Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 16: Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung
Giáo án Bài 16: Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 16: Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được các di sản thế giới ở Vùng Duyên hải miền Trung trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Trình bày được một số điểm nổi bật về văn hóa của vùng Duyên hải miền Trung, có sử dụng tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,...).
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Giao tiếp hợp tác: cùng nhau hoàn thành được nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy, cô.
Năng lực riêng:
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: kể được tên các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung.
- Tìm hiểu lịch sử và địa lí: trình bày được một số điểm nổi bật về văn hoá của vùng Duyên hải miền Trung.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: xác định được các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung trên bản đồ.
- Phẩm chất
- Yêu nước: yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các di sản của đất nước.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
- Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về văn hóa vùng Duyên hải miền Trung.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS nêu tên một số di sản ở vùng Duyên hải miền Trung mà em biết. - GV trình chiếu một số hình ảnh di sản ở vùng Duyên hải miền Trung và đặt câu hỏi: Em có nhận ra địa điểm nào ở vùng Duyên hải miền Trung không?
- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình 1: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. + Hình 2: Cố đô Huế + Hình 3: Phố cổ Hội An. + Hình 4: Thánh địa Mỹ Sơn. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 16 – Một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số di sản sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 SGK tr.67 và xác định vị trí các di sản thế giới vùng Duyên hải miền Trung. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, trao đổi về tên, vị trí các di sản và yêu cầu HS sắp xếp các di sản theo nhóm: Di sản thiên nhiên, Di sản văn hóa phi vật thể, Di sản văn hóa vật thể, Di sản tư liệu. - GV hướng dẫn HS đọc các định nghĩa về thuật ngữ SGK tr.113 để hoàn nhiệm vụ bài học. - GV mời 1 – 2 đại diện trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức: + Di sản thiên nhiên: Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Nam). + Di sản văn hóa vật thể: · Thành nhà Hồ (Thanh Hóa). · Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế). · Khu di tích Chăm Mỹ Sơn (Quảng Nam). · Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). + Di sản văn hóa phi vật thể: · Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) · Ca trù (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) · Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh) · Âm nhạc cung đình Việt Nam – Nhã Nhạc (Thừa Thiên Huế) · Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam (Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) · Đờn ca tài tử Nam Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) + Di sản tư liệu · Mộc bản triều Nguyễn (Thừa Thiên Huế) · Châu bản triều Nguyễn (Thừa Thiên Huế) - GV trình chiếu hình 1, 2 và giới thiệu thêm cho HS thông tin phần Em có biết SGK tr.66. - GV giáo dục để HS ý thức được chủ quyền quốc gia từ những di sản này và có ý thức gìn giữ những giá trị của di sản. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số điểm nổi bật về văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung. Nhiệm vụ 1: Ẩm thực a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Biết được một số món ăn nổi tiếng ở vùng Duyên hải miền Trung b. Cách tiến hành
|
- HS nêu tên.
- HS quan sát và trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.
- HS xác định vị trí.
- HS làm việc nhóm.
- HS đọc thuật ngữ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS quan sát hình và lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Khi đặt:
- Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
Phí giáo án:
- Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:
- 1400k/học kì - 1600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm