Giáo án gộp Tin học 11 Khoa học máy tính Kết nối tri thức kì I

Giáo án học kì 1 sách Tin học 11 Khoa học máy tính kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của Tin học 11 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

Bài 1: Hệ điều hành

Bài 2: Thực hành sử dụng hệ điều hành

Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet

Bài 4: Bên trong máy tính

Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet

Bài 7: Thực hành tìm kiếm thông tin trên internet

Bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội

............................................

............................................

............................................


BÀI MẪU

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên không gian số và những biện pháp phòng tránh.

  • Biết giao tiếp một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hóa ứng xử trong môi trường số. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề: HS được phát triển thông qua hoạt động nhóm, nhận biết các hình thức lừa đảo trên Internet và cách phòng tránh.

  • Năng lực hợp tác: Thông qua thảo luận, trao đổi làm việc nhóm. 

3. Phẩm chất

  • Phẩm chất chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời các câu hỏi; hoàn thành bài tập.

  • Phẩm chất kiên trì: đọc hiểu, tiếp thu các kiến thức mới.

  • Phẩm chất cẩn thận: đọc và làm bài một cách cẩn thận.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Một số clip liên quan tới nội dung bài học, giấy A3.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống thực tiễn chứa đựng vấn đề cần giải quyết. 

b) Nội dung: GV dẫn dắt đưa ra câu hỏi cho HS trao đổi, thảo luận để nêu một vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng cơ bản khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung. 

c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra. 

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS đọc tình huống trong SGK: Mạng Internet mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần cùng nhiều rủi ro: mất thông tin cá nhân, bị lừa đảo, quấy rối, đối mặt với các thông tin sai lệch, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại,… Do vậy, khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung, mỗi người cần trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng; kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo,…

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và đưa ra cách giải quyết tình huống: Hãy nêu vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

GV mời đại diện một số nhóm trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung: 

+ Một số tình huống trong thực tế là: 

  • Mất thông tin cá nhân.

  • Bị lừa đảo tài chính …

+ Một số cách giải quyết các tình huống đó:

  • Đặt mật khẩu không dễ đoán.

  • Không nháy chuột vào đường liên kết lạ.

  • Không để lộ thông tin trên mạng xã hội, …

→ GV nhấn mạnh: Việc sử dụng đúng cách mạng Internet và biết cách giao tiếp ứng xử trong môi trường số là rất quan trọng. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới – Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Trao đổi về cách xử lí những tình huống bất thường

a) Mục tiêu: Nhận biết được cách xử lí tình huống, đánh giá và so sánh với tình huống bản thân gặp phải và cách xử lí với tình huống, cách xử lí của các bạn. 

b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời Hoạt động 1, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, củng cố bằng cách trả lời Câu hỏi trắc nghiệm SGK trang 46 

c) Sản phẩm: HS nắm được một số nguyên tắc nhận biết, phòng tránh lừa đảo trên không gian số; vận dụng kiến thức đã học vào một số tình huống cụ thể. 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 1Trao đổi về cách xử lí những tình huống bất thường SGK trang 43 và nêu cách xử lí tình huống đó. 

- GV đặt câu hỏi: Trong những tình huống ấy, em hoặc người quen đã xử lí như thế nào?

- GV giới thiệu: Mục đích của những kẻ lừa đảo thường là tài chính, gây ảnh hưởng tinh thần, thể xác người bị hại. Câu chuyện chúng đưa ra rất khó tin. 

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Mục a: GV yêu cầu HS đọc SGK trang 43, 44, sử dụng sơ đồ tư duy vẽ lại nội dung.

GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu ba nguyên tắc khi gặp lừa đảo trên không gian số?

+ Mục b: Với mỗi tình huống thực tế, GV có thể chia nhóm và yêu cầu thể hiện lại nguyên tắc nhận biết và phòng tránh trên bằng nhiều cách khác nhau (vẽ tranh, diễn kịch, hoặc diễn thuyết,…)

GV đặt câu hỏi: Kể tên các dạng lừa đảo thường gặp và biểu hiện của chúng.

- GV yêu cầu HS đọc hộp kiến thức để ghi nhớ kiến thức trọng tâm. 

→ GV chốt lại: Trong mọi tình huống HS cần tỉnh táo, bình tĩnh, tuân thủ 3 nguyên tắc đã học: hãy chậm lại; kiểm tra ngay; dừng lại, không gửi. 

- GV cho HS đọc và trả lời Câu hỏi SGK trang 46: 

Với các tình huống nêu trong Hoạt động 1, những cách nào sau đây là ứng xử cần thiết để phòng tránh những rủi ro?

A. Thực hiện các yêu cầu để đề phòng câu chuyện trở nên phức tạp. 

B. Hãy dành thời gian và đặt câu hỏi để tránh bị dồn vào tình huống xấu.

C. Trao đổi với thầy cô giáo, người thân, bạn bè,… để được nghe ý kiến tư vấn.

D. Tìm cách liên hệ trực tiếp với người gửi để làm rõ. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi trong phần Hoạt động 1.

- HS lắng nghe yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ở mỗi mục. 

- HS làm việc cá nhân, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức. 

- GV hỗ trợ, quan sát. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS trình bày kết quả làm việc của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. 

1. Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số

- Tình huống 1: Em nhận được tin nhắn (qua thư điện tử, điện thoại, mạng xã hội,…)

→ Cách xử lí: 

+ Bỏ qua tin nhắn đó.

+ Chuyển tiền theo yêu cầu.

- Tình huống 2: Nhận được thư điện tử từ địa chỉ lạ yêu cầu mở tài liệu hoặc một đường liên kết đính kèm và thực hiện theo yêu cầu. 

→ Cách xử lí: 

+ Làm theo yêu cầu.

+ Bỏ qua thư đó.

+ Xóa thư. 

a) Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số

- Ba nguyên tắc khi gặp lừa đảo trên không gian số là:

+ Hãy chậm lại!

+ Kiểm tra ngay!

+ Dừng lại, không gửi!

b) Vận dụng vào một số tình huống cụ thể

- Một số dạng lừa đảo là:

+ Lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật: Kẻ lừa đảo thuyết phục rằng thiết bị của nạn nhân gặp sự cố và cần thanh toán ngay để khắc phục (sự cố không hề tồn tại)

+ Lừa đảo dưới dạng thông báo tin tốt: Kẻ lừa đảo thông báo nạn nhân trúng thưởng hay nhận phiếu mua hàng nhưng phải trả phí để nhận thưởng. 

+ Lừa đảo dưới dạng thông báo tin xấu: Nạn nhân nhận thông báo thanh toán khoản tiền nào đó từ người tự xưng là nhân viên nhà nước. 

+ Lừa đảo qua website giả mạo các trang thương mại điện tử phổ biến: Một số đối tượng tạo trang web giả, gửi đường liên kết trang lừa đảo này để hướng dẫn khách hàng mua những món đồ giá rẻ.

Câu hỏi:

Đáp án: C.

 

 Hoạt động 2: Quy tắc ứng xử chung trong môi trường số

a) Mục tiêu: HS nắm được các quy tắc ứng xử trong môi trường số. 

b) Nội dung: HS đọc hiểu kiến thức để biết được các quy tắc ứng xử, điều nên làm và không nên làm trong môi trường số. 

c) Sản phẩm: 

- HS nêu được 4 quy tắc ứng xử chính; 5 điều nên làm và 5 điều không nên làm.

- HS hoàn thành câu hỏi củng cố kiến thức trong SGK trang 48. 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt: Khi bắt đầu sử dụng mạng Internet là em bắt đầu trở thành một công dân số, được tiếp cận với cả những lợi ích và rủi ro trên mạng. 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK trang 47 và hoạt động nhóm 4-5 người, thực hiện nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu HS diễn giải chi tiết các nội dung trong hình 9.1 với 4 quy tắc.

GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Nối hình” để nhận biết nội dung của 4 quy tắc ứng xử.

BÀI MẪU

+ GV yêu cầu HS diễn giải nội dung 5 điều nên làm và 5 điều không nên làm bằng cách đặt câu hỏi: Em hãy nêu một số điều nên làm và không nên làm khi tham gia mạng xã hội. 

- GV yêu cầu HS đọc khung kiến thức để ghi nhớ kiến thức trọng tâm. 

- GV cho HS làm Câu hỏi để củng cố kiến thức (SGK – tr48) theo nhóm bàn:

+ Câu 1: Những việc nào sau đây cần được khuyến khích khi tham gia môi trường số?

A. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng kí, tham gia mạng xã hội.

B. Chia sẻ thông tin từ mọi nguồn khác nhau.

C. Mạng xã hội là môi trường ảo, do vậy không cần quá câu nệ về câu chữ. 

D. Cần được sự đồng ý khi chia sẻ hình ảnh và chuyện riêng tư của bạn bè. 

+ Câu 2: Những quan niệm nào sau đây là không đúng?

A. Mọi tin nhắn, hình ảnh và video đăng tải lên mạng đều có thể thu hồi.

B. Cần nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản của tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo.

C. Cần phê phán các từ ngữ không mang tính phổ thông, nặng bản sắc vùng miền. 

D. Trong ứng xử trên mạng xã hội được phép làm mọi điều pháp luật không cấm. 

E. Không cho mượn, cho thuê giấy tờ cá nhân hoặc thẻ ngân hàng; không bán, cho mượn tài khoản; không nhận chuyển khoản hay nhận tiền cho người không quen,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoàn thành các yêu cầu, hoạt động nhóm, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát để nắm bắt được tình hình tiếp thu kiến thức của HS để có điều chỉnh kịp thời. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Các nhóm xung phong thực hiện minh họa.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

2. Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số

- Nội dung của 4 quy tắc ứng xử:

BÀI MẪU

- 5 điều nên làm khi tham gia mạng xã hội:

+ Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản quy định.

+ Tuyên truyền và tham gia hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, có văn hóa. 

+ Chia sẻ thông tin chính thống, thông tin tích cực. 

+ Quảng bá hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam.

+ Quản lí, bảo mật thông tin cá nhân, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng và người thân khi bị mất quyền kiểm soát.

- 5 điều không nên làm khi tham gia mạng xã hội: 

+ Đăng tải nội dung vi phạm pháp luật.

+ Sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực. 

+ Sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vô văn hóa. 

+ Tung tin giả, sai sự thật hoặc xúc phạm cá nhân, tổ chức. 

+ Quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép. 

Câu hỏi:

Câu 1: 

Đáp án: A, B, D. 

Câu 2: 

Đáp án: A, C. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về vận dụng ba nguyên tắc phòng chống lừa đảo vào tình huống thực tế; bổ sung thêm những điều nên và không nên làm khi tham gia mạng xã hội. 

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm và hoàn thành bài tập phần Luyện tập SGK trang 48.

c) Sản phẩm học tập: 

- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

- HS vận dụng được ba nguyên tắc phòng chống lừa đảo đã học vào giải quyết tình huống thực tế được đưa ra. 

- HS suy nghĩ, bổ sung thêm các điều nên và không nên làm khi tham gia mạng xã hội theo ý kiến của mình. 

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:

Câu 1: Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:

A. Để chế độ tự động đăng nhập

B. Để chế độ ghi nhớ mật khẩu

C. Không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng

D. Không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng 

Câu 2: Em nhận một cuộc gọi/ tin nhắn từ nhân viên y tế thông báo rằng một thành viên gia đình đang cấp cứu, yêu cầu đóng viện phí 50 triệu mới được cho vào phòng mổ. Trong tình huống này, em nên:

A. Chuyển ngay tiền cho nhân viên y tế kia.

B. Bình tĩnh và liên hệ với thành viên gia đình (trong lời của nhân viên kia) để xác minh thông tin. 

C. Hỏi thông tin người nhân viên kia và xin số tài khoản chuyển tiền. 

D. Vay tiền họ hàng để chuyển cho nhân viên kia. 

Câu 3: Lời khuyên nào SAI khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?

A. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.

B. Đừng bao giờ mở thư điện tử và tệp đính kèm thư từ những người lạ.

C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.

D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ. 

Câu 4: Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?

A. Bắt nạt hoặc tiếp tay cho kẻ bắt nạt.

B. Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.

C. Ăn cắp thông tin trên mạng (vi phạm bản quyền tác giả).

D. Tất cả các ý trên. 

Câu 5: Hành động nào sau đây là đúng?

A. Luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ. 

B. Nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng.

C. Chia sẻ cho các bạn những video bạo lực. 

D. Đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội. 

- GV tổ chức cho HS làm Bài 1, 2 phần Luyện tập SGK trang 

Bài 1: Em nhận được tin nhắn trên Facebook từ tài khoản mang tên bạn em với nội dung bạn cần tiền gấp và yêu cầu em chuyển tiền ngay cho số điện thoại lạ hoặc một số tài khoản ngân hàng mang tên bạn em. Có thể vận dụng ba nguyên tắc phòng chống lừa đảo trong trường hợp này như thế nào?

Bài 2: Ngoài những điều nên làm và không nên làm khi tham gia mạng xã hội (Hình 9.2, Hình 9.3), em có thể bổ sung thêm một vài điều khác nữa hay không? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm. 

- Mỗi bài tập GV mời HS xung phong trình bày kết quả bài làm. Các HS khác đối chiếu, nhận xét bài làm của bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các HS làm việc tích cực. 

Kết quả:

Đáp án trắc nghiệm: 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

B

C

D

B

Bài 1: Vận dụng 3 nguyên tắc vào tình huống.

- Nguyên tắc thứ nhất: Hãy chậm lại.

+ Cần bình tĩnh và xác định lại số điện thoại lạ hoặc số tài khoản ngân hàng mang tên bạn em có đúng hay không?

+ Xem xét nội dung tin nhắn có vấn đề lạ hay không?

- Nguyên tắc thứ hai: Kiểm tra ngay. 

+ Gọi điện ngay cho bạn để xác minh thông tin. 

- Nguyên tắc thứ ba: Dừng lại, không gửi. 

+ Không thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu chưa được xác minh.

Bài 2: 

- Điều nên làm:

+ Nên chọn bạn bè trên mạng cẩn thận.

+ Nên sử dụng mật khẩu mạnh.

+ Nên cân nhắc trước khi đăng bài. 

+ Nên sử dụng họ, tên thật của cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội. 

- Điều không nên làm: Không nên đăng hay chia sẻ:

+ Những hình ảnh, tin tức/ văn bản kích động bạo lực.

+ Hình ảnh, văn bản xúc phạm kì thị cá nhân, tổ chức. 

+ Ngày sinh, thông tin cá nhân của bạn.

+ Trò chuyện riêng tư.

+ Hình ảnh có bản quyền. 

+ …

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a) Mục tiêu: HS thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức. 

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Vận dụng (SGK – tr48)

c) Sản phẩm: HS tìm kiếm thông tin bằng các từ khóa để hiểu thêm các trường hợp lừa đảo trong thực tế và vận dụng ba nguyên tắc phòng tránh đã học vào giải quyết vấn đề. 

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK trang 48.

Các hình thức lừa đảo trên không gian số rất đa dạng. Hãy sử dụng các từ khóa thích hợp để tìm hiểu thêm các tình huống lừa đảo trong thực tế và áp dụng ba nguyên tắc phòng tránh đã được nêu trong bài học. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự phân công công việc trong nhóm, hợp tác thảo luận để tìm kiếm thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho HS. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại theo dõi, đưa ra ý kiến phản hồi. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện 

- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra một vài ý mà HS còn thiếu, chốt đáp án. 

Kết quả:

Một vài tình huống lừa đảo trên không gian số:

1. Hack Facebook nhắn tin mượn tiền: Các đối tượng lừa đảo thường lập hoặc chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản của người nào đó rồi nhắn tin lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền. 

→ Vận dụng 3 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc thứ nhất: Hãy chậm lại.

- Cần xác định người nhắn tin với mình có đúng là người thân, bạn bè của mình hay không bằng cách: hỏi một số thông tin như bạn có biết ngày tháng năm sinh của mình không, các sự kiện giữa hai người,…

+ Nguyên tắc thứ hai: Kiểm tra ngay. 

- Khi nhận thấy cách nói chuyện của bạn (người bị hack Facebook) khác với thường ngày, cần liên hệ với người bạn đó để xác minh thông tin qua phương thức liên lạc khác ngoài Facebook. 

+ Nguyên tắc thứ ba: Dừng lại, không gửi. 

- Không thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu chưa được xác minh. 

2. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng: Các đối tượng lừa đảo cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến tài khoản ngân hàng. Sau đó, yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với khoản lãi cắt cổ. 

→ Vận dụng 3 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc thứ nhất: Hãy chậm lại.

- Chủ tài khoản bị chuyển nhầm tiền cần bình tĩnh, không làm theo yêu cầu của các đối tượng, không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng. 

- Không sử dụng số tiền đó vào việc chi tiêu cá nhân.

+ Nguyên tắc thứ hai: Kiểm tra ngay. 

- Gọi điện cho ngân hàng để xác nhận người chuyển tiền là ai.

+ Nguyên tắc thứ ba: Dừng lại, không gửi. 

- Không thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu chưa được xác minh. 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.

  • Hoàn thành các bài tập trong SBT.

  • Chuẩn bị bài mới Bài 10  – Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí. 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 11 (KHOA HỌC MÁY TÍNH) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối bài 1: Hệ điều hành
Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối bài 2: Thực hành sử dụng hệ điều hành
Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet
Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối bài 4: Bên trong máy tính
Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet
Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối bài 7: Thực hành tìm kiếm thông tin trên internet
Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ và quản lí
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH

Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 17: Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 18: Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 19: Bài toán tìm kiếm
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 20: Thực hành bài toán tìm kiếm
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản
 
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 22: Thực hành bài toán sắp xếp
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 25: Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
 
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 27: Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 28: Thiết kế chương trình theo mô đun
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 29: Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 30: Thiết lập thư viện cho chương trình
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 31: Thực hành thiết lập thư viện chương trình

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 11 (KHOA HỌC MÁY TÍNH) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 1: Hệ điều hành
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 2: Thực hành sử dụng hệ điều hành
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 4: Bên trong máy tính
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 7: Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 9: Giao tiếp an toàn trên internet

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ và quản lí
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 14: SQL - ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối bài 15: Bảo mật và an toàn cơ sở dữ liệu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH

Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 17: Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 18: Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 19: Bài toán tìm kiếm
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 20: Thực hành bài toán tìm kiếm
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản
 
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 22: Thực hành bài toán sắp xếp
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 25: Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
 
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 27: Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 28: Thiết kế chương trình theo mô đun
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 29: Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 30: Thiết lập thư viện cho chương trình
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 31: Thực hành thiết lập thư viện chương trình

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC 11 (KHOA HỌC MÁY TÍNH) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT ĐỆ QUY

Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 1: Đệ quy và hàm đệ quy
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 2: Thiết kế thuật toán đệ quy
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 3: Thực hành giải toán theo kĩ thuật đệ quy
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 5: Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật đệ quy

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT CHIA ĐỂ TRỊ

Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 6: Ý tưởng và kĩ thuật chia để trị
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 7: Thiết kế thuật toán theo kĩ thuật chia để trị
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 8: Thực hành thiết kế thuật toán tìm kiếm theo kĩ thuật chia để trị
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 9: Sắp xếp trộn (P1)
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 9: Sắp xếp trộn (P2)
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 10: Thực hành giải toán bằng kĩ thuật chia để trị

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT DUYỆT

Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 11: Bài toán tìm kiếm và kĩ thuật duyệt.
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 12: Thực hành kĩ thuật duyệt cho bài toán tìm kiếm
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 13: Kĩ thuật duyệt quay lui
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 14: Thực hành kĩ thuật duyệt cho bài toán tìm kiếm
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 15: Bài toán xếp hậu
Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 16: Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật duyệt quay lui

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC 11 (KHOA HỌC MÁY TÍNH) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT ĐỆ QUY

Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 1: Đệ quy và hàm đệ quy
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 2: Thiết kế thuật toán đệ quy
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 3: Thực hành giải toán theo kĩ thuật đệ quy
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 4: Bài toán Tháp Hà Nội
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 5: Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật đệ quy

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT CHIA ĐỂ TRỊ

Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 6: Ý tưởng và kĩ thuật chia để trị
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 7: Thiết kế thuật toán theo kĩ thuật chia để trị
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 8: Thực hành thiết kế thuật toán tìm kiếm theo kĩ thuật chia để trị
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 9: Sắp xếp trộn
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 10: Thực hành giải toán bằng kĩ thuật chia để trị

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT DUYỆT

Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 11: Bài toán tìm kiếm và kĩ thuật duyệt
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 12: Thực hành kĩ thuật duyệt cho bài toán tìm kiếm
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 13: Kĩ thuật duyệt quay lui
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 14: Thực hành kĩ thuật duyệt quay lui
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 15: Bài toán xếp Hậu
Giáo án điện tử chuyên đề Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 16: Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật duyệt quay lui

Chat hỗ trợ
Chat ngay