Giáo án Mĩ thuật 7 Đan Mạch kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 7 Đan Mạch kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI TRẦN

Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật; lớp: 7A, 7B, 7C

Thời gian thực hiện: (4 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Qua bài học HS hiểu được sơ lược kiến thức mĩ thuật thời Trần

- Mô phỏng được một tác phẩm chạm khắc thời Trần; sử dụng được họa tiết, hoa văn thời Trần vào trang trí trang phục truyền thống.

- Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành,

Năng lực chuyên biệt

– Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật.

– Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo

– Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật.

– Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn.

– Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ.

  1. Phẩm chất

- Yêu nước: Yêu quý các di sản văn hóa, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

- Nhân ái: yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè.

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung của nhóm

- Trung thực: học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng trong học tập và khoạt động.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn với những sản phẩm cá nhân và nhóm hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. GV chuẩn bị:

- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:

+ Tranh, ảnh về một số tác phẩm mĩ thuật thời Trần.

+ Các tư liệu có liên quan đến mĩ thuật thời Trần

- Sách học mĩ thuật 7 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

  1. HS chuẩn bị:

- Sách học mĩ thuật lớp 7.

- Tranh, ảnh, tư liệu về mĩ thuật thời Trần.

- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số tác phẩm của mĩ thuật thời Trần

b, Nội dung: GV cho HS nhắc lại kiến thức về mĩ thuật thời Lý, sau đó giới thiệu về mĩ thuật thời Trần.

c, Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe GV giới thiệu

d, Tổ chức thực hiện:

- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức cũ về mĩ thuật thời Lý.

- HS thực hiện yêu cầu của GV

=> GV giới thiệu chủ đề:

Việt Nam được biết đến là một trong những cái nôi của sự phát triển loài người, lịch sử dân tộc gắn liền với sự phát triển của lịch sử mĩ thuật dân tộc đó. Trong chương trình môn lịch sử, các em dã dược làm quen với nền mĩ thuật của Thời Lý, thời kì đầu tiên khi xây dựng đất nước với những công trình kiến trúc có quy mô to lớn,..... Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời Trần để thấy được sự khác nhau giữa mĩ thuật thời Trần với mĩ thuật thời Lý.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: (Tiết 1) Tìm hiểu mĩ thuật thời Trần( năm 1226 – 1400)

  1. Mục tiêu:

- Hiểu được vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần.

- Cảm thụ được vẻ đẹp của một số công trình mĩ thuật thời Trần

  1. Nội dung:

Tìm hiểu sơ lược một số tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần

  1. Sản phẩm:

- Hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Trần

  1. Cách thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1.1. Tìm hiểu

- GV hướng dẫn HS đọc SGK và tìm hiểu các tư liệu đã sưu tầm, thảo luận để tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Trần:

1.2. Thực hành

- GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm trình bày những hiểu biết sơ lược về mĩ thuật thời Trần trên giấy A3/A0.

1.3. Nhận xét

- GV hướng dẫn học sinh trình bày phần thực hành.

- Hướng dẫn HS nhận xét bài của nhóm mình và nhóm bạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.

- Trình bày theo nhóm những hiểu biết sơ lược về mĩ thuật thời Trần trên giấy A3/A0.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Chia sẻ, nhận xét về nội dung trình bày của nhóm mình và nhóm bạn theo hướng dẫn

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

Mĩ thuật thời Trần là sự nói tiếp và kế thừa thành tựu của mĩ thuật thời Lý. Tạo hình của mĩ thuật thời Trần khoáng đạt, đơn giản, mập mạp, khoẻ khoản, đậm chất hiện thực hơn mĩ thuật thời Lý.

1. Tìm hiểu mĩ thuật thời Trần (năm 1226 – 1400)

1.1. Tìm hiểu

+ Các địa danh có nhiều công trình mĩ thuật thời Trần.

Chùa Thái Lạc – Hưng Yên

Tháp Bình Sơn – Vĩnh Phúc

+ Các loại hình mĩ thuật.

Tượng Hổ - lăng Trần Thủ Độ - Thái Bình.

Các nhạc công – Chùa Thái Lạc – Hưng Yên.

Đồ gốm thời Trần

+ Các đề tài chủ yếu trong các tác phẩm chạm khắc.

1.2. Thực hành

Hoạt động 2: (Tiết 2) Mô phỏng một tác phẩm chạm khắc mĩ thuật thời Trần

  1. Mục tiêu:

- Hiểu được vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần.

- Mô phỏng được một số hoa tiết của nghệ thuật chạm khắc mĩ thuật thời Trần dựa trên những hiểu biết sơ lược về mĩ thuật thời Trần.

- Cảm thụ được vẻ đẹp của một số công trình mĩ thuật thời Trần.

  1. Nội dung:

HS tìm hiểu SGk, vẽ mô phỏng lại một tác phẩm chạm khắc của mĩ thuật thời Trần

  1. Sản phẩm: Bài vẽ của HS
  2. Cách thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2.1. Tìm hiểu

- GV Hướng dẫn HS quan sát hình 1.3 và nghiên cứu các tư liệu sưu tầm được của nhóm, thảo luận để tìm hiểu tác phẩm chạm khắc thời Trần.

2.2. Cách thực hiện

- GV thị phạm cách chép lại một tác phẩm chạm khắc.

    
    
 

 

 
  


2.3 Thực hành

- GV hướng dẫn học sinh chọn một tác phẩm chạm khắc để mô phỏng lại.

2.4 Nhận xét

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét theo các tiêu chí:

+ Bố cục chung

+ Hình ảnh, đường nét, màu sắc

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Thảo luận nhóm, lựa chọn nội dung, hình thức để mô phỏng lại một số tác phẩm chạm khắc thời Trần. Cá nhân thực hiện theo ý tưởng của nhóm.

- Quan sát GV thị phạm

- Vẽ mô phỏng lại một tác phẩm chạm khắc theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày bài vẽ mô phỏng của mình

- Nhận xét bài vẽ của mình và của bạn

Bước 4: Kết luận nhận định

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

Cách chép (về lại) tác phẩm chạm khắc:

+ Vẽ phác bố cục.

+ Vẽ mảng chính, mảng phụ.

+ Vẽ chỉ tiết để hoàn thiện..

2. Mô phỏng một tác phẩm chạm khắc mĩ thuật thời Trần

2.1. Tìm hiểu

Một số tác phẩm chạm khắc thời Trần

Cánh cửa gỗ chạm rồng

( chùa Phổ Minh – Nam Định)

Tiên nữ dâng hoa

Chùa Thái Lạc – Hưng Yên

Sen cánh “dẹo”

Chùa Phổ Minh – Nam Định

Hoa văn sen và cúc

Chùa Phổ Minh – Nam Định

2.2. Cách thực hiện

2.3. Thực hành

Hoạt động 3: (Tiết 3) Sử dụng họa tiết hoa văn thời Trần trong trang trí trang phục áo dài.

  1. Mục tiêu:

- Tạo hình được một số sản phẩm trang phục áo dài

- Lựa chọn được họa tiết hoa văn trang trí và sắp xếp họa tiết để trang trí trang phục áo dài.

- Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.

  1. Nội dung:

- Quan sát tranh và nêu lại các bước mô phỏng

- Mô phỏng tác phẩm yêu thích

- Nhận xét bài vẽ

- Hoàn thiện bài vẽ mô phỏng

  1. Sản phẩm:

- Nắm được cách sử dụng họa tiết để trang trí trang phục áo dài.

- Mô phỏng được tác phẩm theo cảm nhận riêng. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.

- Có ý thức giữ gìn, học tập và trân trọng những giá trị nghệ thuật do tầng lớp trước để lại.

  1. Cách thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3.1. Tìm hiểu

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh về áo dài để tìm hiểu về hình dáng, màu sắc, họa tiết, chất liệu và ý nghĩa của trang phục áo dài.

- GV yêu cầu HS quan sát các bài vẽ từ tiết học trước, suy nghĩ, thảo luận về cách sử dụng họa tiết vào trang phục áo dài.

 

 

+ Từ bài vẽ trước em chọn toàn bộ hay một phần họa tiết trong đó để trang trí trang phục áo dài?

+ Họa tiết có đặc điểm gì?

+ Theo em họa tiết đó phù hợp để trang trí bộ phận nào của trang phục áo dài? Vì sao

3.2. Cách thực hiện

- GV thị phạm cách sử dụng họa tiết để trang trí trang phục áo dài.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.9 sách học mĩ thuật để có thêm ý tưởng sử dụng họa tiết hoa văn thời Trần trong thiết kế trang phục truyền thống.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cách thức sử dụng họa tiết để trang trí trên áo dài. Phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân

3.3 Thực hành

- Yêu cầu HS thực hành thiết kế trang phục áo dài truyền thống theo nhóm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn của GV.

- Quan sát bài vẽ, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Quan sát GV thị phạm. Thảo luận thống nhất cách thực hiện trong nhóm.

- Thực hành theo sự thống nhất trong nhóm.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét.

- Các nhóm trình bày bài vẽ mô phỏng của nhóm mình

Bước 4: Kết luận nhận định

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

3. Sử dụng họa tiết hoa văn thời Trần trong trang trí trang phục áo dài.

3.1. Tìm hiểu

3.2. Cách thực hiện

Cách thực hiện tạo dáng và trang trí trang phục áo dài:

+ Cách 1: Về tạo đáng trang phục và cắt rời khỏi tờ giấy,

về hoạ tiết trang trí để hoàn thiện trang phục (có thể cắt các hoạ tiết, dán lên để trang trì).

+ Cách 2: Vẽ tạo dáng trang phục trên giấy, trang trí, hoàn thiện trang phục và cắt rời khỏi tờ giấy để được sản phẩm trang phục áo dài.

3.3 Thực hành

Thiết kế trang phục áo dài

Hoạt động 4: (Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

  1. Mục tiêu:

- Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.

- Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.

- Có ý thức học tập, giữ gìn và phát triển những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.

  1. Nội dung

- Trưng bày sản phẩm mô phỏng

- Chia sẻ và thảo luận về sản phẩm

  1. Sản phẩm

- Giải thích, nhận xét, đánh giá được các sản phẩm.

- Tổ chức trưng bày được sản phẩm. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá và tự đánh giá.

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.

  1. Cách thực hiện

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn học sinh cách trưng bày/ trình diễn sản phẩm của nhóm mình

- GV yêu cầu các nhóm trình bày về sản phẩm của nhóm mình

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS Trưng bày/ trình diễn sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Các nhóm giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét

4. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm

- Bài thiết kế của HS

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi
  2. Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Cách thực hiện

- GV nêu câu hỏi:

Mĩ thuật thời Trần có những đặc điểm gì nổi bật?

- HS tiếp nhận trả lời:

Đó là sự tiếp nối MT Lý với đầy đủ các loại hình nghệ thuật: kiến trúc , điêu khắc, trang trí, đồ gốm . Cách tạo hình khoẻ khoắn gần gũi với người dân lao động.

- GV nhận xét

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu

– Biết cách vận dụng một số họa tiết mĩ thuật thời trần vào trang trí các đồ vật trong cuộc sống.

  1. Nội dung:

- Vận dụng một số họa tiết mĩ thuật thời trần vào trang trí các đồ vật trong cuộc sống.

  1. Sản phẩm

- Bài vẽ của HS

  1. Cách thực hiện

- GV hướng dẫn học sinh cách vận dụng họa tiết hoa văn trang trí thời Trần vào trang trí một số đồ vật trong gia đình. Cách sử dụng nhiều hình thức, chất liệu để thực hành như: làm mô hình, xé dán giấy, làm hình 3D

Giáo án Mĩ thuật 7 Đan Mạch kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Mĩ thuật 7 Đan Mạch kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Mĩ thuật lớp 7 Đan Mạch KÌ 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Mĩ thuật 7 Đan Mạch. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới mĩ thuật đan mạch khối 7 kì 1, mĩ thuật 7 đan mạch cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an mi thuat 7 dan mach ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Mĩ thuật THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay