Giáo án ngắn gọn ngữ văn 8 cánh diều dùng để in
Giáo án ngữ văn 8 cánh diều. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là 1 lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy văn 8 cánh diều
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
GIÁO ÁN NGẮN GỌN VĂN 8 CÁNH DIỀU BÀI 1 TÔI ĐI HỌC
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN
..................................................
Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:
Số tiết : tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện, …) của truyện ngắn
- Nhận biết và sử dụng được trợ từ, thán từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc
- Biết trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
- Biết trân trọng những kỉ niệm, những tình cảm, cảm xúc trong sáng, nhân văn về con người và cuộc sống
TIẾT : VĂN BẢN 1: TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- HS nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm
- HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Tôi đi học
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …
- Năng lực riêng
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tôi đi học
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tôi đi học
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề
- Phẩm chất
- Biết trân trọng những kỉ niệm, những tình cảm, cảm xúc trong sáng, nhân văn về con người và cuộc sống
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi
=> Xem bản soạn chi tiết hơn:
- Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 1 Đọc 1: Tôi đi học
- Giáo án điện tử Ngữ văn 8 cánh diều Bài 1 Đọc 1: Tôi đi học
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tôi đi học
- Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 14)
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết và ấn tượng của em về truyện ngắn “Tôi đi học”
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Em nào đã đọc văn bản “Tôi đi học” trong sách giáo khoa? Truyện kể về ai, về sự kiện gì? Ấn tượng rõ nhất của em sau khi đọc truyện là gì? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi
- Truyện Tôi đi học viết về ngày đầu tiên đến trường. Truyện không có nhiều nhân vật, không có sự kiện, xung đột nhưng có sức gợi cảm mạnh…
- Truyện Tôi đi học kể về những cảm xúc trong ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “tôi”. Ấn tượng là diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”. Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” dễ có sự đồng cảm đối với người đọc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS
- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm thời học trò thường được khắc sâu trong tâm trí, trong số đó phải kể đến kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tôi đi học của Thanh Tịnh là một truyện ngắn viết về kỉ niệm như thế. Thông qua bài học là “Tôi đi học” ngày hôm nay, chúng ta sẽ thấy được sự xúc động xen lẫn với tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi – chú bé chú bé được mẹ đưa đến trường trong ngày tựu trường
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Tôi đi học
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Tôi đi học
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tôi đi học
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà: + Trình bày hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh? + Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản “Tôi đi học” Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về truyện ngắn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hs dựa vào phân chuẩn bị ở nhà trả lời các câu hỏi sau: + Truyện ngắn là truyện như thế nào? + Truyện ngắn có đặc điểm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà và những kiến thức đã được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi trên Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Tên: Thanh Tịnh tên khai sinh là Trần Văn Ninh - Năm sinh – năm mất: 1911 – 1988 - Quê quán: xóm Gia Lạc, ngoại ô thành phố Huế. - Từ năm 1933, ông dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. - Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo - Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)… - Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 b. Tác phẩm - Văn bản “Tôi đi học” là truyện ngắn xuất sắc của Thanh Tịnh, in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. 2. Truyện ngắn + Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của văn xuôi hư cấu, thường phản ánh “một khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của nhân vật. + Kết cấu truyện ngắn không nhiều nhân vật; chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý. + Có truyện ngắn khai thác cốt truyện kì lạ, lại có truyện ngắn viết về câu chuyện giản dị, đời thường; có truyện ngắn giàu tính triết lí, trào phúng, châm biếm, hài hước, lại có truyện ngắn rất giàu chất thơ, … |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Tôi đi học
- Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tôi đi học
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tôi đi học
d.Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tóm tắt, nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tôi đi học: + Tóm tắt nội dung văn bản + Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được nhà văn miêu tả ở những phương diện nào? + Ngôn ngữ kể chuyện (trần thuật) trong văn bản có gì đặc sắc? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Cảm nghĩ của nhân vật tôi trên đường đến trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai? + Nêu một số chi tiết nổi bật trong phần (1) + Khi nhớ về những kỉ niệm cũ thì tâm trạng của nhân vật “tôi” như thế nào? Hãy tìm những từ ngữ và hình ảnh so sánh diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
Nhiệm vụ 3: Cảm nghĩ của nhân vật tôi lúc ở sân trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà HS tiến hành thảo luận theo cặp và cho biết. + Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” khi đứng giữa sân trường, được ông đốc gọi tên và khi chuẩn bị phải rời khỏi bàn tay của mẹ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức Nhiệm vụ 4: Cảm nghĩ của nhân vật tôi trong lớp học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà trả lời các câu hỏi: + Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của “tôi” khi vào lớp học. Qua đó thể hiện tình cảm gì của nhân vật tôi với lớp học? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả Nhiệm vụ 4: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS: + Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc sắc thể loại của văn bản Tôi đi học - GV yêu cầu HS rút ra tổng kết Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật. - GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm xác định nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | I. Tóm tắt, nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện 1. Tóm tắt “Tôi đi học” kể lại câu chuyện về lần đầu tiên đến trường của nhân vật tôi. Mọi thứ quen thuộc trở nên khác lạ. Cảm xúc hồi hào, háo hức len lỏi trong tâm hôn nhân vật tôi. Vừa lạ lẫm, hồi hộp và lo lắng cho khoảnh khắc khai trường. Được mẹ giúp vào lớp, dù “tôi” có òa khóc lên. Rồi nhân vật tôi được ngồi vào bàn với bạn bè mới, và bắt đầu viết những dòng chữ đầu tiên. 2. Nhân vật - Nhân vật chính trong văn bản chính là người kể chuyện xưng tôi. - Nhân vật tôi được miêu tả qua các phương diện: + Tôi là một chú bé chuẩn bị bước vào lớp 1. + Cảm xúc: nhiều cảm xúc khó tả (náo nức, lạ lẫm, sợ hãi,...) + Suy nghĩ: tôi được miêu tả qua dòng hồi tưởng với những cảm xúc lo lắng, sợ hãi…. + Hành động, lời nói: Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước, viết dòng chữ đầu tiên,... 3. Ngôn ngữ kể chuyện Ngôn ngữ kể chuyện: Đan xen tự sự, miêu tả. Mang chất thơ tinh tế, nhẹ nhàng. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Cảm nghĩ của nhân vật tôi trên đường đến trường - Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của nhân vật “tôi” – Diễn biến theo thời gian. - Một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1): + Các chi tiết miêu tả không gian và thời gian ngày đầu tiên đi học: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, […] tự nhiên thấy lạ” + Các chi tiết miêu tả cảnh HS đến trường: “ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. […] Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết” - Khi nhớ về những kỉ niệm cũ, nhân vật “tôi” thấy: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. -> Những từ láy diễn tả cảm xúc có tác dụng diễn tả một cách cụ thể tâm trạng của nhân vật tôi, rút ngắn thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Sự xuất hiện của hình ảnh so sánh còn nhằm diễn tả cảm giác ngập ngừng, e sợ, hồi hộp đến căng thẳng của những cậu bé ngày đầu tiên tới trường 2. Cảm nghĩ của nhân vật tôi lúc ở sân trường - Cảm thấy ngôi trường vừa cao, vừa sạch sẽ, vừa oai nghiêm. - Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng. - Tâm trạng của “tôi”: + Lo sợ vẩn vơ + Khi nghe tiếng trống trường: chơ vơ, vụng về. + Khi nghe thấy ông đốc gọi tên: Hồi hộp lúng túng + Cảm thấy sợ khi sắp rời bàn tay mẹ, dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo bạn. => Tâm trạng lúng túng, rụt rè, lo lắng, sợ hãi thể hiện cảm xúc hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ.
3. Cảm nghĩ của nhân vật tôi trong lớp học - Khi vào lớp “tôi” thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người. “Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là của riêng mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ một chút nào” -> ý thức những thứ đó sẽ gắn bó với mình lâu dài => Nhân vật “tôi” giàu cảm xúc với trường lớp, với người thân và có những dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức.
III. Tổng kết 1. Nội dung Truyện kể lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường đầu tiên hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn. 2. Nghệ thuật - Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường. - Đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ, động từ giàu hình ảnh và sinh động. - Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi nhân vật.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Tôi đi học
- Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Sản phẩm:
Xem nhiều hơn:
- Phiếu bài tập của HS.
- Tổ chức thực hiện
Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN TÔI ĐI HỌC
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại nào? A. Thơ trữ tình B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Phóng sự Câu 2: Tình huống truyện trong văn bản “Tôi đi học” là: A. Ngày đầu tiên đi học của cậu bé B. Cậu bé khóc khi vào lớp C. Mẹ cậu bé âu yếm dẫn cậu tới trường D. Thầy giáo chào đón các học sinh mới tới lớp Câu 3: Truyện được kể theo diễn biến trình tự nào? A. Từ quá khứ đến hiện tại B. Từ hiện tại nhớ đến quá khứ C. Quá khứ và hiện tại song song D. Không theo trình tự nào cả Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai? A. Người mẹ B. Người thầy giáo C. Ông đốc D. Nhân vật “tôi” Câu 5: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào? A. Ngoại hình B. Tính cách C. Tâm trạng D. Hành động Câu 6: Câu văn "Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì? A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở. B. Cậu bé chưa tập trung vào việc. C. Cậu bé quá hồi hộp. D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở. Câu 7: Văn bản “ Tôi đi học” có chủ đề gì? A. Kỷ niệm sâu sắc về tuổi học trò của tác giả. B. Ý nghĩa và vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. C. Dòng cảm nghĩ thiết tha sâu lắng của tác giả khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học. D. Tâm trạng hồi hộp của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên. Câu 8: Nhận xét nào không đúng về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học? A. Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái với học sinh. B. Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới. C. Cha mẹ đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi đầu tựu trường D. Thầy giáo nghiêm khắc nhắc nhở, đón nhận học sinh lớp mới. Câu 9: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên? A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ". B. "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ". C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập". D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ". Câu 10: Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì? A. Sự âu yếm của mẹ hiền. B. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ. C. Sự săn sóc của mẹ hiền D. Tình thương con bao la của mẹ hiền. Câu 11: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”? A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”. C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. D. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Tôi đi học hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1.C | 2.A | 3.B | 4.D | 5.C |
6. C | 7.C | 8.D | 9. A | 10. B |
11. D |
|
|
|
|
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau
Câu 1: Truyện ngắn Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu 1:
- Chất thơ là đặc điểm khá nổi trội của truyện ngắn “Tôi đi học”.
- Thể hiện qua nội dung và hình thức của văn bản.
+ Nội dung: tập trung miêu tả cảm xúc và diễn biến tâm trạng vừa vui mừng, phấn chấn vừa ngỡ ngàng, lo sợ, … của nhân vật “tôi”
+ Hình thức: cốt truyện rất đơn giản, nhẹ nhàng, ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu hình ảnh sinh động với nhiều biện pháp tu từ, nhất là ví von, so sánh
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
- Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Vận dụng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Văn bản Tôi đi học đã nói hộ được những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ của em dưới dạng một bài văn
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc đoạn ngữ liệu, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
....
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in ngữ văn 8 cánh diều, tải giáo án văn 8 cánh diều bản chuẩn, soạn ngắn gọn ngữ văn 8 cánh diều bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án ngữ văn 8 cánh diều dùng để in
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây