Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời Bài 23: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Giáo án Bài 23: Thiên nhiên vùng Nam Bộ sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời Bài 23: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ

BÀI 23: THIÊN NHIÊN VÙNG NAM BỘ

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng trên bản đồ hoặc lược đồ
  • Quan sát trên bản đồ hoặc lược đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất, sông ngòi,...) ở vùng Nam Bộ.
  • Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
  • Giao tiếp hợp tác: biết cố gắng hoàn thành phần việc của mình được phân công, chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí vùng Nam Bộ.

+ Nêu được đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ.

+ Trình bày được một số ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt ở vùng Nam Bộ.

  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí:

+ Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.

+ Quan sát trên bản đồ hoặc lược đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,...) ở vùng Nam Bộ.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ và liên hệ đến địa phương HS đang sinh sống.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: tự hào về các địa danh và thiên nhiên của vùng Nam Bộ.
  • Chăm chỉ: chủ động học tập, tìm hiểu về vùng Nam Bộ, vùng đất trù phú, giàu có
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về thiên nhiên vùng Nam Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình 1, 2, 3 cho HS và yêu cầu HS nêu những điều em biết về thiên nhiên vùng Nam Bộ.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá: Nam Bộ là vùng đất rộng lớn với thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi đa dạng biến nơi đây thành một điểm đến du lịch nổi tiếng và thu hút trên cả nước.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 23 – Thiên nhiên vùng Nam Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí vùng Nam Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được vị trí địa lí vùng Nam Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” cho HS cả lớp tham gia.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ có 6 thành viên và đánh số thứ tự cho mỗi thành viên.

- GV phổ biến luật chơi:

+ GV chỉ định số cần trả lời câu hỏi, các số còn lại không được tham gia.

+ GV đọc câu hỏi, các bạn có số được yêu cầu trả lời viết nhanh đáp án ra bảng nhỏ và giơ lên theo hiệu lệnh của GV.

+ GV hô hết giờ HS giơ bảng lên.

+ GV nhận xét và ghi nhận đáp án đúng. Mỗi đáp án đúng được cộng 10 điểm cho nhóm.

+ Đội nào có số điểm cao nhất giành chiến thắng.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 2 và lắng nghe từng câu hỏi:

+ Vùng Nam Bộ nằm ở đâu của nước ta?

+ Vùng Nam Bộ nước ta tiếp giáp với quốc gia nào?

+ Hòn đảo nào lớn nhất ở vùng Nam Bộ?

+ Biển Đông nằm ở phía nào của vùng Nam Bộ?

- GV lưu ý cho HS: Kĩ năng khai thác thông tin trên lược đồ cũng như kĩ năng xác định các đối tượng địa lí trên lược đồ.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Vùng Nam Bộ nằm ở phía nam của Tổ quốc.

+ Vùng Nam Bộ tiếp giáp với Cam-pu-chia, vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

+ Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất vùng Nam Bộ.

+ Biển Đông nằm ở phía Đông vùng Nam Bộ.

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương các nhóm HS.

- GV mời 1 – 2 HS lên trình bày lại thông tin về vị trí địa lí của vùng Nam Bộ.

- GV chốt lại kiến thức và nhấn mạnh vị trí địa lí của vùng:

+ Vùng Nam Bộ nằm ở phía nam của Tổ quốc.

+ Vùng Nam Bộ tiếp giáp với Cam-pu-chia, vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

+ Nơi đây có vùng biển rộng lớn.

+ Vị trí này sẽ ảnh hưởng lớn đến đặc điểm thiên nhiên của vùng, nhất là khí hậu.

- GV giới thiệu về đảo Phú Quốc cho HS:

https://www.youtube.com/watch?v=v4YWwU7l1k8

+ Phú Quốc, thiên đường nhiệt đới nằm trong Vịnh Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nhỏ to khác nhau tại đây. Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

+ Phú Quốc có diện tích 589,23 km², trải dài từ vĩ độ 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ từ 103°49′ đến 104°05′ độ kinh đông, nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả Phú Quốc được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

+ Phú Quốc, từ lâu, đã trở nên nổi tiếng với khách du lịch khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Điều này không chỉ vì Phú Quốc là một hòn đảo xinh đẹp mà nơi đây còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng có thể khám phá hết được.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.93 về Mũi Cà Mau:

+ Mũi Cà Mau thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, là vùng đất cực Nam của tổ quốc trên đất liền.

+ Đây cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp ra thành 4 nhóm chuyên gia và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Đóng vai chuyên gia địa hình

+ Nhóm 2: Đóng vai chuyên gia khí hậu

+ Nhóm 3: Đóng chuyên gia đất

+ Nhóm 4: Đóng chuyên gia sông ngòi.

- GV đánh số thứ tự cho các thành viên trong nhóm.

- GV yêu cầu HS mỗi nhóm làm việc cá nhân, đóng vai chuyên gia mô tả đặc điểm tự nhiên của vùng cũng như đánh giá những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên tác động đến sản xuất và đời sống.

- GV trình chiếu ảnh minh họa:

- GV tạo ra các nhóm mới có đầy đủ 4 thành viên của nhóm chuyên gia cũ tạo thành nhóm chuyên gia mới. HS có cũng số thứ tự trong các nhóm cũ tạo thành nhóm mới.

- GV tổ chức cho thành viên các nhóm trình bày phần tìm hiểu của mình trong nhóm.

- GV hướng dẫn các nhóm vẽ sơ đồ tư duy bao gồm các ý chính về địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi.

