Giáo án Mĩ thuật 8 Đan Mạch kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 8 Đan Mạch kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: TẾT TRUNG THU
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 8A, 8B, 8C
Thời gian thực hiện: (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Biết cách kí họa dáng người, tạo hình được dáng người phù hợp với bối cảnh tết Trung Thu
- Tạo được sản phẩm về đề tài Tết Trung Thu
- Hiểu thêm ý nghĩa và các hoạt động của Tết trung Thu
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm
- Năng lực
Năng lực chung:
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành,
Năng lực chuyên biệt
- Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống.
- Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.
- Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống.
- Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ.
- Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ.
- Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo.
- Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập.
- Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống.
- Phẩm chất
- Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
- Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè.
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm
- Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV chuẩn bị:
- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh về Tết Trung thu.
- Sách hoc mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- HS chuẩn bị:
- Sách hoc mĩ thuật 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm về Tết Trung thu
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán, giấy báo, bìa cứng, …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a, Mục tiêu: Tạo hứng thú hấp dẫn với tiết học
b, Nội dung: Hoạt động cá nhân, cá lớp trả lời câu hỏi
c, Sản phẩm: Trả lời miệng
d, Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS giới thiệu về nhứng kiến thức đã tìm hiểu về Tết Trung Thu
- HS thực hiện yêu cầu của GV
=> GV giới thiệu chủ đề:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: (Tiết 1) Kí họa
- Mục tiêu:
- Nắm được các hoạt động diễn ra trong dịp tết Trung Thu, cách kí họa dáng người
- Tạo dáng và kí họa được dáng người phù hợp với chủ đề Trung Thu
- Thêm yêu thích và hình thành thói quen vẽ kí họa dáng người.
- Nội dung:
- Quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi
- Các bước kí họa dáng người
- Thực hành kí họa dáng người.
- Sản phẩm:
- Kí họa được một số dáng người cơ bản với tỉ lệ hợp lí cho từng lứa tuổi
- Thêm hứng thú học tập theo quy trình trải nghiệm sáng tạo. Có ý thức học tập nghiêm túc, tiến bộ.
- Cách thực hiện:
Hoạt động của GV- HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1.1. Tìm hiểu - GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh về hình dáng người trong các hoạt động, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu: + Hoạt động của các nhân vật. + Sự thay đổi về tư thế, động tác của dáng người trong mỗi hoạt động. 1.2. Cách thực hiện - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2 trang 6 – sách học mĩ thuật để so sánh và thảo luận: + Động tác tư thế của đầu, thân, tay, chân + Hướng nhìn của mặt + So sánh để nhận biết tỉ lệ giữa các bộ phận trên cơ thể 1.3. Thực hành - GV yêu cầu mỗi nhóm cử 2 bạn lên tạo dáng, các bạn khác quan sát dáng hình và kí họa lại dáng người trên khổ giấy A4. - GV lưu ý: Nên tạo dáng về chủ đề Tết Trung thu: đang rước đèn, múa lân, … 1.4. Nhận xét - GV hướng dẫn học sinh trình bày bài vẽ trên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ của mình và của bạn: + Bài vẽ đã thể hiện được dáng hoạt động chưa? + Tỉ lệ dáng người và các bộ phận trên cơ thể được thể hiện đã hợp lí chưa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát tranh, ảnh và thảo luận nhóm tìm hiểu. - Quan sát hình, so sánh và thảo luận. - Thực hành kí họa dáng người. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Dán bài lên bảng - Quan sát nhận xét bài vẽ của mình và của bạn. Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức GV dặn dò: Về nhà vẽ thêm một số dáng người cùng chủ đề, giờ sau mang đi để tạo hình. | 1. Kí họa 1.1. Tìm hiểu
1.2. Cách thực hiện Để kí họa được dáng người chúng ta tiến thành theo các bước. +Quan sát đặc điểm, hình dáng của đối tượng. + Nắm bắt tư thế, ước lượng tỉ lệ các các bộ phân cơ thể. + Vẽ phác nét chính của dáng người đang hoạt động trước rồi vẽ các chi tiết sau.
1.3. Thực hành Thực hành kí họa dáng người.
|
Hoạt động 2: (Tiết 2) Tạo hình
- Mục tiêu:
- Nắm được cách tạo hình một nhân vật
- Tạo được hình dáng hoạt động theo chủ đề Tết Trung Thu
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tăng thêm tinh thần đoàn kết trong lớp
- Nội dung:
- Tìm hiểu một số dáng hình được làm bằng các chất liêu khác nhau.
- Tạo hình một số hoạt động của con người.
- Sản phẩm:
- Có khả năng tạo hình được một số hoạt động của con người như: đi, đứng, chạy, nhảy, …
- Phát triển tư duy sáng tạo, học sinh thêm hứng thú và yêu thích học tập trải nghiệm sáng tạo.
- Cách thực hiện:
Hoạt động của GV- HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2.1. Tìm hiểu - GV cho học sinh quan sát một số dáng hình được làm bằng các chất liêu khác nhau - Có thể tạo hình dáng người bằng những cách nào? 2.2. Thực hiện - GV hướng dẫn học sinh lựa chọn hình kí họa trong kho hình ảnh, dựa vào đó tạo hình dáng người hoạt động bằng các hình thức vẽ tranh, xé dán tranh hay làm mô hình. 2.3. Nhận xét - GV hướng dẫn học sinh trình bày các hình dáng người đã làm được. - Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét , góp ý cho hình dáng của nhóm mình và nhóm bạn. + Các dáng người đã thể hiện những tư thế, động tác gì? + Tỉ lệ giữa các bộ phận cơ thể đã cân đối chưa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát các hình dáng người và trả lời câu hỏi. - Lựa chọn hình kí họa trong kho hình của nhóm. Thảo luận, lựa chọn hình thức thực hành. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trình bày sản phẩm của nhóm. - Quan sát, nhận xét, góp ý cho phần tạo hình của nhóm mình và nhóm bạn. Bước 4: Kết luận nhận định - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức - GV dặn dò: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 thùng carton để tạo hình hoạt cảnh cho nhóm mình theo gợi ý trong sách HỌC MT | 2. Tạo hình 2.1. Tìm hiểu - Có thể tạo hình dáng người bằng cách: Vẽ, xé dán, làm mô hình …
2.2. Thực hiện Tạo hình dáng người hoạt động bằng các hình thức vẽ tranh, xé dán tranh hay làm mô hình Lưu ý: Thể hiện các dáng người có tỉ lệ kích thước tương đồng với nhau trong mỗi nhóm để dễ kết hợp trong những hoạt động sau |
Hoạt động 3: (Tiết 3) Tạo hoạt cảnh
- Mục tiêu:
- Nắm được cách tạo 1 hoạt cảnh
- Cùng nhau tạo được 1 hoạt cảnh chủ đề Trung Thu
- Có kĩ năng làm việc nhóm, thêm hứng thú với môn học.
- Nội dung:
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Các bước tạo hình
- Thực hành tạo hoạt cảnh cho bức tranh
- Sản phẩm:
- Có khả năng tạo hoạt cảnh cho tranh theo chủ để tết trung thu.
- Cảm nhận được nét đẹp truyền thống trong ngày tết trung thu, thêm yêu thích sáng tạo, tìm tòi để trau dồi kiến thức trong học tập.
- Cách thực hiện:
Hoạt động của GV- HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 3.1. Tìm hiểu - GV cho học sinh quan sát một số tranh, ảnh về Tết Trung thu. + Các nhân vật trong mỗi hình đang thực hiện hoạt động gì? + Ngoài những hoạt động trong hình, em còn biết những hoạt động nào? Em đã từng tham gia hoạt động nào vào dịp Tết Trung thu? 3.2. Cách thực hiện - Giáo viên cho học sinh quan sát một số sản phẩm tạo hình của học sinh về Tết Trung thu để học sinh có thêm ý tưởng thực hiện. - GV hướng dẫn học sinh theo từng bước. 3.3 Thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm thảo luận, thống nhất nội dung để tạo hình hoạt cảnh về tết Trung thu bằng một trong các hình thức: vẽ tranh, cắt dán tranh, tạo mô hình. 3.4. Nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm, yêu cầu các bạn khác quan sát, nhận xét, gó ý cho sản phẩm hoàn thiện hơn. + Sản phẩm đã thể hiện rõ được hình ảnh chính, phụ chưa? + Màu sắc được thể hiện như thế nào? + Các hoạt động của nhân vật đã thể hiện rõ được nội dung chủ đề chưa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn của GV. - Hoạt động nhóm. Thảo luận thống nhất nội dung. - Thực hành theo nhóm Bước 3: Báo cáo thảo luận - Trưng bày sản phẩm - Quan sát, nhận xét, góp ý cho sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn hoàn thiện hơn. Bước 4: Kết luận nhận định - Gv nhận xét về cách tạo hình, tạo hoạt cảnh của từng nhóm, những điểm cần lưu ý bổ sung, và hoàn thành nốt. | 3. Tạo hoạt cảnh 3.1. Tìm hiểu Có rất nhiều hoạt động diễn ra trong dịp Tết Trung thu như: rước đèn, bày cô trông trăng, múa sư tử, thiếu nhi múa hát….Dựa vào các hoạt động đó, có thể tạo hình các sản phẩm mĩ thuật về Tết Trung thu bằng hình thức như: vẽ tranh, xé dán, tạo hình ba chiều
3.2. Cách thực hiện Các bước thực hiện: + Lựa chọn các dáng người trong kho hình. + Sắp xếp các dáng người thành bố cục theo nội dung câu chuyện ( rước đèn, múa sư tử, …) + Thêm các chi tiết để làm rõ hơn hành động của nhân vật và nội dung chủ đề.
3.3 Thực hành Tạo hình hoạt cảnh về tết Trung thu bằng một trong các hình thức: vẽ tranh, cắt dán tranh, tạo mô hình. |
Hoạt động 4: (Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- Mục tiêu:
- Hiểu được các cách giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc
- Nội dung
- Trưng bày sản phẩm
- Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm
- Sản phẩm
- Giải thích, nhận xét, đánh giá được các sản phẩm.
- Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- Cách thực hiện
Hoạt động của GV- HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -Hướng dẫn các nhóm tìm hiểu, trình bày về sản phẩm của nhóm mình theo các nội dung GV gợi ý - Nhận xét, bổ sung, đánh giá về ý thức và cách thực hiện của từng nhóm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - - Hs tìm hiểu trao đổi trong nhóm Bước 3: Báo cáo thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong sản phẩm + Màu sắc + Các hoạt động thể hiện rõ được các nội dung + Những ưu điểm đạt được, khó khăn trong quá trình làm Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau Bước 4: Kết luận nhận định Giáo viên nhận xét | 4. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm - Sản phẩm của nhóm |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu:
– Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm của cá nhân và nhóm học tập.
- Nội dung:
- Thuyết trình và giới thiệu về các hoạt động của ngày Tết Trung Thu
- Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS
- Cách thực hiện
- GV nêu nhiệm vụ:
Tập thuyết trình và giới thiệu về các hoạt động của ngày Tết Trung Thu
- HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu
– Biết cách vận dụng các kiến thức đã học và thực tiễn
- Nội dung:
- Khuyến khích HS vận dụng- sáng tạo, việc kí họa, tạo hình vào làm những sản phẩm trang trí Tết Trung Thu: mặt nạ, đồ chơi....
- Sản phẩm
- Bài vẽ của HS
- Cách thực hiện
- GV khuyến khích HS vận dụng sáng tạo: Sử dụng kiến thức kĩ năng của bài để làm những sản phẩm như mặt nạ, đồ chơi hay tự trang trí, bày mâm cỗ trung thu để tham gia các hoạt động trong dịp tết Trung thu sắp tới.
Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Mĩ thuật lớp 8 Đan Mạch KÌ 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Mĩ thuật 8 Đan Mạch.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 1214136868686 - cty Fidutech - MB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: giáo án mới mĩ thuật đan mạch khối 8 kì 1, mĩ thuật 8 đan mạch cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an mi thuat 8 dan mach ki 1 cv 5512Tài liệu giảng dạy môn Mĩ thuật THCS