Giáo án TNXH 3 cánh diều bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Giáo án bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà sách TNXH 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của TNXH 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3. PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về nhận thức khoa học

- Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà.

- Nêu được những việc phải làm khi có cháy nhà.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà.
  • Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy.

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

  1. Phẩm chất:

- Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra.

- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3; một số thông tin về hỏa hoạn xảy ra gần đây (nếu có điều kiện).
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK, phiếu thu thập thông tin.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các vụ hỏa hoạn, cháy nhà để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát hình cháy nhà ở trang 14 SGK và đặt câu hỏi: Hãy nói về những gì em nhìn thấy trong hình?

- GV mời đại diện một số HS đứng lên trả lời theo uy nghĩ cá nhân.

- Từ câu trả lời của HS, GV định hướng đến nội dung của bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà

a. Mục tiêu:

- Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà.

- Nêu được những thiệt hại có thể xảy ra do hỏa hoạn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu cho HS quan sát hình 1 – 4 ở trang 14, 15 SGK để thảo luận theo cặp thực hiện các yêu cầu:

+ Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình?

+ Hãy kể một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết?

+ Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV chỉnh sửa, hoàn thiện và bổ sung câu trả lời.

- Nếu có điều kiện, GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về hỏa hoạn xảy ra gần đây.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về những việc cần phải làm khi có cháy

a. Mục tiêu: Nêu được những việc cần phải làm khi có cháy.

b. Cách thức thực hiện:

- Thảo luận nhóm (4 HS/ nhóm)

+ GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 (a, b, c, d) và 2 (a, b, c) ở trang 15, 16 SGK để thực hiện yêu cầu: Hãy nói những việc phải làm và những việc không được làm khi phát hiện có cháy trong tình huống 1 và tính huống 2.

+ GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh về những việc làm khi có cháy.

 

 

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV hoàn thiện phần trình bày của các nhóm:

+ Những việc phải làm: Kêu cứu/Gọi điện thoại số 114; Tìm lối thoát hiểm, thoát ra khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt; Dùng khăn ấm che mũi, miệng, cúi thấp người hoạc bò sát đất khi di chuyển.

+ Những việc không được làm: Không trốn trong nhà tắm/gầm giường/tủ quần áo; Không tìm đồ đạc,…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Trao đổi thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau

a. Mục tiêu:

- Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà.

- Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu từng cá nhân phát hiện một số đồ dùng/vật dụng có thể gây cháy trong nhà mình, tìm thông tin về cách phòng cháy khi sử dụng nó. GV lưu ý HS có thể làm ở nhà với sự hỗ trợ của người thân.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin theo gợi ý sau:

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

- Sau thời gian thảo luận, GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. 

 

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS và khen ngợi nhóm trình bày tốt.

- GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà.

Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống

a. Mục tiêu:

- Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra.

- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.

b. Cách thức thực hiện:

- Thảo luận nhóm 6 HS:

+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống 1, 2 ở trang 17 SGK?

+ GV giao nhiệm vụ đóng vai, thực hành ứng xử như sau:

●       Nhóm lẻ: Thực hành ứng xử tình huống 1

●       Nhóm chẵn: Thực hành ứng xử tình huống 2

+ GV hỗ trợ HS khi cần thiết trong quá trình các nhóm thảo luận trong nhóm.

- Thảo luận cả lớp:

+ GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp: cho một nhóm chẵn và một nhóm lẻ lên đóng vai.

 

 

+ GV bình luận và hoàn thiện phần đóng vai của các nhóm.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở trang 17 SGK.

+ Để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà, chúng ta cần phải chú ý sắp xếp, sử dụng cẩn thận và an toàn các chất, đồ dùng, vật dụng có thể gây cháy, nổ.

+ Khi có cháy xảy ra, chúng ta cần bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy và gọi sự trợ giúp.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và suy nghĩ trả lời.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Em thấy có đám cháy đang xảy ra trong căn nhà.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình 1 – 4 ở trang 14, 15 SGK và thảo luận theo cặp:

+ Hình 1: không tắt bếp dẫn đến nổ bình ga.

+ Hình 2: không rút dây cắm bàn là dẫn đến cháy xém quần áo.

+ Hình 3: cắm quá nhiều thiết bị điện dẫn đến quá tải điện.

+ Hình 4: quạt lửa cháy dẫn đến nguy cơ cháy nhà cao.

+ Một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà khác như: hút thuốc, nghịch lửa, hóa chất, đốt nến, diêm,…

+ Những thiệt hại do cháy nhà: nhà cửa bị cháy hết ảnh hưởng đến người, tài sản,…

 

 

 

 

- Đại diện một số cặp trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu:

+ Tình huống 1: Những việc phải làm: gọi 114, chạy thoát khỏi đám cháy, đi lối thoát hiểm; Những việc không được làm: trốn trong phòng tắm.

+ Tình huống 2: Những việc phải làm: chạy ra khỏi nhà, gọi 114; Những việc không được làm: lấy cặp sách và đồ chơi. 

- HS chia sẻ về những việc làm khi có cháy: gọi 114, nhanh chóng chạy xuống lối thoát hiểm nếu đám cháy chưa bùng lớn,…

- Đại diện nhóm HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày, các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của các bạn.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm cùng nhau thảo luận đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống.

 

 

 

 

- HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

 

 

 

- Các nhóm thảo luận, phân vai và tập đóng trong nhóm.

 

+ Đại diện một số nhóm chẵn và nhóm lẻ lên đóng vai trước lớp. HS còn lại theo dõi, nhận xét phần đóng vai của các bạn.

+ HS lắng nghe và tiếp thu hoàn thiện.

- HS đọc nội dung và ghi nhớ kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại kiến thức.

- HS tiếp nhận và thực hiện ở nhà.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

Chủ đề 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Chủ đề 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Chủ đề 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Chat hỗ trợ
Chat ngay