Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử? Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?


BÀI 2: DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT  VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  • Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
  • Các nhà sử học làm công việc tương tự như những thám tử. Muốn dựng lại lịch sử, họ phải đi tìm các bằng chứng, tức là các tư liệu lịch sử.
  • Quan sát hình ảnh, em nhận thấy những hoa văn trên mặt trống đồng miêu tả những gì? Qua đó, em có thể biết được gì về đời sống của người Việt cổ?
  • Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ.
  • Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu về quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ.
  • Đó chính là nguồn sử liệu, dựa vào đó các nhà sử học biết và phục dựng lại lịch sử.
  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. TƯ LIỆU HIỆN VẬT

Quan sát Hình 2, 3 em hãy cho biết:

Hiện vật được tìm thấy ở đâu, có điểm gì đáng chú ý?

  • Được khai quật ở di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Là những tư liệu hiện vật quý giá, lminh chứng sinh động cho bề dày lịch sử - văn hoá của Hoàng thành Thăng Long, chứng tỏ nơi đây đã từng là một kinh đô sầm uất của nước ta.

Em hãy cho biết Tư liệu hiện vật là gì?

  • Tư liệu hiện vật là những di tích hoặc đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
  • Di tích: các di chỉ khảo cổ học, mộ táng, các hiện vật khảo cổ, đình, chùa, khu lưu niệm,...
  • Đồ vật: các công cụ lao động, vũ khí tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ, có thể là các vật dụng cổ trong gia đình như cái liềm, cái cuốc,... đồ thờ cúng trong đình chùa như tượng, lư hương,...
  • Phản ánh trình độ sản xuất và đời sống của con người đương thời khá trung thực.

* Một số ví dụ về tư liệu hiện vật: Rìu gót vuông trang trí

cảnh chó săn hươu, Rìu gót vuông trang trí cảnh chó săn hươu

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Tìm những đồ vật trong gia đình, trao đổi với bạn để

rút ra câu trả lời đồ vật nào là tư liệu hiện vật.

Lưu ý:

  • Tư liệu hiện vật cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa. Tuy nhiên, các tư liệu hiện vật lại là tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu, khai thác.
  • Vì thế khi nghiên cứu các hiện vật khảo cổ, các nhà khoa học phải vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như vật lí, hoá học,…Những phương pháp này giúp các nhà nghiên cứu có thể khai thác các hiện vật “cầm” một cách rất hiệu quả và đáng tin cậy.

 Thảo luận và trả lời câu hỏi:

  • Đoạn tư liệu trên từ Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh cho em biết thông tin gì?

Thể hiện trí tuệ, niềm tin của Người về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, cũng như những tình cảm và ước mong của Bác Hổ kính yêu đối với toàn Đảng, toàn dân ta.

Mở rộng: Sự ra đời của chữ viết

  • Lúc đầu là những kí hiệu rời rạc, sau đó được chắp nối, ghép hoàn chỉnh và tuân theo những quy tắc nhất định.
  • Từ khi có chữ viết, con người biết ghi chép các sự vật, hiện tượng,... thành những câu chuyện hay những bộ sử đồ sộ.

Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết?

  • Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc.
  • Cho ta biết tương đối đẩy đủ về các mặt đời sổng trong quá khứ của con người. Tuy nhiên, thường mang ý thức chủ quan của tác giả.

* Mở rộng:

  • Tư liệu chữ viết phong phú và đa dạng: được viết trên xương thú, mai rùa, vỏ cây, đất sét, vải, da thú, khắc trên đá, mảnh đổng, chuông đồng, giấy.
  • Thể hiện rõ ràng quan điểm của người viết. Có thể làm mất đi tính trung thực khách quan khi phản ánh hiện thực lịch sử.
  • Khi sử dụng các tư liệu chữ viết phải rất thận trọng, phải biết phê phán, xác minh tư liệu để tìm ra hiện thực lịch sử khách quan trong đó.

Một số ví dụ về tư liệu chữ viết: Cuốn Đại Việt Sử kí toàn thư (bản in Nội các quan bản, 1697), Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam DCCH

Quan sát hình 4:

  • Đây là những bia đá ghi tên, tuổi, năm thi đỗ của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779).
  • Năm 2010, 82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết?

  • Trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779).
  • Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như vế nền giáo dục nước ta thời kì đó.
  1. TƯ LIỆU TRUYỀN MIỆNG

Em hãy kể một tên một số truyện truyền thuyết, cổ tích  mà em từng nghe hoặc biết.

Theo em, thế nào là tư liệu truyền miệng?

Khái niệm: Là những câu chuyện dân gian (truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca,...), truyền thuyết được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác

Đặc điểm; Thường không cho biết chính xác thời gian và địa điểm, nội dung cũng có thể bị thêm bớt, thậm chí nhuốm màu thần thoại, hoang đường.

* Mở rộng:

  • Tư liệu truyền miệng bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố lịch sử, phản ánh một phần hiện thực cuộc sống quá khứ.
  • Mở đầu các câu chuyện bao giờ cũng có cụm từ “Ngày xửa, ngày xưa...”, “Ở một nơi nào đó”,...
  • Khi khai thác các loại tư liệu truyền miệng, nhà nghiên cứu phải biết tìm ra cái cốt lõi, cái nhân tố lịch sử trong đó và phối hợp với các loại tư liệu khác đáng tin cậy hơn để phục dựng lại lịch sử.

Quan sát Hình 5:

Em liên tưởng đến truyền thuyết nào trong dân gian?

  • Truyền thuyết Thánh Gióng.
  • Bức tranh mô tả cảnh Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân tan tác.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Em hãy kể vắn tắt nội dung truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng,...Chỉ ra các yếu tố mang tính lịch sử thông qua mỗi truyền thuyết đó.

  1. Tư liệu gốc:

CH: Em hiểu thế nào là tư liệu gốc?

  • Là nguồn tư liệu liên cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.
  • Đây là nguồn sử liệu có giá trị lịch sử xác thực và đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Lưu ý:

  • Cung cấp những thông tin đầu tiên (Lần đầu tiên sự kiện đó được đề cập tới thông qua tư liệu)
  • Tư liệu gốc
  • Cung cấp những thông tin trưc tiếp (Những thông tin đó do người tham gia hay chứng kiến trực tiếp cung cấp)

* Một số hình ảnh về tư liệu gốc: Mảnh ngói thời Lê Sơ

tráng men xanh, Cố đô Huế

* Mở rộng:

  • Tư liệu gốc: Cả ba loại tư liệu trên đều có những nguồn gốc, xuất xứ khác nhau. Được tạo nên từ những người tham gia, chứng kiến sự kiện, biến cố đã xảy ra, hay là sản phẩm của chính thời kì lịch sử đó.
  • Tư liệu phái sinh: Những tài liệu được biên soạn lại dựa trên các tư liệu gốc.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Các nhà nghiên cứu lịch sử có vai trò như thế nào?  Vì sao họ được ví như những “thám tử”?

TL: Muốn biết và dựng lại lịch sử trong quá khứ, các nhà nghiên cứu phải đi tìm tòi các bằng chứng, sau đó khai thác, phân tích, phê phán,... về các tư liệu đó, giải thích và trình bày lại lịch sử theo cách của mình.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Đây là nguồn tư liệu nào?

Tư liệu truyền miệng

Tư liệu chữ viết=> tư liệu hiện vật=> tư liệu truyền miệng

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nguồn sử liệu nào có giá trị lịch sử xác thức và đáng tin cậy nhất?

  1. Tư liệu truyền miệng
  2. Tư liệu gốc
  3. Tư liệu chữ viết
  4. Tư liệu hiện vật

Chọn đáp án B

CH: Một chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điên Biên Phủ, viết về các trận đánh diễn ra như thế nào có được coi là tư liệu gốc không? Vì sao?

* Hướng dẫn về nhà

Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 SGK trang 13

Đọc trước Bài 3 – Thời gian trong lịch sử

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay