Giáo án và PPT KHTN 7 cánh diều Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 7 cánh diều
BÀI 22: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Chiếu nội dung và yêu cầu cá nhân HS xác định:Hô hấp tế bào ở hạt đậu cung cấp năng lượng cho hạt đậu nảy mầm. Theo em, những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến hô hấp tế bào ở hạt đậu trong những tình huống sau:
- Hạt đậu được ngâm nước, để ở nhiệt độ phòng thì nảy mầm tốt.
- Hạt đậu khô, để ở nhiệt độ phòng thì không nảy mầm.
- Hạt đậu ngâm nước và hạt đậu khô để ở nhiệt độ 10°C thì đều không nảy mầm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, quan sát hình 22.1, nêu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?
+ Vì sao muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước?
+ Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tỉ lệ oxygen trong không khí là bao nhiêu phần trăm. Nếu ảnh hưởng của hàm lượng oxygen trong không khí đến hô hấp tế bào?
+ Giải thích vì sao hàm lượng carbon dioxide cao thì tốc độ hô hấp giảm?
Sản phẩm dự kiến:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào: nhiệt độ, độ ẩm và nước, hàm lượng khí oxygen, hàm lượng khí carbon dioxide
- Nhiệt độ:
+ Hô hấp tế bào phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ
+ Nhiệt độ thích hợp cho quá trình hô hấp tế bào 30 – 350C
- Độ ẩm và nước:
+ Nước tham gia trực tiếp vào phản ứng hóa học trong hô hấp tế bào
+ Hàm lượng nước trong tế bào liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp
- Hàm lượng khí oxygen:
+ Hô hấp tế bào xảy ra chậm nếu hàm lượng oxygen của không khí là 5%.
+ Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm
- Hàm lượng khí carbon dioxide:
+ Hàm lượng carbon dioxide khoảng 0,03% thuận lợi cho hô hấp tế bào
+ Hàm lượng carbon dioxide cao gây ức chế hô hấp
=> Hô hấp tế bào giảm ở nhiệt độ thấp, hàm lượng nước trong tế bào giảm, hàm lượng khí oxygen trong tế bào thấp và hàm lượng khí carbon dioxide cao.
II. VẬN DỤNG HÔ HẤP TẾ BÀO TRONG THỰC TIỄN
Hoạt động 2: Vận dụng hô hấp tế bào trong thực tiễn
GV giao nhiệm vụ nhóm bàn cho HS, yêu cầu HS quan sát hình 22.2, nêu các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm?
+ Vì sao có thể bảo quản lương thực, thực phẩm ở hàm lượng khí carbon dioxide cao và hàm lượng khí oxygen thấp?
Sản phẩm dự kiến:
- Hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào, làm giảm số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian bảo quản.
- Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm
+ Bảo quản lạnh
+ Bảo quản khô
+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp
- Khi lao động hoặc chơi thể thao, cần chú ý tính vừa sức, tránh thiếu oxygen gây chuột rút…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Quá trình hô hấp có ý nghĩa
A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.
B. cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.
C. làm sạch môi trường, đảm bảo môi trường sống cho các loài sinh vật.
D. chuyển hóa chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và năng lượng.
Câu 2: Nồng độ khí carbon dioxide khoảng bao nhiêu thì thuận lợi cho hô hấp tế bào?
A. Khoảng 0,02%.
B. Khoảng 0,01%.
C. Khoảng 0,03%.
D. Khoảng 0,04%.
Câu 3: Vì sao khi sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?
A. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
B. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
C. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
D. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
Câu 4: Vì sao khi chơi thể thao hoặc lao động chân tay trong thời gian dài lại có thể dẫn đến tình trạng chuột rút?
A. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều carbon dioxide hơn lúc bình thường, nếu thiếu carbon dioxide có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
B. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều oxygen hơn lúc bình thường, nếu thiếu oxygen có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
C. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều nhiệt năng hơn lúc bình thường, nếu thiếu nhiệt năng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
D. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều nước hơn lúc bình thường, nếu thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
Câu 5: Vì sao có thể giữ các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,…) lâu ngày trong túi chân không?
A. Vì trong túi chân không kín khí nên vi sinh vật không vào được.
B. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen rất thấp, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.
C. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen ổn định, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.
D. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen tăng cao, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - B | Câu 2 - C | Câu 3 - A | Câu 4 - B | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Chuẩn bị: 1 cốc thí nghiệm với 10 hạt đậu xanh trên bông ẩm. Sau đó cho cốc thí nghiệm vào hộp xốp, duy trì nhiệt độ trong hộp ở 0oC trong 3 – 4 ngày. Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra và giải thích kết quả. Em hãy làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của mình.
Câu 2: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.
a) Sau 3 – 4 ngày đếm số hạt nảy mầm.
b) Cho vào 3 cốc, mỗi cốc 10 hạt đậu xanh, tương ứng như sau:
Cốc 1: Hạt đậu nhỏ, sâu mọt (giống xấu).
Cốc 2: Hạt đậu to, mẩy, bóng sáng (giống tốt).
Cốc 3: Hạt đậu nhỏ, lép, sẫm màu (giống xấu).
c) Sử dụng các điều kiện bên ngoài (độ ẩm, không khí và nhiệt độ) cần cho hạt đậu xanh nảy mầm giống nhau.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Sinh học 7 cánh diều
SINH HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn giáo án Sinh học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án điện tử sinh học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint sinh học 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo
SINH HỌC 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Soạn giáo án Sinh học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử sinh học 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức
SINH HỌC 7 CÁNH DIỀU
Soạn giáo án Sinh học 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)
Giáo án điện tử sinh học 7 cánh diều