- GV tổ chức Talkshow, mời 4 chuyên gia lên trò chuyện, phân tích những đặc điểm tự nhiên vùng Nam Bộ. HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi để chuyên gia giải đáp.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:

Địa hình

- Phần lớn có địa hình thấp, có sự khác nhau giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

- Địa hình Đông Nam Bộ có dạng đồi lượn sóng, mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và cao nguyên.

- Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) là đồng bằng được bồi đắp chủ yếu bởi phù sa của sông Tiền và sông Hậu, có địa hình bằng phẳng

Khí hậu

- Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 27 độ C, lượng mưa lớn, trung bình khoảng 2000mm mỗi năm

- Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa có khí hậu ẩm ướt, mùa khô có lượng mưa ít, nắng nóng.

Đất

- Có nhiều loại đất.

- Đông Nam Bộ chủ yếu là đất xám, đất đỏ badan, thích hợp trồng cây công nghiệp: cao su, cà phê, điều, hồ tiêu,...

- Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa thích hợp trồng cây ăn quả, lúa.

Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Sông lớn: sông Đồng Nai, Tiền, Hậu có nguồn nước dồi dào.

- Các sông thường có mùa lũ và mùa cạn.

- GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh về vùng Nam Bộ

+ Địa hình:https://www.youtube.com/watch?v=Uf4f_Cr3Shw

 + Sông ngòi: sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Bé,...

Hình ảnh: Sông Cửu Long nhìn từ trên cao

Hình ảnh: Một đoạn sông Cửu Long

·      Sông Mê Công là một trong những dòng sông dài nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua 5 quốc gia.

·      Sông có phần hạ lưu chảy qua nước ta với hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu. Trước kia, sông đổ ra biển bằng 9 cửa nên còn có tên khác là sông Cửu Long (chín con rồng).

·      Hiện nay, của Bát Xác đã không còn do phù sa bồi đắp.

+ Đất:

 

              Đất xám                                    Đất badan

Đất phù sa

- GV tổ chức trò chơi câu hỏi ngắn nhằm bao quát kiến thức:

+ Câu 1: Nam Bộ gồm mấy bộ phận?

+ Câu 2: Địa hình chủ yếu của vùng Nam Bộ là gì?

+ Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm của Nam Bộ khoảng bao nhiêu?

+ Câu 4: Kể tên ngọn núi cao nhất và cao thứ 2 của vùng?

+ Câu 5: Kể tên 2 con sông lớn của vùng Nam Bộ.

- GV chia lớp thành các nhóm thi đua. Nhóm nào giơ tay nhanh hơn có quyền trả lời. Nếu trả lời đúng nhóm đó được cộng 10 điểm, nếu trả lời sai cơ hội trả lời dành cho nhóm còn lại.

- GV công bố đáp án, ghi nhận đáp án đúng sau mỗi câu hỏi:

+ Câu 1: Nam Bộ có 2 bộ phận là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long)

+ Câu 2: Địa hình chủ yếu của vùng Nam Bộ thấp. Trong đó, Đông Nam Bộ có dạng đồi lượn, Tây Nam Bộ là đồng bằng được phù sa bù đắp.

+ Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm của Nam Bộ trên 27 độ.

+ Câu 4: Ngọn núi cao nhất là núi Bà Đen và cao thứ 2 là núi Chứa Chan.

+ Câu 5: Hai sông lớn của vùng Nam Bộ là sông Tiền và sông Hậu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt vùng Nam Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt vùng Nam Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và thực hiện nhiệm vụ viết ra các thuận lợi và khó khăn chính của vùng.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân chọn một khó khăn hoặc một thuận lợi mà em quan tâm nhất để viết một bản tin, phân tích, đánh giá cho tiết, có độ dài khoảng 50 chữ.

- GV hướng dẫn HS trao đổi bài theo bàn, đọc và nêu cảm nghĩ về bài viết tâm đắc nhất của mỗi bạn.

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ về bài viết tâm đắc của mình hoặc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và hệ thống hóa kiến thức:

+ Thuận li:

·      Đại hình bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm và đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

·      Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc với đường biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và giao thông đường thủy.

+ Khó khăn:

·      Mùa khô xảy ra tình trạng đất nhiễm mặn và thiếu nước ngọt.

·      Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển gây nhiều thiệt hại cho người dân.

- GV yêu cầu HS liên hệ địa phương đang sinh sống để nêu lên những thuận lợi và khó khăn của địa phương mình, tìm ra điểm tương đồng hoặc nét khác biệt về thiên nhiên giữa các vùng miền.

 

Vùng Nam Bộ

Địa phương

Điểm giống

 

 

Điểm khác

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về các đặc điểm địa hình, khí hậu, đất và rừng của vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS làm việc các nhân hoàn thành sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm tự nhiên của vùng Nam Bộ. (GV có thể lồng ghép vào bài trong phần hoạt động 2)

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ trong SGK tr.96.

Em hãy sưu tầm tranh ảnh hoặc câu chuyện về một địa danh ở vùng Nam Bộ và chia sẻ với các bạn trong nhóm của mình.

- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong ở nhà.

- GV lưu ý HS: HS có thể chọn những địa danh khác nhau.

- GV cho HS nộp sản phẩm và chia sẻ với các bạn bằng các phương tiện trực tuyến.

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Thiên nhiên vùng Nam Bộ.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 24 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ (SHS tr.97).

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tạo nhóm mới.

 

 

- HS trình bày trong nhóm.

- HS vẽ sơ đồ tư duy.

 

- HS thực hiện trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS đọc bài của nhau.

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

- HS chú ý.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay