Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

Giáo án Bài 20: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 21: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số nét chính về văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, anh hùng N’Trang Lơng,...
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
  • Giao tiếp hợp tác: cùng nhau hoàn thành được nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy, cô.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: mô tả được một số nét chính về văn hoá các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ nguồn tư liệu, tranh ảnh, trình bày được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng tư liệu, tranh ảnh, nhận xét được truyền thống yêu nước của đồng bào Tây Nguyên.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu tranh ảnh về một số trang phục đặc trưng của các vùng miền và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết bạn học sinh nào đang mặc trang phục của đồng bào Tây Nguyên?

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình a: Áo dài – trang phục truyền thống của Việt Nam.

+ Hình b: Áo Bà ba cùng khăn rằn – trang phục hàng ngày của người dân phương Nam.

+ Hình c: Váy thổ cẩm – trang phục truyền thống của người dân Tây Nguyên.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 21 – Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nét văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhà Rông

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nét về nhà Rông.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 SGK tr.85 và mô tả nhà Rông ở Tây Nguyên.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, trao đổi theo các ý sau:

+ Nhà Rông thường được xây dựng ở những vị trí như thế nào?

+ Vai trò chính của nhà Rông là gì?

+ Vật liệu để xây dựng nhà Rông là gì?

+ Gía trị tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là gì?

- GV mời 1 – 2 đại diện trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức:

+ Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng.

+ Nhà Rông có vai trò chính là nơi hội họp, tiếp khách,..

+ Khi làm nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá.

+ Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng. Nhà Rông cũng là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên.

- GV cho HS xem video về nhà Rông để có cái nhìn trực quan:

https://www.youtube.com/watch?v=oXm-xDRUl8&t=78s

- GV cho HS xem thêm các hình ảnh về nhà Rông:

 

- GV giới thiệu cho HS thêm nhà dài Ê-đê:

+ Nhà dài truyền thống của người Ê Đê là một phức hợp không gian kiến trúc độc đáo.

+ Thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng-tâm linh.

+ Một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng.

+ Nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ.

- GV cho HS xem video về nhà dài:

https://www.youtube.com/watch?v=UM6lQyr_68U&t=95s

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về trang phục

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nét về trang phục truyền thống

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình 3, 4 và giới thiệu thêm cho HS thông tin có biết SGK tr.86.

- GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời các ý sau:

+ Người dân Tây Nguyên thường mặc trang phục bằng chất liệu gì?

+ Màu sắc chủ đạo trong trang phục là những màu nào?

- GV mời 1 – 2 đại diện trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức:

+ Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên được may bằng chất liệu thổ cẩm – loại vải dệt chủ đạo là màu đỏ đen.

+ Nam thường đóng khố, nữ thường mặc áo kết hợp với trang sức như vòng cổ hay vòng tay.

- GV chiếu đoạn phim ngắn giới thiệu về hoạt động dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

https://www.youtube.com/watch?v=4Z-S75WtBEc

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về trang phục

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nét về lễ hội

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình 5, 6 và giới thiệu thêm cho HS thông tin có biết SGK tr.86, 87.

- GV tổ chức cho HS thảo luận về một số nét chính về lễ hội Đua voi và lễ Mừng lúa mới ở Tây Nguyên theo các ý sau:

+ Tên lễ hội.

+ Thời gian.

+ Tổ chức.

+ Hoạt động chính.

+ Ý nghĩa của lễ hội trong đời sống của người dân đồng bào Tây Nguyên.

- GV mời 1 – 2 đại diện trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức:

Tên lễ hội

Thời gian tổ chức

Hoạt động chính

Ý nghĩa

Lễ hội Đua voi

Tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.

- Phần lễ thường sẽ có lễ Cúng bến nước, lễ Cúng sức khỏe cho voi,...

Lễ hội Đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

Lễ Mừng lúa mới

Vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch

Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống, nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.

Thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, cuộc sống ấm no ở các buôn làng.

- GV cho HS xem video về lễ hội Đua voi:

https://www.youtube.com/watch?v=1HsRSYttMMg

- GV cho HS xem video về lễ Mừng lúa mới:

https://www.youtube.com/watch?v=lxc_IGeUhkU&t=6s

Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được tên các anh hùng tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên.

- Nắm được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.  

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình 7, 8 và cho biết:

+ Tên các anh hùng tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên.

+ Khái quát sơ lược tiểu sử của các anh hùng đó.

+ Cho biết những hoạt động nào của anh hùng N’Trang Lơng, anh hùng Núp thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên.

- GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm và kẻ bảng để trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

 

Anh hùng N’Trang Lơng

Anh hùng Núp

Tiểu sử

- Tù trưởng dân tộc Mnông.

- Sinh ra trong một gia đình truyền thống yêu nước ở buôn làng thuộc tính Đắk Lắk.

- Tên là Đinh Núp, người dân tộc Ba Na.

- Sinh ra trong một buôn làng ở Gia Lai.

Hoạt động thể hiện tinh thần yêu nước

- Lãnh đạo các dân tộc ở Tây Nguyên nhue Mnông, Xtiêng, Mạ,... chống thực dân Pháp.

- Tiêu biểu là trận nghi binh tiêu diệt địch và viên chỉ huy Pháp Hen-ri Mai-tre.

- Một mình ở lại làng bắn lính Pháp để chứng minh lính Pháp cũng chảy máu, có thể chống lại được.

- Ông vận động đồng bào chống lại các cuộc càn quét của địch.

- Ông còn tham gia đánh đế quốc Mỹ ở Tây Nguyên.

- GV cho HS xem video về anh hùng Núp:

https://www.youtube.com/watch?v=053FlcgnToQ&t=15s

- GV nhận xét và trao đổi thêm: Khi nói tới lịch sử phát triển ở Tây Nguyên là nhắc tới những đồng bào dân tộc có truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm, tập hợp và đoàn kết thành một khối thống nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trong đó, nổi bật lên những tấm gương anh hùng N’Trang Lơng, anh hùng Núp,...đã tô đậm thêm truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng đầy hào hùng của đồng bào nơi đây.

- GV giới thiệu thêm cho HS về một số anh hùng dân tộc của vùng đất Tây Nguyên:

Anh hùng Kpă Ó

+ Bà là người dân tộc Gia Rai ở làng Bạc 1, huyện Chư Prông (Gia Lai). Sau khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng người thân, bà con mình bị bắn giết, Kpă Ó căm hận đế quốc Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đến tận cùng nên đã xin vào đội nữ du kích làng Bạc để đánh giặc. Khi đó, Kpă Ó nhỏ tuổi nhất đội.

+ Bằng sự mưu trí và dũng cảm, Kpă Ỏ đã bắn rơi máy bay trực thăng và diệt xe tăng địch. Bà kể: “Mình đào đất, lấp mìn, lấy phân trâu bò để lên trên cho chúng khôi nghi ngờ, sau đó dẫn dụ chúng đi vào. Xe tăng địch trúng mìn thì nổ tung”. Cùng với các nữ du kích làng Bạc, Kpă Ó đã trực tiếp tham gia nhiều trận chống cản, phá ấp.

+ Đến năm 1978, bà Kpă Ó vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Bà là người phụ nữ Gia Rai duy nhất của tỉnh Gia Lai được phong tặng danh hiệu cao quý này.

Anh hùng Y Buông

+ Bà sinh năm 1945 tại làng Đắk Re, xã Đắk Na, huyện Đắk Tô (tỉnh Kon Tum). Năm 13 tuổi, Y Buông đã làm liên lạc cho cán bộ vào vùng tạm chiếm. Sau 3 năm làm giao liên Trường Sơn, bà thuộc từng ngóc ngách nơi rừng sâu núi thm, dẫn đường cho cán bộ đến vị trí an toàn.

+ Năm 1965, bà được điều về nuôi quân ở Đại đội 1, Tiểu đoàn 304 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum). Y Buông luôn bám sát đơn vị. Một mình bà đào bếp, kiếm củi, nấu cơm, gùi cơm từ dưới suối vượt qua nhiều con dốc từ 3 đến 4 km lên chốt phục vụ 80 người chiến đấu.

+ Ngoài việc nuôi quân, bà còn tham gia chiến đấu cùng với anh em trong đơn vị. Năm 1967, trong lúc anh em đi tải gạo, ở lán chỉ còn 3 thương binh, bà và 1 chiến sĩ khác do Đại đội trưởng Hoè phụ trách.

+ Lúc đó, hơn 10 tên địch tập kích bất ngờ Y Buông đã kịp thời giấu nồi cơm, dụng cụ cấp dưỡng và ba lô của anh em vào vị trí bị mật, sau đó cùng Đại đội trưởng Hoẻ chiến đầu với địch. Riêng quả lựu đạn từ tay bà ném ra đã tiêu diệt 3 tên địch. Những tên còn lại tìm đường bỏ chạy, bị Y Buông bắn duỗi theo và tiêu diệt 1 tên. Chuyện của nữ chiến sĩ nuôi quân tiêu diệt 4 tên địch đã lan toả khắp các đơn vị chiến trường Đắk Tô – Tân Cảnh ngày ấy, làm nức lòng quân và dân Bắc Tây Nguyên.

+ Ngày 20 – 12 – 1973, Y Buông đã vinh dự được trao tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân". Bà cũng là người dân tộc Xơ Đăng đầu tiên ở Kon Tum được tặng thưởng danh hiệu cao quý này.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về một số nét văn hóa lịch sử của đồng bào Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS tìm các từ khóa phù hợp với mô tả trong bảng và ghi vào vở.

a, Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn làng ở Tây Nguyên.

 

b, Người dân tộc ở vùng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào mùa này

 

C, Loại vải người Tây Nguyên thường dùng để may trang phục truyền thống.

 

d, Người anh hùng đã lãnh đạo các bộ tộc Mnông, Xtiêng nổi dậy chống thực dân Pháp.

 

e, Người anh hùng của Tây Nguyên đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

 

- GV mời đại diện 2 đội trình bày kết quả. HS khác lắng nghe, nhận xét.

a, Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn làng ở Tây Nguyên.

Nhà Rông

b, Người dân tộc ở vùng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào mùa này

Mùa xuân

C, Loại vải người Tây Nguyên thường dùng để may trang phục truyền thống.

Thổ cẩm

d, Người anh hùng đã lãnh đạo các bộ tộc Mnông, Xtiêng nổi dậy chống thực dân Pháp.

Anh hùng N’Trang Lơng

e, Người anh hùng của Tây Nguyên đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Anh hùng Núp

- GV nhận xét, tuyên dương đội hoàn thành tốt, khích lệ đội còn lại cố gắng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một trang phục dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà em ấn tượng.

- GV gợi ý cho HS: GV có thể cung cấp thêm thông tin hoặc yêu cầu HS chuẩn bị trước để giới thiệu cho cả lớp nghe về một trang phục dân tộc của vùng Tây Nguyên mà HS ấn tượng.

- GV mời HS trình bày cho cả lớp cùng nghe và nhận xét.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 22 –  Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên (SHS tr.89).

 

 

 

 

- HS nêu tên.

 

- HS quan sát và trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và lắng nghe

 

 

 

 

- HS quan sát, đọc thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, thực hiện yêu cầu.

- HS trình bày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay