Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Giáo án Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 22: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
  • Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
  • Mô tả được những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
  • Giao tiếp hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm cũng như trình bày trước lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định và làm rõ được thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu về Thăng Long – Hà Nội cho sẵn theo hướng dẫn.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:

+ Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được những biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên phù hợp với lứa tuổi.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về văn hoá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 và cho biết đâu là nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.

- GV mời đại diện 1 – 2  HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV chốt đáp án:

+ Hình 1. Cồng chiêng – nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.

+ Hình 2. Đàn Piano – nhạc cụ phương Tây.

+ Hình 3. Đàn đá -  nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 22 – Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng, vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.  

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình 4, 5 và yêu cầu HS xác định:

+ Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là những dân tộc nào?

+ Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng trải dài ở 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của không gian văn hóa này là các dân tộc: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,...

+ Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được dùng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Cúng sức khỏe cho voi, lễ Mừng lúa mới,...Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

- GV trình chiếu tranh và giới thiệu thêm:

Hình ảnh: Không gian văn hóa Cồng chiêng

Hình ảnh: Lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh

Hình ảnh: Lễ cúng sức khỏe cho voi

- GV cho HS xem video về Không gian văn hóa Cồng chiêng: (0:15 đến 1:30)

https://www.youtube.com/watch?v=LpkP8vB_BMg

- GV cho HS xem video về lễ hội mừng lúa mới:

https://www.youtube.com/watch?v=lxc_IGeUhkU&t=4s

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về cồng chiêng và cách phân biệt các loại cồng chiêng.

- GV cho lớp thành các nhóm 3 – 5 HS yêu cầu quan sát tranh ảnh và miêu tả hình dáng của cồng chiêng, các loại cồng chiêng khác nhau:

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe,  nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu thêm:

+ Cồng chiêng là nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen.

+ Cồng có núm ở giữa còn chiêng thì không có núm. Đường kính của mỗi chiếc cồng chiêng thường từ 20  120cm. có thể sử dụng đơn lẻ cồng chiêng hoặc theo dàn, bộ từ 2 – 20 chiếc.

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

- GV cho HS xem đoạn phim ngắn về các tiết học về cồng chiêng: (0:00 đến 2:00)

https://www.youtube.com/watch?v=XZVCvJ088aA

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

-  Nắm được một số nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các hình 6.

- GV yêu cầu HS mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, cung cấp thêm cho HS:

+ Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Lễ hội Cồng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên như lễ Mừng lúa mới, lễ Cúng cơn mưa đầu mùa,...

+ Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

- GV cho HS xem đoạn video ngắn về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

https://www.youtube.com/watch?v=enE8Iy9NRw8&t=39s

- GV cung cấp thêm các thông tin cho HS:

+ Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO ghi danh, được tổ chức hằng năm, luân phiên giữa các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đông.

+ Trong lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Nhiều lễ hội dân gian của đồng bào Tây Nguyên đã được phục dựng như: lễ Ăn cơm mới, lễ Sạ lúa, lễ Cầu an,... Sau phần nghi lễ là phần hội thông qua việc tổ chức các cuộc thi: tạc tượng gỗ, diễn xướng sử thi, hát dân ca, đua voi,....

+ Trong cả phần lễ và phần hội để sử dụng các nhạc cụ như: cồng chiêng, đàn Tơ-rưng,đàn đá,...

- GV tổ chức cho HS lắng nghe một giai điệu hòa tấu của đồng bào Tây Nguyên: (0:00 đến 2:00)

https://www.youtube.com/watch?v=DB4TrQ3iVc0

- GV cho HS xem một sử thi nổi tiếng của đồng bào Tây Nguyên (Chiến thắng M-tao M-xây trích Đăm Săn, sử thi Ê-đê).

https://www.youtube.com/watch?v=uoBFor4hPBs

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV chia lớp lớp thành 2 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi “Vì sao nói cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên.

- GV mời đại diện 2 nhóm lên bảng viết đáp án trong 10 phút.

- GV quan sát, nhận xét và ghi nhận ý kiến hợp lí.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của bản thân về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên bằng cách viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu.

- GV mời 2 - 3 HS trình bày. HS khác lắng nghe.

- GV khen ngợi, khích lệ chiếu video giới thiệu phố cổ Hội An cho HS: (0:15 đến 1:30)

https://www.youtube.com/watch?v=LpkP8vB_BMg

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Đọc trước Bài 19 – Thiên nhiên vùng Nam Bộ (SHS tr.92).

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tìm hiểu.

 

- HS trình bày.

- HS lắng nghe tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe hòa tấu.

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay