Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh diều Bài 10: Bảo vệ môi trường biển
Giáo án Bài 10: Bảo vệ môi trường biển sách Mĩ thuật 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 5 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh diều Bài 10: Bảo vệ môi trường biển
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số hoạt động góp phần bảo vệ môi trường biển.
Sử dụng được: chấm, nét, đậm nhạt, chất cảm, không gian,... và vật liệu, chất liệu, hình thức thực hành khác nhau để sáng tạo sản phẩm có hình ảnh chính, hình ảnh phụ, thể hiện sự tương phản về màu sắc và chia sẻ cảm nhận.
Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.
Năng lực riêng:
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát các SPMT và nêu hoạt động bảo vệ môi trường biển.
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Sáng tạo được một SPMT về hoạt động bảo vệ môi trường biển từ vật liệu sẵn có.
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chia sẻ quá trình lựa chọn, phối hợp vật liệu trong thực hành sáng tạo.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu thông dụng như giấy, bìa, kéo, hồ/keo dán, màu vẽ, bút,,,trong thực hành, sáng tạo.
Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.
Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
KHBD, SGV.
Hình minh hoạ về hoạt động bảo vệ môi trường biển; tranh minh hoạ các bước thực hiện....
Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ....
2. Đối với học sinh
SGK, VBT (nếu có).
Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình đoán nghĩa: + GV chuẩn bị một số hình vẽ về đề tài môi trường, phía sau có ghi nội dung và ý nghĩa của hình đó. + GV chia lớp thành các đội, yêu cầu quan sát tranh và thảo luận về nội dung và ý nghĩa tranh đó. + Nhóm có đại diện giơ tay nhanh nhất được chọn tranh để trình bày. Nhóm trình bày đúng được cộng 10 điểm, trả lời sai các đội khác giành quyền đoán tiếp. + Nhóm đoán đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng. - GV trình chiếu tranh cho HS quan sát.
- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí của HS: + Hình 1: HS cùng nhau thu gom rác và chăm sóc cho cây xanh. Hành động không chỉ góp phần làm xanh sạch đẹp không gian sống mà còn giữ gìn bảo vệ môi trường. + Hình 2: HS nhặt rác ở biển. Hành động này không chỉ bảo vệ cảnh quan các bãi biển mà còn bảo vệ tài nguyên sinh vật biển. + Hình 3: HS đang trồng và chăm sóc cây xanh. Hành động mang lại nhiều giá trị cho môi trường như tạo thêm O2, giảm thiểu CO2, điều hòa nhiệt độ.. . + Hình 4: Tuyên truyền ngăn chặn hành vi chặt phá rừng góp phần bảo vệ rừng – lá phổi xanh của thiên nhiên. + Hình 5: HS phân loại các loại rác khác nhau. Hành động giúp cho việc xử lí rác thải dễ dàng, góp phần giữ gìn và cải tạo môi trường. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS. - GV dẫn dắt vào bài học: Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 10: Bảo vệ môi trường biển. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể tên được một số hoạt động góp phần bảo vệ môi trường biển. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK tr.48, thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: + Hình nào thể hiện hoạt động bảo vệ môi trường biển? + Hình nào thể hiện hoạt động gây hại cho môi trường biển? + Em có ý tưởng gì để bảo vệ môi trường biển? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt kiến thức: + Hình ảnh số 2 thể hiện hoạt động bảo vệ môi trường biển. + Hình ảnh số 1 thể hiện hoạt động gây hại cho môi trường biển. + Em có thể rủ bạn bè đi thu gom rác ở bãi biển vào cuối tuần… - GV sưu tầm một số hình ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường biển: - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, khai thác thông tin trong SGK tr.49 và thực hiện yêu cầu: + Sản phẩm thể hiện điều gì, hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? + Trên sản phẩm, màu sắc được sử dụng thể hiện sự tương phản (nóng, lạnh, đậm, nhạt) ở hình ảnh, chi tiết nào? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt kiến thức: + Sản phẩm thể hiện đề tài bảo vệ môi trường biển, hình ảnh chính là những người dân đang thu gom rác, hình ảnh phụ là bối cảnh biển xung quanh. + Màu sắc thể hiện sự tương phản ở hình ảnh quần áo những người dân, ở hình ảnh nước biển (màu lạnh) và bãi cát vàng (màu nóng). - GV kết luận: Xả rác bừa bãi ra biển là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: + Nắm được cách vẽ tranh thu gom rác trên biển và cách vẽ, cắt, dán tạo sản phẩm bảo vệ môi trường biển. + Tạo được sản phẩm mĩ thuật đề tài bảo vệ môi trường biển bằng nhiều hình thức khác nhau theo ý thích. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành - GV yêu cầu HS quan sát cách thực hành tạo sản phẩm đề tài sinh vật biển trong SGK tr.49 - 50 và trả lời các câu hỏi: + Các nhân vật đang tham gia hoạt động gì? Hoạt động đó diễn ra ở đâu? + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ được sắp xếp ở vị trí nào trên mỗi sản phẩm? + Màu sắc, đậm nhạt giữa nhóm nhân vật với cảnh xung quanh có gì khác biệt? + Hình thức thể hiện của mỗi cách thực hành. + Các bước tạo sản phẩm. + Thông điệp của mỗi sản phẩm. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). ……………. |
- HS tham gia trò chơi.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe chuẩn bị vào bài học mới.
- HS quan sát và làm việc nhóm đôi.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát và lắng nghe câu hỏi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe và tiếp thu. ………………. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây