Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều. Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy ngữ văn 8 cánh diều
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY
TRÒ CHƠI “NHÀ VÔ ĐỊCH”
- Nhiệm vụ: Liệt kê những tướng sĩ thời nhà Trần.
- Luật chơi:
- HS chia lớp thành 4 đội.
- Các thành viên trong mỗi đội sẽ thảo luận và ghi ra giấy tên của các vị tướng sĩ thời nhà Trần.
- Sau 5 phút, đội nào liệt kê được nhiều nhất sẽ là "Nhà vô địch". Đội chiến thắng sẽ được tặng "hoa học tập" hoặc cộng điểm thi đua.
BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ôn tập văn bản 1: Hịch tướng sĩ
NỘI DUNG BÀI HỌC
- HIỂU BIẾT CHUNG VỀ TÁC PHẨM
Dựa vào kiến thức đã học về văn bản Hịch tướng sĩ, trả lời các câu hỏi:
- Nêu một vào nét về tác giả?
- Nêu hoàn cảnh sáng tác?
- Nêu một vài hiểu biết của em về thể hịch?
Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300) tước Hưng Đạo Vương
- Tác giả
Là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
Trong 2 lần kháng chiến Nguyên – Mông, đều được cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều chiến thắng oanh liệt.
Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp rồi mất ở đó.
Nhân dân tôn ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên cả nước.
- Hoàn cảnh sáng tác
Chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông - Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta.
Thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân.
Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.
- Thể hịch
- NHẮC LẠI KIẾN THỨC VĂN BẢN
THẢO LUẬN NHÓM
HS chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện theo những yêu cầu sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu về những trung thần và nghĩa sĩ
Nhóm 2: Tìm hiểu về tội ác của giặc
Nhóm 3: Tìm hiểu về lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
Nhóm 4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chủ và tướng
Nhóm 5: Tìm hiểu về phê phán những biểu hiện sai trái
Nhóm 6: Tìm hiểu về nhiệm vụ cấp bách
NHÓM 1
- Những nhân vật được nêu gương có địa vị như thế nào?
- Các nhân vật này có đặc điểm gì?
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào, đoạn văn giúp em hiểu được gì?
- Theo em, tác giả nêu gương các trung thần nghĩa sĩ này để nhằm mục đích gì?
NHÓM 2
- Tình hình nước ta nửa cuối năm 1284 được tác giả nêu lại như thế nào? Biện pháp nghệ thuật gì?
- Thái độ tác giả được thể hiện như thế nào?
- Trước tội ác của giặc Trần Quốc Tuấn thấu suốt tâm địa của giặc và hiểm họa Tổ Quốc đang lâm nguy. Từ đó tác giả có những suy nghĩ tâm trạng như thế nào?
NHÓM 3
- Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua chi tiết nào?
- Đoạn văn được cấu tạo như thế nào? Cách cấu tạo ấy có tác dụng gì trong việc khắc họa hình ảnh người anh hùng yêu nước?
- Nhận xét về giọng điệu lời văn.
- Vì sao cảm xúc căm giận của tác giả có sức lây lan đến người đọc, người nghe?
NHÓM 4
- Qua lời em nhận thấy những tình cảm ân tình của chủ tướng dành cho tì tướng của mình như thế nào?
- Em có nhận xét gì về kết cấu câu? Giọng điệu như thế nào?
- Sau khi bày tỏ quan hệ thân tình, tác giả đã phê phán lối sống sai lầm của các tướng sĩ trên các phương diện nào?
NHÓM 5
- Em có nhận xét như thế nào về hành động thái độ các tướng sĩ dưới quyền của Trần Quốc Tuấn?
- Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra hậu quả của lối sống ấy như thế nào? Qua đó em nhận xét như thế nào về cách phê phán của tác giả?
- Bằng cách thuyết phục đó Trần Quốc Tuấn thể hiện ý muốn gì đối với tướng lĩnh dưới quyền?
NHÓM 6
- Tác giả đã khuyên răn tướng sĩ những điều gì?
- Lợi ích của lời khuyên được khẳng định trên những phương diện nào?
- Bài hịch viết nhằm mục đích gì?
- Em hiểu “Binh thư yếu lược” là gì?
- Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ
Tướng: Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
Gia thần: Dự Nhượng, Kính Đức.
Quan nhỏ: Thân Khoái.
- Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Dẫn chứng các vị tướng, gia thần và quan nhỏ để khích lệ lòng trung quân, ái quốc của tướng sĩ thời Trần.
- Tội ác của giặc và lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù
Sứ giặc nghênh ngang, lưỡi cú diều, thân dê chó, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng.
Kẻ thù ngang ngược, khiêu khích được lột tả, diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ - vật hóa sự ngang ngược, vô lối, tham lam, vơ vét.
Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, giọng văn mỉa mai châm biếm.
Tác giả thể hiện rõ thái độ căm ghét, khinh bỉ kẻ thù đau xót cho đất nước.
Giặc ngang ngược hoành hành gây bao tội ác không thể dung tha.
Lòng yêu nước và căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn
Biểu hiện: quên ăn , mất ngủ, đau đến thắt tim, thắt ruột. ("Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa").
Thái độ uất ức, căm tức: khi chưa trả được thù "căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù"
Sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "…Dẫu cho trăm thân phơi…nghìn xác gói trong da ngựa…vui lòng."
Nghệ thuật
- Nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mãnh liệt: quên ăn, vỗ gối, xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu.
ð Thể hiện sự căm hờn kẻ thù.
- Hình ảnh cụ thể, có phần khoa trương phóng đại để cực tả niềm uất hận trào dâng trong lòng đồng thời có súc thuyết phục, khơi gợi sự đồng cảm người nghe, người đọc.
- Mối quan hệ giữa chủ và tướng, phê phán biểu hiện sai trái
Phê phán biểu hiện sai trái của tướng sĩ
Biểu hiện
Chủ nhục…không biết lo.
Nước nhục…không biết thẹn.
Hầu giặc ... không biết tức.
Nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ…không biết căm.
Vui chọi gà…vui, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon,mê tiếng hát,...
Hành động hưởng lạc, quên danh dự và bổn phận, thái độ cầu an hưởng lạc, bàng quan, thờ ơ vô trách nhiệm trước vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc.
Phê phán biểu hiện sai trái của tướng sĩ
Hậu quả
Nước mất nhà tan, thân danh mai một, tiếng xấu để đời.
- Tác giả vừa chân tình chỉ bảo, vừa phê phán nghiêm khắc nhằm kích động lòng tướng lĩnh làm cho họ tức khí muốn mau chóng chứng minh tài năng, phẩm chất bằng việc làm thiết thực.
- Tác giả muốn tướng lĩnh thay đối lối sống, nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy năng lực, học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ, quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
Phê phán biểu hiện sai trái của tướng sĩ
Nghệ thuật
- Cấu trúc đối xứng, tương phản đối lập, dùng điệp từ, điệp ý tăng tiến, câu hỏi tu từ...
- Giọng điệu lúc mềm dẻo lúc đanh thép, tạo sức thuyết phục cho lời hịch.
THÔNG TIN GIÁO ÁN DẠY THÊM:
- Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
- Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: giáo án dạy thêm điện tử ngữ văn 8 cánh diều, giáo án dạy thêm powerpoint ngữ văn 8 cánh diều, giáo án điện tử dạy thêm ngữ văn 8 cánh diều
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây