Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 17: Cố đô Huế
Giáo án Bài 17: Cố đô Huế sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 4 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời bài 17: Cố đô Huế
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 17: CỐ ĐÔ HUẾ
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được vị trí địa lí của Cố đô Huế trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Mô tả được vẻ đẹp của Cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự và một số công trình tiêu biểu như: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, các lăng của vua Nguyễn,...
- Kể lại được một số câu chuyện lịch sử liên quan đến Cố đô Huế.
- Đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Giao tiếp hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm cũng như trình bày trước lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định và làm rõ được thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu về Thăng Long – Hà Nội cho sẵn theo hướng dẫn.
Năng lực riêng:
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: kể lại được một số câu chuyện lịch sử liên quan đến Cố đô Huế.
- Tìm hiểu lịch sử và địa lí: mô tả được vẻ đẹp của Cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự và một số công trình tiêu biểu như: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, các lăng của vua Nguyễn,...
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định được vị trí địa lí của Cố đô Huế trên bản đồ hoặc lược đồ. Đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: tự giác thực hiện nghiêm túc những quy định tại các khu di tích.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
- Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về Cố đô Huế.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video về Cố đô Huế https://www.youtube.com/watch?v=K1ie-Vgss-Q&t=45s - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều mà mình biết về Cố đô Huế - GV gợi ý cho HS kể tên một số danh lam thắng cảnh, địa danh lịch sử, lễ hội, đặc trưng văn hóa,...ở Cố đô Huế. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh giới thiệu về địa điểm nổi tiếng ở Cố đô Huế. Sông Hương núi Ngự Kinh thành Huế Chùa Thiên Mụ - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 17– Cố đô Huế. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí của Cố đô Huế trên lược đồ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của Cố đô Huế. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình 1 và yêu cầu HS xác định vị trí địa lí của Quần thể di tích Cố đô Huế: + Con sông chảy qua Cố đô Huế là con sông gì? + Đọc tên các công trình kiến trúc cổ được thể hiện trên lược đồ. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chôt đáp án: + Con sông chảy qua Cố đô Huế là con sông Hương. + Các công trình kiến trúc cổ được thể hiện trên lược đồ là Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long. - GV giới thiệu thêm: + Cổ đô là thủ đô hay kinh đô cũ. Cổ đô Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, được xây dựng từ đầu thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1993. + Phía tây Cố đô Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông hướng ra biển. + Quần thể di tích Cố đô Huế có hơn 29 điểm di tích ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vẻ đẹp của Cố đô Huế a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của Cố đô Huế. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và đọc thông tin. - GV yêu cầu HS hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế qua các danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu. - GV chia lớp thành các nhóm thực hiện nhiệm vụ” + Nhóm 1: Sông Hương, núi Ngự + Nhóm 2: Kinh thành Huế + Nhóm 3: Chùa Thiên Mụ + Nhóm 4: Các lăng của vua Nguyễn - GV cho HS xem video https://www.youtube.com/watch?v=H9jnHww5fEs - GV mời đại diện HS các nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến. - GV để HS tự rút ra nhận định về vẻ đẹp Cố đô. - GV giới thiệu thêm cho HS + Sông Hương – Núi Ngự: Trải dài 30 km, chảy giữa thành phố Huế, dọc theo hai bờ sông Hương, con người đã xây dựng kinh đô, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Do có mực nước không cao quá so với mực nước biển nên sông Hương chảy rất chậm, mà cảm giác cất lên thành lời thơ “Con sông dùng dằng, con sông không chảy", do đó khi đứng từ vị trí của núi Ngự Bình có thể ngắm được vẻ đẹp mê lòng người của dòng sông Hương xanh biếc và toàn cảnh yên bình, thơ mộng của Huế. + Kinh thành Huế:
|
- HS chia sẻ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc thông tin.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Khi đặt:
- Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
Phí giáo án:
- Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:
- 1400k/học kì - 1600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm