Giáo án tin học 3 chân trời bài 2: Xử lí thông tin
Giáo án bài 2: Xử lí thông tin sách tin học 3 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tin học 3 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tin học 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tin học 3 chân trời bài 2: Xử lí thông tin
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2. XỬ LÍ THÔNG TIN
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra thông tin được thu nhận, thông tin được xử lí, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ cụ thể.
- Nêu được ví dụ minh họa cho các nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin, cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- Nhận ra trong ví dụ cụ thể máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
- Năng lực riêng:
- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh.
- Nhận ra được các bước thu nhận và xử lí thông tin trong ví dụ.
- Phẩm chất :
- Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
- Phiếu bài tập.
- Tranh, ảnh các loại máy tính thông dụng và các bộ phận của máy tính.
- Đối với học sinh
- SHS
- Vở, bút
- Giấy A4 để lập bảng ghi kết quả khi làm việc nhóm
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
- Tiết 1: Phần Khởi động và mục 1, 2 của phần Khám phá.
- Tiết 2: Mục 3 của phần Khám phá và các phần Luyện tập, Vận dụng
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi bước vào làm quen với môn học mới, môn tin học. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi: + Hình 1 trong SGK cho biết thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày mai như thế nào? + Dựa vào đâu em biết được điều đó? - GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án đúng. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để biết được các dạng thông tin chúng ta thường gặp, quy trình xử lí thông tin của con người và máy móc diễn ra ra sao, chúng ta cũng đến với bài học hôm nay – Bài 2: Xử lí thông tin.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1. Ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh a. Mục tiêu : HS nhận biết được các dạng thông tin thường gặp và nêu được ví dụ trong cuộc sống quanh em. b. Cách thức thực hiện : Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ở Hình 1 trong SGK, thông tin trời mưa được thể hiện ở 3 chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết đó là một dạng thông tin thường gặp. Em hãy cho biết các dạng thông tin thường gặp là gì? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. - GV nhận xét và đánh giá. - GV chốt lại kiến thức: + Âm thanh là dạng thông tin chúng ta có thể nghe thấy (ví dụ: lời nói của cô phát thanh viên, tiếng nhạc, tiếng đàn, tiếng chim hót, tiếng loa phát thanh,…) + Chữ là dạng thông tin chúng ta có thể đọc được (ví dụ: dòng chữ quảng cáo, dòng chữ tin tức, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn,…) + Hình ảnh là dạng thông tin chúng ta có thể nhìn thấy (ví dụ: hình ảnh đám mây, hình ảnh mặt trời, hình ảnh biển báo tín hiệu,…)
Hoạt động 2. Làm - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Ở Hình 2 trong SGK, thông tin Cấm hút thuốc được thể hiện ở dạng có thể nghe thấy, nhìn thấy hay đọc được? + Ở Hình 3 trong SGK, thông tin giờ vào lớp, giờ ra chơi được thể hiện ở dạng có thể nghe thấy, nhìn thấy hay đọc được? + Ở Hình 4 trong SGK, người đi đường có thể nghe thấy, nhìn thấy hay đọc được thông tin điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông? Em hãy quan sát kĩ hành động và còi của người cảnh sát giao thông. - GV mời đại diện 2 – 3 cặp đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét và đánh giá. - GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát Trang 8 – SGK và trả lời câu hỏi: + Em có thể nghe thấy, nhìn thấy hay đọc được nội dung có trên Trang 8 SGK? + Trong giờ học, thông tin được giáo viên truyền đạt đến học sinh ở những dạng nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS đứng dậy trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe và bổ sung.
- GV nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học. - GV đặt câu hỏi: Thông tin thường được thể hiện ở những dạng nào?
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong hộp ghi nhớ.
2. Thu nhận và xử lí thông tin của con người a. Mục tiêu: - HS nhận ra thông tin được thu nhận, thông tin được xử lí, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ cụ thể. - Nêu được ví dụ minh họa cho các nhận xét: “Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin”. b. Cách thức thực hiện : Hoạt động 1. Làm - GV chia lớp thành các nhóm (3-4 HS) - GV yêu cầu HS quan sát Hình 5,6,7 trong SGK tr.8,9, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1 (đính kèm ở cuối bài). Gợi ý Hình 5: + Câu 1: Ở Hình 5 trong SGK, các bạn HS nhìn thấy gì trên bảng lớn? + Câu 2: Các bạn HS phải làm gì để có kết quả của phép tính 25 + 17? + Câu 3: Bộ phận nào của các bạn HS thực hiện tính kết quả của phép tính?
|
- HS trả lời: + Ngày mai Thành phố Hồ Chí Minh có mưa. + Dựa vào các thông tin trong Hình 1 mà em biết được điểu đó: · Dòng chữ “NGÀY MAI CÓ MƯA” · Hình ảnh đám mây mưa giông. · Lời nói của phát thanh viên “Ngày mai có mưa”.
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi: Các dạng thông tin thường gặp là: + Thông tin dạng chữ: dòng chữ “NGÀY MAI CÓ MƯA”. + Thông tin dạng âm thanh: lời nói của cô phát thanh viên “Ngày mai có mưa”. + Thông tin dạng hình ảnh: hình ảnh đám mây mưa giông.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Ở Hình 2 trong SGK, thông tin Cấm hút thuốc được thể hiện ở dạng có thể đọc được (dòng chữ Cấm hút thuốc) và nhìn thấy (Hình ảnh gạch chéo điếu thuốc). Vậy thông tin cấm hút thuốc được thể hiện ở dạng chữ và dạng hình ảnh. + Ở Hình 3 trong SGK, thông tin giờ vào lớp, giờ ra chơi được thể hiện ở dạng có thể nghe được. Vậy thông tin giờ vào lớp, giờ ra chơi được thể hiện ở dạng âm thanh. + Ở Hình 4 trong SGK, người đi đường có thể nghe thấy và nhìn thấy thông tin điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông. Vậy cảnh sát điều khiển giao thông ở ngã tư đường thông qua những dạng hình ảnh và âm thanh. - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS trả lời: + Em có thể nhìn thấy và đọc được nội dung có trên Trang 8 SGK. Vậy trên trang 8 SGK, thông tin được thể hiện ở dạng hình ảnh và chữ. + Trong giờ học, giáo viên sử dụng chữ, hình ảnh và âm thanh để giảng bài cho các em. Vậy thông tin được giáo viên truyền đạt ở dạng chữ, hình ảnh và âm thanh. - HS lắng nghe và tiếp thu.
|
PHIẾU HỌC TẬP 1 | |||
Hình trong SGK | Trả lời câu hỏi 1 | Trả lời câu hỏi 2 | Trả lời câu hỏi 3 |
Hình 5 | Yêu cầu thực hiện phép tính | Thực hiện phép tính 25 + 17 | Bộ não |
Hình 6 | Thu nhận và xử lí thông tin thời tiết ngày mai trời lạnh | Bạn nghĩ sẽ mặc áo ấm | Bộ não |
Hình 7 | Thu nhận và xử lí thông tin đèn tín hiệu đỏ | Quyết định dừng xe | Bộ não |
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 3. Thu nhận và xử lí thông tin của máy móc a. Mục tiêu : HS nhận ra trong ví dụ cụ thể máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao. b. Cách thức thực hiện : Hoạt động 1. Làm - GV yêu cầu HS quan sát Hình 8, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: + Ở nhà, em muốn bật tivi thì em làm thế nào? + Khi tivi tắt, em bấm nút bật/tắt trên điều khiển thì tivi sẽ như thế nào? + Tivi thu nhận và xử lí thông tin gì? + Kết quả xử lí thông tin này là gì? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. - GV nhận xét và đánh giá. - GV có thể đặt câu hỏi tương tự cho trường hợp chuyển kênh và tắt tivi. - GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát Hình 9, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: + Khi muốn nghe bài hát thì em cần làm gì? + Khi em chọn nút Play thì chuyện gì xảy ra? + Máy tính tiếp nhận và xử lí thông tin gì? + Kết quả của thông tin này là gì? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. - GV nhận xét và đánh giá. - GV có thể đặt câu hỏi tương tự cho trường hợp nhấn nút tạm dừng.
Hoạt động 2. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS phát biểu tóm tắt câu trả lời ở Hoạt động 1. Làm - GV mời đại diện 1 – 2 phát biểu ý kiến.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Em hãy nêu một số ví dụ về máy tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đứng dậy trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe và bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá và nêu thêm một số ví dụ để HS hiểu rõ hơn.
Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b. Cách thức thực hiện : Bài tập 1. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2 (đính kèm ở cuối bài): Em hãy quan sát Hình 10 trong SGK và chỉ ra trọng tài đã sử dụng chữ, âm thanh hay hình ảnh để thể hiện thông tin trong mỗi hình dưới đây. Thông tin đó là gì? - GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trình bày - GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án (Phiếu học tập 2 – cuối bài) Bài tập 2. - GV yêu cầu HS quan sát hình 11 và cho biết: a) Thông tin bạn học sinh thu nhận là gì? b) Kết quả xử lí thông tin là gì? c) Bộ phận nào của con người đã thực hiện xử lí thông tin? - GV mời 1-2 HS đứng dậy trình bày. - GV cùng HS đánh giá, nhận xét.
|
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Ở nhà, em muốn bật tivi thì bấm nút bật/tắt trên điều khiển. + Khi tivi đang tắt, em bấm nút bật/tắt trên điều khiển thì tivi sẽ bật lên. + Tivi thu nhận và xử lí thông tin nút bật/tắt trên điều khiển được bấm. + Kết quả xử lí thông tin nút bật/tắt được bấm là tivi được bật lên.
- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS trả lời.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Khi muốn nghe bài hát thì em cần chọn nút Play. + Khi chọn nút Play thì máy tính sẽ phát bài hát. + Máy tính tiếp nhận và xử lí thông tin nút Play được chọn. + Kết quả xử lí thông tin này là máy tính phát bài hát.
- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS phát biểu: + Tivi nhận thông tin nút được bấm trên điều khiển để thực hiện mở, tắt, chuyển kênh,… + Máy tính nhận thông tin nút Play được chọn để phát bài hát. - HS trả lời: Một số ví dụ về máy tiếp nhận thông tin để quyết định hành động là: + Máy giặt nhận thông tin nút được bấm trên bảng điều khiển để thực hiện việc giặt, xả, vắt, sấy,… + Nồi cơm điện nhận thông tin nút được bấm trên bảng điều khiển để thực hiện việc nấu cơm, nấu cháo,… + Lò nướng nhận thông tin nút được xoay trên bảng điều khiển để thực hiện việc nướng bánh, nướng thịt,… - HS trình bày câu trả lời.
- HS lắng nghe và ghi vào vở.
- HS tóm tắt kiến thức
- HS khác đọc nhẩm theo và ghi nhớ.
- HS trả lời vào Phiếu học tập số 2.
- HS khác lắng nghe và bổ sung
- HS lắng nghe và chữa bài vào vở.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tin học 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất