Giáo án và PPT Địa lí 9 cánh diều bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Thuộc chương trình Địa lí 9 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 9 cánh diều
BÀI 4. NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, đọc kĩ thông tin mục 1 trong SGK, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy lập sơ đồ về ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển, phân bố nông nghiệp?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nông nghiệp
Hoạt động 1. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận trả lời:
Có bao nhiêu nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
Sản phẩm dự kiến:
* Yếu tố tự nhiên:
- Địa hình, đất:
+ Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Đất ở khu vực đồi núi phần lớn là đất fe-ra-lit.
+ Một số khu vực ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có các cao nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ.
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, có hai đồng bằng lớn và dải đồng bằng ven biển miền Trung với đất phù sa là chủ yếu, thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, tạo điều kiện cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với năng suất cao, nhiều cây trồng có giá trị kinh tế lớn.
+ Khí hậu có sự phân hoá, cho phép đa dạng hoá cây trồng và sản phẩm nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh với các điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau.
- Nguồn nước: Mạng lưới sông, hồ dày đặc, nguồn nước ngầm khá dồi dào.
- Sinh vật phong phú, có nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt, nhiều đồng có thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.
* Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Nguồn lao động đông, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
- Khoa học - công nghệ phát triển, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
- Cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, công nghiệp chế biển được đẩy mạnh.
- Chính sách phát triển nông nghiệp đã thúc đẩy sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết và phát triển các chuỗi giá trị nông sản, thu hút vốn đầu tư.....
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất hàng hoá,...
Hoạt động 2. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay.
Đâu là cây lương trồng chủ yếu trong ngành nông nghiệp nước ta?
Năng suất và sản lượng lúa liên tục tăng là do đâu?
Em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
Sản phẩm dự kiến:
* Trồng trọt:
- Sự phát triển ngành trồng trọt:
+ Là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Diện tích các loại cây trồng có sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và phát huy điều kiện sản xuất.
+ Cây lương thực có hạt chiếm diện tích lớn, trong đó lúa là cây trồng chủ yếu.
- Sự phân bố:
+ Sản xuất lúa lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
+ Cây công nghiệp hàng năm được trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ,....
+ Cây công nghiệp lâu năm tập trung thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyễn, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Cây ăn quả được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.....
* Chăn nuôi:
- Sự phát triển:
+ Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là: trâu, bò, lợn, gia cầm.
+ Việc chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ cao ngày càng được chú trọng.
+ Công nghệ về giống, thức ăn, thuốc thú y, chế biến,... được đầu tư.
+ Sản lượng thịt hơi xuất chuồng, sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Sự phân bố:
+ Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Lợn được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...
+ Gia cầm được nuôi rộng khắp, trong đó Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có số lượng đàn gia cầm lớn hàng đầu cả nước.
II. Lâm nghiệp
Hoạt động 1. Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Rừng tự nhiên bao gồm những loại nào?
Rừng trồng tập trung chủ yếu ở đâu?
Chức năng của rừng trồng là gì?.
Sản phẩm dự kiến:
- Rừng tự nhiên gồm rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, ven biển Đồng bằng sông Cửu Long,... Rừng đặc dụng tập trung nhiều ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và trên các đảo.
- Rừng trồng phân bố nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Rừng trồng chủ yếu là rừng sản xuất, có khả năng khai thác gỗ làm nguyên liệu cho các ngành kinh tế và xuất khẩu.
Hoạt động 2. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
GV yêu cầu học sinh trao đổi trả lời:
Em hãy trình bày sự phát triển và phân bố lâm nghiệp ở nước ta.
Em hãy trình bày các hoạt động khai thác rừng ở nước ta.
Em hãy cho biết đâu là các vùng có sản lượng khai thác gỗ của nước ta.
Diện tích rừng trồng mới trung bình hằng năm đều tăng là do?
Sản phẩm dự kiến:
- Sự phát triển:
+ Hoạt động khai thác rừng đóng góp phần lớn cho giá trị sản xuất lâm nghiệp.
+ Các vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn là: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Rừng trồng ở nước ta chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa,...
+ Diện tích rừng trồng mới trung bình hằng năm đều tăng nhờ đầy mạnh công tác trồng rừng.
- Sự phân bố: Các vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
III. Thủy sản
Hoạt động 1. Đặc điểm phân bố nguồn lợi thủy sản
HS trao đổi trả lời câu hỏi:
Em hãy trình bày đặc điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta.
Kể tên các ngư trường trọng điểm ở nước ta.
Nước ta có những thế mạnh nào để nuôi trồng thuỷ sản?
Sản phẩm dự kiến:
- Nguồn lợi thuỷ sản nước ta phong phú.
- Vùng biển Việt Nam có các ngư trường trọng điểm là: Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang và ngư - trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều ao, hồ,... thuận lợi để nuôi thuỷ sản nước ngọt.
Hoạt động 2. Sự phát triển và phân bố thủy sản
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
- Em hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản ở nước ta hiện nay.
- Sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2010 – 2021 thay đổi như thế nào?
- Nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển theo hướng nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Sự phát triển:
+ Giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 tăng trung bình là 6,6%/năm.
+ Cơ cấu sản lượng thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng sản lượng nuôi trồng, giảm tỉ trọng sản lượng khai thác.
- Sự phân bố:
+ Khai thác hải sản xa bờ ngày càng được đẩy mạnh.
+ Các tỉnh có sản lượng khai thác cá biển lớn là: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định,...
+ Nuôi trồng thuỷ sản với các sản phẩm đa dạng.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn ở nước ta.
VI. Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh
HS trao đổi trả lời câu hỏi:
Nông nghiệp xanh là gì?
Em hãy nêu ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh đối với nước ta.
Sản phẩm dự kiến:
- Phát triển nông nghiệp xanh đang được đẩy mạnh và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững ở nước ta.
- Phát triển nông nghiệp xanh nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng, phát triển công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, giảm phát thải và sử dụng hoá chất; bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp; đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường; góp phần phát triển kinh tế xanh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Ở vùng trung du và miền núi nước ta có thế mạnh phát triển hoạt động nông nghiệp nào sau đây?
A. Cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
B. Cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.
C. Cây hàng năm và chăn nuôi gia súc lớn.
D. Cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.
Câu 2: Điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. Khí hậu phân hóa đa dạng.
D. Tài nguyên đất đai đa dạng.
Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm về địa hình và đất ở nước ta?
A. Có 3/4 là diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.
B. Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit.
C. Có ba châu thổ lớn.
D. Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa.
Câu 4: Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là:
A. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
B. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
D. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy cho biết việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện nào?
Câu 2: Thu thập một số thông tin, hình ảnh về một sản phẩm nông nghiệp ở nước ta.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 9 cánh diều