu ý cho HS: Kĩ năng khai thác thông tin trên lược đồ cũng như kĩ năng xác định các đối tượng địa lí trên lược đồ (đối tượng đường như dòng sông, dãy núi; đối tượng vùng, đối tượng điểm).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án

+ Quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng biển rộng khoảng 30 000 km2. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2. Quần đảo Hoàng Sa cách huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 222 km; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 350 km theo hướng đông.

+ Đặc biệt, trên đảo Hoàng Sa từng có tấm bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ khắc trên bia: République Française - Royaume d'Annam - Archipel des Paracels 1816 - Île de Pattle – 1938 (Cộng hoà Pháp – Vương triều An Nam – Quần đảo Hoàng Sa – 1816 – đảo Hoàng Sa – 1938).

+ Quần đảo Trường Sa nằm ở giữa Biển Đông, là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà, cách quần đảo Hoàng Sa gần 200 hải lí về phía nam, bao gồm hàng trăm đảo, bãi đá,...

+ Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm gồm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.

+ Trong đó, nhóm đảo rộng nhất là nhóm Nam Yết gồm nhiều đảo đá, bãi ngầm, xếp liền nhau thành một vành đai bao quanh vùng biển nông trên dưới 10 m. Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao khoảng 4 – 6 m lúc thuỷ triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (rộng 0,6 km).

+ Ngoài ra, còn có nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài,...

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp học thành 4 trạm (mỗi trạm 1 chủ đề).

- Chủ đề các trạm như sau:

STT

Chủ đề

Trạm

1

Địa hình vùng Duyên hải miền Trung

1

2

Khí hậu vùng Duyên hải miền Trung

2

3

Sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung

3

4

Sinh vật biển – đảo vùng Duyên hải miền Trung

4

- GV lưu ý cho HS: Ở mỗi trạm có trạm chờ để HS chuẩn bị trước khi vào trạm mới.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm.

- Gợi ý:

+ Trạm “Địa hình”: sử dụng lược đồ trống vùng Duyên hải miền Trung đề HS ghi tên dãy núi, đồng bằng vào lược đồ.

+ Trạm “Khí hậu”: các câu trắc nghiệm khai thác bảng số liệu ở trang 58.

+ Trạm “Sông ngòi”: bảng kiểm về đặc điểm sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung.

+ Trạm “Sinh vật, biển đảo”: dán hình các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển,... lên lược đồ.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:

+ Địa hình vùng Duyên hải miền Trung: Vùng Duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng. Ở phía tây là miền đồi núi, phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp và không liên tục do bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển. Vùng có các đồng bằng quan trọng như Thanh – Nghệ – Tĩnh, Bình – Trị – Thiên, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận,... Ven biển thường có các cồn cát, bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá,…

+ Khí hậu vùng Duyên hải miền Trung: Vùng Duyên hải miền Trung có khí hậu nóng, mưa nhiều vào mùa thu – đông. Phía bắc dãy Bạch Mã mưa nhiều và mùa mưa đến sớm hơn, mùa đông lạnh và ẩm do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi gió mùa Đông Bắc qua biển. Phía nam dãy Bạch Mã quanh năm nắng nóng, càng về phía nam mưa ít hơn, mùa mưa ngắn. Vùng Duyên hải miền Trung chịu nhiều ảnh hưởng của bão và gió phơn Tây Nam,...

+ Sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung: Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông, nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa mưa. Các sông trong vùng là sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba,...

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin, quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay