Giáo án Mĩ thuật 5 Cánh diều Bài 12: Nhân vật truyện em yêu thích
Giáo án Bài 12: Nhân vật truyện em yêu thích sách Mĩ thuật 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 5 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: CÂU CHUYỆN EM YÊU THÍCH
BÀI 12: NHÂN VẬT TRUYỆN EM YÊU THÍCH
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được nội dung, đặc điểm nổi bật của nhân vật trong truyện yêu thích.
Sử dụng được một số yếu tố tạo hình như: chấm, nét, màu sắc, đậm nhạt và phối hợp hình thức thực hành, chất liệu khác nhau để sáng tạo sản phẩm có yếu tố chính, phụ.
Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.
Năng lực riêng:
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát các SPMT và nêu đặc điểm nổi bật của nhân vật trong truyện.
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Sáng tạo được một SPMT về nhân vật trong truyện yêu thích từ vật liệu sẵn có.
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chia sẻ quá trình lựa chọn, phối hợp vật liệu trong thực hành sáng tạo.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu thông dụng như giấy, bìa, kéo, hồ/keo dán, màu vẽ, bút,,,trong thực hành, sáng tạo.
Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn.
Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
KHBD, SGV.
Hình minh hoạ về nhân vật trong truyện; tranh minh hoạ các bước thực hiện....
Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ....
2. Đối với học sinh
SGK, VBT (nếu có).
Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai là nhà thông thái?. - GV chia lớp thành 2 đội. mỗi đội cử 1 thành viên diễn tả hành động để đội còn lại đón tên nhân vật của chuyện. - GV trình chiếu cho HS quan sát và diễn tả lại nhân vật trong chuyện:
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương đội trả lời được nhiều đáp án đúng nhất. - GV dẫn dắt vào bài học: Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 12: Nhân vật truyện em yêu thích. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được tên nhân vật chính trong mỗi câu chuyện, đặc điểm nổi bật và tính cách của nhân vật trong truyện. b. Cách tiến hành - GV tổ chức HS tìm hiểu một nhân vật trong chuyện tranh. - GV yêu cầu HS quan sát các cặp hình 1, 2, 3 (trang 57 SGK) thảo luận và trả lời câu hỏi + Nêu tên truyện, nhân vật chính trong truyện. + Các nhân vật có đặc điểm hình dạng như thế nào? + Thông qua đặc điểm ngoại hình của nhân vật chính, em có đoán được tính cách nhân vật và nội dung câu chuyện không? + Nêu thông điệp và bài học của câu truyện. - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt kiến thức: + Hình 1: Câu chuyện có tên Sọ dừa gồm các nhân vật người mẹ, Sọ dừa, phú ông, 2 chị em con gái phú ông. Các nhân vật mặc trang phục truyền thống của dân tộc như khăn mỏ quạ, áo yếm, quần lĩnh...Mỗi nhân vật có cách tạo hình khác nhau tuy nhiên thông qua đặc điểm ngoại hình có thể thấy được tính cách của mỗi nhân vật. Các nhân vật chính diện có vẻ thanh cao, trung thực, hiền hậu, các nhân vật phản diện có tính cách ích kỉ, hẹp hòi...Câu chuyện đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, đề cao lòng nhân ái, về quy luật nhân quả của cuộc đời “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió ắt gặp bão”. + Hình 2: Câu truyện có tên là Conan gồm các nhân vật cậu bé Conan, thám tử Mori, các bạn của Conan...Các nhân có những đặc điểm khác nhau từ tính cách đến ngoại hình. Thông qua ngoại hình có thể phân biệt tính cách của nhân vật: nhân vật chính diện có dáng vẻ trung thực, hành động chính trực, nhân vật phản diện có dáng vẻ lén lút, khuôn mặt u ám...Những câu chuyện đề cao tính khoa học, logic, suy đoán trong việc điều tra các vụ án. + Hình 3: Câu truyện có tên Tấm Cám gồm các nhân vật như nàng Tấm, mẹ con Cám, ông Bụt, nhà vua...Các nhân vật đều diện các trang phục truyền thống dân tộc: vấn tóc, áo yếm, áo tứ thân, chiếc hài...Thông qua các đặc điểm ngoại hình có thể nhận ra tính cách của các nhân vật như ông bụt, cô tấm có dáng vẻ nhân hậu, xinh đẹp, các nhân vật phản diện như mẹ con tấm lại có ngoại hình xấu xí, độc ác. Câu chuyện đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, đề cao lòng nhân ái, về quy luật nhân quả của cuộc đời “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió ắt gặp bão”. - GV đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ, bổ sung cho HS. - GV có thể sưu tầm một số hình ảnh các nhân vật truyện yêu thích.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về câu truyện Thánh Gióng - GV kết luận: Mỗi nhân vật trong truyện thường được xây dựng với những đặc điểm về ngoại hình và tính cách riêng biệt. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được các bước thực hành tạo nhân vật trong truyện yêu thích. - Tạo được sản phẩm sản phẩm nhân vật trong truyện yêu thích bằng hình thức vẽ, cắt, dán, nặn theo ý thích. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 (trang 58 SGK) và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành. + Nêu các bước thực hành tạo nhân vật. + Nhân vật chính, nhân vật phụ thường được sắp xếp ở vị trí nào? + Em sử dụng màu sắc, chất liệu gì để sáng tạo sản phẩm? + Em có thể sáng tạo thêm những chi tiết phụ để làm phong phú thêm cho sản phẩm của mình không? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Các bước tiến hành tạo ra sản phẩm:
…………………. |
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe chuẩn bị vào bài học mới.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát.
- HS xem video.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. ……………….. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây